Bệnh tích của thỏ mắc bệnh cầu trùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 100 - 104)

Mổ khám đại thể là phương pháp chủ yếu và thường xuyên của giải phẫu bệnh thú y. Qua mổ khám xác chết hoặc con vật sống nghi mắc bệnh từ đó phát hiện ra những biến đổi bất thường ở các cơ quan phủ tạng để tìm nguyên nhân gây bệnh. Những tổn thương thấy được khi mổ khám nhiều khi chỉ thể

hiện một phần hoặc một giai đoạn nào đó của quá trình bệnh chứ không bộc lộ toàn bộ tiến trình của bệnh, nên thường không đầy đủ hặc không thật điển hình cho một bẹnh nào đó. Trường hợp chẩn đoán đại thể khó khăn, cần phải có sự chẩn đoán hỗ trợ của tổ chức học (Cao Xuân Ngọc 1977) [22].

Dựa vào quan điểm trên, chúng tôi đã mổ khám 42 thỏ tại 3 huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang để xác định bệnh tích đại thể và vi thể ở một số cơ quan bộ phận của thỏ do cầu trùng gây ra.

3.3.2.1. Bệnh tích đại thể của thỏ mắc bệnh cầu trùng

Kết quả xác định bệnh tích đại thể ở đường tiêu hoá của thỏ được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13.Tỷ lệ các bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá của thỏ mắc bệnh cầu trùng Vị trí kiểm tra Số thỏ mổ khám (con) Số thỏ có bệnh tích (con) Tỷ lệ có bệnh tích (%) Thể hiện bệnh tích Tá tràng 42 21 50.00 Không tràng 42 25 59.52 Hồi tràng 42 23 54.76

Niêm mạc phù, túi tiếp giáp manh tràng có nhiều điểm

chấm trắng Manh tràng 42 36 85.71 Kết tràng 42 35 83.33 Gan, mật 42 8 19.05 Có nhiều ổ hoại tử trắng to bằng hạt đậu trên bề mặt và trong gan, mật to, bệnh nặng

Qua bảng 3.13 thấy tỷ lệ có bệnh tích ở ruột non, ruột già và ở gan có sự khác nhau rõ rệt.

Bệnh tích cầu trùng ở ruột già thấy nhiều nhất và nặng nhất, tỷ lệ bệnh tích ở manh tràng là 85,71%, ở kết tràng là 83,33%.

Bệnh tích không điển hình và ít thấy hơn ở ruột non, tỷ lệ bệnh tích ở tá tràng là 50%, không tràng 59,52% và ở hồi tràng 54,76%.

Bệnh cầu trùng gan ít thấy nhất (19,05%), nhưng có bệnh tích rất điển hình, nhất là khi bệnh ở dạng nặng.

Từ kết quả trên cho thấy bệnh tích thấy rõ ở ruột và gan không đồng đều, chúng phụ thuộc vào loài cầu trùng gây bệnh, số lượng cầu trùng và nơi khu trú của chúng, phụ thuộc vào tuổi thỏ, sức đề kháng, đồng thời phụ thuộc vào khoảng thời gian của bệnh và thể bệnh.

Theo nhận xét của Kolapxki N.A, Paskin (1980)[33] và một số tác giả khác mô tả bệnh tích của thỏ bị bệnh cầu trùng khi mổ khám các mạch máu vách ruột chứa đày máu, màng niêm mạc tác tràng và ruột già dầy lên, viêm ca ta. Biến đổi đại thể ở gan khi mắc cầu trùng thể gan rất đặc trưng, gan to hơn bình thường và thoái hoá, ống dẫn mật mở to, vách ống dầy lên. Trên bề mặt gan và ở trong nhu mô có những ổ hoại tử dạng hình tròn hay bầu dục mầu trắng xám to bằng hạt đỗ xanh, những ổ này chứa đầy những chất như kem sữa, trong ổ có chứa nhiều nang trứng E.stiedae.

Bệnh tích đại thể của những thỏ chúng tôi mổ khám cũng biểu hiện như các tác giả trên đã mô tả.

3.3.2.2.Bệnh tích vi thể của thỏ mắc bệnh cầu trùng

Để nghiên cứu bệnh tích vi thể, chúng tôi lấy mẫu các đoạn ruột và gan của thỏ mổ khám để làm tiêu bản vi thể theo quy trình tẩm đúc bằng parafin.. Đọc kết quả bằng kính hiển vi quang học với độ phóng đại 600 lần. Kết quả xác định bệnh tích vi thể được ghi ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Kết quả xác định bệnh tích vi thể của thỏ nhiễm cầu trùng. Cơ quan làm tiêu

bản Số tiêu bản nghiên cứu Số tiêu bản dƣơng tính Tỷ lệ (%) Tá tràng 20 12 60 Không tràng 20 8 40 Hồi tràng 20 14 70 Manh tràng 20 17 85 Kết tràng 20 17 85 Gan 20 16 80

Qua kết quả tại bảng 3.14 thấy:

Ở đoạn tá tràng, có 12/20 tiêu bản có bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ 60%. Ở đoạn không tràng có 8/20 tiêu bản có bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ 40%.

Ở đoạn hồi tràng có 14/20 tiêu bản có bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ 70%. Các đoạn manh tràng, kết tràng, đều có 17/20 tiêu bản có bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ 85%.

Ở gan có 16/20 tiêu bản có bệnh tích vi thể, chiếm tỷ lệ 80%.

Như vậy, bệnh tích do cầu trùng gây ra tập trung nhiều ở ruột già (tại các đoạn manh tràng và kết tràng).

Sau khi thỏ nuốt phải Oocyst cầu trùng có sức gây bệnh, dưới tác động của dịch dạ dày, dịch ruột và dịch mật, vỏ của Oocyst bị phá vỡ và giải phóng ra các thể bào tử, chúng lập tức chui vào các tế bào biểu bì ruột để ký sinh. Khi thể phân lập phát triển, chúng phá tung tế bào biểu mô nơi chúng khu trú. Quá trình sinh sản nội sinh của cầu trùng đã làm cho niêm mạc ruột bị viêm. Các tế bào viêm xuất hiện ở ổ viêm (nhất là bạch cầu đa nhân trung tính và các đại thực bào) là một đặc trưng cho sức đề kháng chính trong ổ viêm. Các tế bào này có nhiệm vụ thực bào những dị vật ở trong ổ viêm. Bạch cầu ái

toan tăng lên có vai trò quan trọng trong các phản ứng dị ứng và trong một số bệnh ký sinh trùng.

Lớp hạ niêm mạc không tràng có hiện tượng thấm nước phù, tạo thành những khoảng trống, cấu trúc tế bào lỏng lẻo. Điều này có thể được giải thích như sau: cầu trùng tiết ra độc tố hoặc một loại men tiêu hoá tế bào biểu mô, làm phân huỷ tế bào thành mạch quản. Từ đó, nước và hồng cầu thoát ra ngoài, gây ra xuất huyết và phù nề.

Ở các giai đoạn phát triển tiếp theo, cầu trùng thường tập trung thành những đám có xu hướng tích cực di chuyển sâu hơn vào lớp biểu mô và lan rộng ra, gây xuất huyết và hoại tử các tuyến, mạch máu của lớp cơ vòng bên trên màng cơ. Sự phá vỡ hàng loạt tế bào biểu mô ruột theo kiểu dây truyền, gây xuất huyết tràn lan trên bề mặt niêm mạc, biểu mô niêm mạc bong tróc thành từng mảng cùng với Oocyst cầu trùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w