Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 59 - 60)

- Địa điểm nghiên cứu:

Chúng tôi lựa chọn 3 huyện, thành thuộc tỉnh Bắc giang (TP. Bắc Giang, huyện Hiệp Hoà và Huyện Tân Yên) để thực hiện đề tài nghiên cứu dựa trên những cơ sở sau:

+ Theo số liệu thống kê của Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đến tháng 12 năm 2009 tổng đàn thỏ của tỉnh là 7.580 con, trong đó: Huyện Hiệp Hoà 1.305 con; Huyện Tân Yên 649 con, TP. Bắc Giang có 750 con (tổng đàn của 3 huyện, thành là 2.704/ 7580 con, chiếm tỷ lệ 35,67% tổng đàn).

+ Bắc Giang là tỉnh miền núi bao gồm các địa phương mang đặc điểm của khu vục thành phố, khu vực trung du, miền núi. Ba huyện mà chúng tôi lựa chon đã đại diện cho các khu vực sinh thái khác nhau của tỉnh Bắc Giang.

+ Qua điều tra sơ bộ chúng tôi nhận thấy người chăn nuôi chỉ dùng thuốc điều trị cho thỏ khi đã xuất hiện các triệu chứng bệnh rõ rệt mà thiếu quan tâm đến khâu phòng bệnh từ bên ngoài hoặc thậm chí không biết cách điều trị bệnh cho thỏ, từ đó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đàn thỏ.

+ Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về cầu trùng thỏ ở tỉnh Bắc Giang và các tỉnh miền núi phía Bắc. Vì vậy vấn đề phòng và điều trị bệnh cầu trùng cho thỏ chưa được quan tâm.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu:

+ Phòng chẩn đoán của Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang. + Bộ môn Ký sinh trùng - Viện Thú y Quốc gia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh cầu trùng ở đàn thỏ nuôi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 59 - 60)