Sức đề kháng của cầu trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 26 - 29)

Sức đề kháng của cầu trùng là khả năng chống lại các tác nhân bên ngoài tác động đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cầu trùng. Các yếu tố ngoài môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, các chất hóa học,… nói chung đều tác động vào Oocyst, điều này có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu dịch tễ học bệnh cầu trùng và phương pháp phòng chống bệnh cầu trùng trong chăn nuôi.

* Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý

+ Nhiệt độ: Môi trường ẩm ướt và nhiệt độ ôn hòa là điều kiện thuận lợi nhất cho cầu trùng phát triển. Nhiệt độ 200C - 230C chỉ mất 16 - 18 giờ để cầu trùng phát triển thành bào tử con.

Lê Văn Năm (2006) [20] cho biết nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển bào tử nang ngoài cơ thể là 15 - 350C. Lạnh -150C và nóng trên 400C bào tử nang sẽ chết.

So sánh khả năng chịu đựng của Oosyst trước và sau khi sinh bào tử, Glullough N. (1952) cho thấy ở nhiệt độ cao chúng đều bị tiêu diệt, ở nhiệt độ 400C sau 96 giờ, 450C sau 3 giờ và 500C sau 30 phút. Khi nhiệt độ tương đối thấp (120C - 200C ) Oocyst đã sinh bào tử tồn tại được 14 ngày, nhưng với

Oocyst chưa sinh bào tử chỉ chịu được không quá 56 giờ.

Long P.L và cs (1979)[50] cho rằng Oocyst có thể tồn tại qua mùa đông giá lạnh, nhưng không chịu được nhiệt độ cao.

Trong điều kiện nước nóng 800C, Oocyst chết ngay tức khắc (Onop E.M, 1962) [53].

+ Ẩm độ: Ẩm độ có vai trò quan trọng trong giai đoạn cầu trùng sinh sản bào tử ngoài môi trường và ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của Oocyst

cầu trùng.

Theo Ellis C.C (1986)[43] ở nhiệt độ không thay đổi Oocyst sẽ bị chết khi ẩm độ giảm. Nhiệt độ từ 180C - 400C, ẩm độ 21% - 30% thì chúng dễ bị chết sau 4 - 5 ngày.

Goodrich H.P (1994) [46] đã đưa ra kết luận lớp vỏ ngoài đã giữ cho

Oocyst không bị thấm chất lỏng, nhưng nó lại dễ nứt trong điều kiện khô hạn.

+ Các tia tử ngoại:

Theo Warner D.E (1933) Oocyst tồn tại 18 tuần trong đất râm mát một phần, 21 tuần trong đất râm mát hoàn toàn.

Ánh nắng chiếu trực tiếp tác động gây hại đến Oocyst, nhưng cỏ dại đã bảo vệ chúng tránh tia X (Long P.L và cs. 1979)[50].

Theo kết quả nghiên cứu của Fish (1932) ở phòng thí nghiệm các

Oocyst bị tiêu diệt khi chiếu tia tử ngoại ở cường độ vừa phải.

Phạm Văn Chức và cs (1989) cho rằng Oocyst khi bị xử lý bức xạ ở mức 20 - 35 Krad cho giá trị bảo hộ tốt nhất (100%), dưới 10 Krad (80%), nhưng nếu liều quá thấp hoặc quá cao thì không có hiệu quả phòng bệnh.

Oocyst chưa sinh bào tử ít mẫn cảm đối với tia X hơn Oocyst đã sinh bào tử

tới 15 lần.

* Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học

Sự chịu đựng đặc biệt với môi trường biến đổi do có sức đề kháng với một số chất tẩy trùng là yếu tố quan trọng để duy trì sự tồn tại và lây truyền của cầu trùng. Oocyst cầu trùng có sức đề kháng cao với các loại hóa chất và thuốc sát trùng thông thường.

Perard (1925) cho biết Oocyst có thể sinh bào tử sau nhiều ngày tiếp xúc với dung dịch sát trùng như KMnO4 0,1%, Formol 5%, H2SO4 và HCL

Tuy vậy, một số chất lại diệt được Oocyst nên đã được áp dụng để làm chất tiêu độc chuồng trại như dung dịch amoniac 10%, metyl bromid. William R.B (1977) đã nghiên cứu tác dụng của dung dịch amoniac 10% trong 12 giờ liên tục có thể làm cho 100% Oocyst không sinh được bào tử và có thể dùng tiêu độc tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w