- Động vật mắc bệnh: Tất cả các giống thỏ đều cảm nhiễm với bệnh cầu
trùng.
- Mùa vụ: Tuỳ theo điều kiện ẩm độ và nhiệt độ bên ngoài, thường thấy
bệnh phát vào mùa ấm và có mưa nhiều (mùa xuân hè và đầu thu). Nhưng nếu trong chuồng thỏ nhiệt độ luôn lớn hơn 100C thì bệnh thường xảy ra, tỷ lệ lên tới 55 - 75% (Nguyễn Thị Kim Lan và cs.1999) [10].
Theo Kolapxki. N. A, Paskin. P.I, (1980) [33] vào mùa đông các nang trứng của cầu trùng không qua được gia đoạn sinh bào tử và đạt tới mức gây bệnh. Chỉ có những nang trứng dính trên bầu vú thỏ mẹ là phát triển được. Cho nên vào mùa đông thỏ con nhiễm bệnh cầu trùng qua vú thỏ mẹ khi chúng bú.
-Tuổi: Theo Lê Văn Năm (2006) [20] thỏ ở mọi lứa tuổi đều bị bệnh cầu
trùng nhưng dễ bị nhất là thỏ ở lứa tuổi lúc trước và sau cai sữa,
Theo Kolapxki. N. A, Paskin. P.I, (1980) [33] bệnh cầu trùng thỏ có ở khắp nơi trên thế giới, tỷ lệ mắc 70- 100%. Ở thỏ non 8-12 ngày đã phát hiện có các nang trứng cầu trùng.
- Điều kiện vệ sinh thú y: Tình trạng vệ sinh thú y là một trong những yếu
tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhiễm cầu trùng của thỏ.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10] lồng thỏ cũng có tác dụng trong gieo truyền bệnh: ở đáy lồng thỏ luôn có noãn nang của cầu trùng. Vì thế lồng thỏ là một yếu tố quan trong trong việc gieo truyền bệnh cầu trùng.
Qua kiểm tra người ta thấy 39% số lồng thỏ bị nhiễm cầu trùng. Vì vậy, khi làm chuồng nuôi thỏ phải chú ý làm đáy chuồng dễ thoát phân.
- Các yếu tố stress: Yếu tố stress có hại như chuồng chật chội, thức ăn
kém dinh dưỡng, thiếu sữa, nhiệt độ môi trường thay đổi, thỏ con đang mắc các bệnh ký sinh trùng khác thì bệnh cầu trùng xảy ra nặng hơn. Nguyễn Quang Sức (1994) [25] đã đề cập đến sự phát triển bệnh cầu trùng cho biết trong phần lớn các trường hợp, bệnh xảy ra hay không phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, nếu điều kiện này tốt thì tỷ lệ thỏ ỉa chảy và chết thấp, ngược lại thì tỷ lệ chết hàng tháng của thỏ phổ biến từ 10 - 15%. Tác giả còn cho biết vai trò chính trong việc nổ ra bệnh cầu trùng là các yếu tố stress (nguyên nhân không đặc hiệu) làm thỏ yếu đi từ đó cầu trùng phát triển. Quá trình phát triển
gây bệnh cầu trùng được tác giả tóm tắt qua sơ đồ sau: 1.Tấn công không đặc hiệu:
- Vật lý: vận chuyển, tiếng ồn, nóng, khô, rét… - Hoá học: nhiễm NH3 , khí độc, thuốc…
- Sinh học: cai sữa, nhiễm khuẩn cao, thay đổi thức ăn…
2. Kiệt sức đề kháng của cơ thể
3. Cầu trùng phát triển gây ra bệnh cầu trùng
4. Lây lan do số lượng cầu trùng tăng lớn trở thành nhân tố gây bệnh đặc hiệu
5. Có thể phát triển các loại vi khuẩn khác như