Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [10] đường truyền bệnh chủ yếu qua đường tiêu hoá. Noãn nang cầu trùng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, do thỏ tiếp xúc với thức ăn, nước uống, nền lồng chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm Oocyst cầu trùng có sức gây bệnh.
Đường bài xuất mầm bệnh: Thỏ mắc bệnh bài xuất Oocyst cầu trùng qua phân ra ngoài ngoại cảnh. Oocyst được phát tán rộng rãi ở ngoài tự nhiên và quá trình sinh sản bào tử bắt đầu để tạo thành các Oosyst có khả năng gây bệnh.
*Cách lây lan mầm bệnh: Cầu trùng lây nhiễm từ thỏ bệnh sang thỏ khỏe theo 2 cách.
- Lây nhiễm trực tiếp: thỏ bệnh thải Oocyst cầu trùng qua phân, do đó
Oocyst sẽ dễ dàng được phát tán xung quanh nền lồng chuồng, máng ăn, máng
uống và dụng cụ chăn nuôi nên thỏ dễ nuốt phải Oocyst có sức gây bệnh.
- Lây nhiễm gián tiếp: dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi, giầy, dép, ủng, phương tiện vận chuyển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mang
Oocyst cầu trùng từ ngoài vào trong chuồng nuôi gia súc hoặc từ ô chuồng
này sang ô chuồng khác.
Bạch Mạnh Điều (1995)[4] đã kiểm tra 420 mẫu xe cải tiến, quang thúng thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 4,28%.
Hoàng Thạch (1999) [26] khảo sát 250 mẫu từ ủng dùng trong khu chuồng nuôi, tỷ lệ nhiễm là 5,6% và khảo sát 250 mẫu dụng cụ dọn vệ sinh chuồng nuôi, tỷ lệ nhiễm là 11,2%.
Vai trò gieo truyền bệnh cầu trùng của các động vật khác như chuột ăn thức ăn trong lồng thỏ và thường mang căn bệnh đi nơi khác. Ngoài ra ruồi cũng là môi giới truyền bệnh. Thí nghiệm cho thấy, ruồi hút chất cặn bã có cầu trùng, cầu trùng có thể sống rất lâu trong ruột ruồi. Khi ruồi chết thì cầu trùng phát triển thành noãn nang có bào tử gây cảm nhiễm được thỏ (Nguyễn
+ Vị trí gây bệnh:
Theo Kolapxki N.A. và cs (1980)[33] cầu trùng có tính chuyên biệt cao không chỉ đối với loài vật mắc bệnh, mà còn cả ở vị trí ký sinh. Mỗi loài cầu trùng thường có xu hướng ký sinh ở những vị trí nhất định trên cơ thể thỏ:
-Eimeria stiedae ký sinh chủ yếu trong các tế bào niêm mạc ống dẫn mật.
-Eimeria Perforans ký sinh chủ yếu trong các tế bào ruột non, manh tràng.
- Eimeria magna ký sinh chủ yếu trong các tế bào niêm mạc ruột non.
- Eimeria media ký sinh chủ yếu trong các tế bào ruột non, tá tràng.
- Eimeria irresidua ký sinh chủ yếu trong các tế bào ruột non.
- Eimeria exigua ký sinh chủ yếu trong các tế bào ruột non.
+ Sức gây bệnh:
Nghiên cứu về các loài cầu trùng thỏ và khả năng gây bệnh của chúng Nguyễn Quang Sức (1994) [25], Pakandl và cs (2008) [54] đã phân loại các loài cầu trùng đường ruột theo sức gây bệnh khác nhau như sau:
Sức gây bệnh Loài cầu trùng Triệu chứng
1. Không gây bệnh E.coecicola E.exigua E.Leporis Không có triệu chứng lâm sàng 2. Ít gây bệnh E.perforans E.media
Hơi sụt cân, không ỉa chảy, không chết
3. Gây bệnh trung bình E.magna E.irresidua E.piriformis
Sụt cân, ỉa chảy nhiều, ít hoặc không chết.
4. Gây bệnh nặng E.intestinalis E.flavescens
Sụt cân nặng, ỉa chảy nhiều, chết nhiều.
1.2.4.Cơ chế sinh bệnh của bệnh cầu trùng thỏ
Theo Kolapxki N.A. và cs (1980) [33] trong màng niêm mạc ruột, ký sinh trùng phát triển mạnh bằng sinh sản vô tính và làm cho hàng loạt tế bào biểu bì bị chết. Người ta xác định rằng, một con vật mắc bệnh cầu trùng thải ra môi trường bên ngoài hàng ngày từ 9 đến 980 triệu nang trứng. Điều đó có nghĩa là trong cơ thể con vật ốm, hàng ngày bị chết trên 500 triệu tế bào biểu bì ruột. Không những chỉ các tế bào trong đó cầu trùng sinh sản mạnh mẽ, mà hình như cả những tế bào bên cạnh, những mao mạch và mạch quản bị phá hủy. Sự phá hủy hàng loạt các tế bào của ký chủ làm cho tính toàn vẹn của vách ruột bị tổn thương. Những vùng ruột bị phá hủy sẽ bị vi sinh vật xâm nhập vào làm phức tạp thêm cho quá trình sinh bệnh và gây ra những ổ hủy hoại lớn cho màng niêm mạc. Vì vậy, nhiều đoạn ruột không tham gia được vào quá trình tiêu hóa. Điều đó làm cho con vật đói dai dẳng, dẫn tới sự ngưng đọng và phù nề các cơ quan và mô bào khác nhau. Quá trình bệnh thường thể hiện loãng máu, giảm bạch cầu, mạch đập chậm. Sự sinh sản mạnh mẽ của cầu trùng trong niêm mạc ruột và sự phá hủy các tế bào biểu mô ruột dẫn tới hậu quả là trên các vùng protit bị chết, hệ vi khuẩn gây mủ sẽ sinh sản. Các loại vi khuẩn này còn làm nặng thêm quá trình viêm trong ruột, gây rối loạn chức năng hấp thụ và vận động của ruột, dẫn đến con vật ỉa chảy.
Conway D.P, Mackenzie và Dayton (1999) đã kết luận rằng chính tổn thương ruột do cầu trùng gây ra đã làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của vật nuôi.
Gobzem V.P. (1972) cho thấy mất 10 - 15% nước trong cơ thể sẽ làm cho con vật chết. Tác giả cũng cho rằng, sự rối loạn trao đổi nước sẽ làm tăng độ dính của máu, làm cho tim hoạt động khó khăn hơn.
Williams. R.B. (1997) [61] cho biết quá trình gây bệnh của cầu trùng giống Eimeria như sau: ngày thứ nhất ở trong ruột, dưới tác động của dịch dạ
dày, dịch ruột và dịch mật, Oocyst bị phá vỡ và giải phóng ra bào tử cầu trùng
(Sporocyst). Chúng lập tức chui vào các tế bào biểu bì để ký sinh và hình
thành Schizont 1, giải phóng ra các Merozoit. Các Merozoit tiếp tục xâm nhập vào tế bào mới. Ngày thứ hai và ba, sau 2 hoặc 3 thế hệ Schizont 2 hoặc
Schizont 3, các Merozoit thế hệ cuối cùng sẽ phát triển biệt hóa trở thành giao
tử đực, giao tử cái trong tế bào niêm mạc ruột và tuyến. Lúc này, hiện tượng xung huyết niêm mạc ruột là biểu hiện căn bản, hiện tượng xuất huyết còn ít. Ngày thứ tư giao tử đực kết hợp với giao tử cái hình thành hợp tử, rồi trở thành Oocyst. Ngày thứ năm hàng loạt tế bào niêm mạc ruột bị phá vỡ, giải phóng Oocyst vào xoang ruột, gây hiện tượng xuất huyết lan tràn, tế bào biểu mô bong tróc, làm cho thành ruột trở nên mỏng. Đến ngày thứ 6 bắt đầu xuất hiện Oocyst thải qua phân.
Những xét nghiệm máu về hóa sinh và hình thái cho thấy khi bị bệnh cầu trùng, lượng hồng cầu và hemoglobin giảm, con vật bị thiếu máu. Ngoài ra, vào thời kỳ bệnh tiến triển cấp tính còn thấy giảm lượng đường dự trữ trong máu, giảm catalaza và lượng kiềm dự trữ. Đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh súc nhanh chóng kiệt sức và chết (Kolapxki N.A. và cs, 1980) [33].
Phạm Sỹ Lăng và cs (2006)[16] cho biết, cầu trùng trong quá trình ký sinh đã gây ra 3 tác hại cho thỏ: Chúng tiết ra enzym làm dung giải, phá hoại lớp nhung mao ruột, làm tróc lớp niêm mạc ruột, phá hoại tế bào biểu mô ống dẫn mật, túi mật và tổ chức gan; Lấy chất dinh dưỡng từ dịch ruột và gan để tồn tại và phát triển; Các tổn thương ở ruột và gan do cầu trùng là điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn E.coli và các tạp khuẩn khác, làm quá trình viêm ruột nặng hơn, thỏ gầy yếu, suy nhược và chết.