7. Kết cấu của luận văn
1.6.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
việc; Đặc điểm công việc; Đánh giá công việc; Phúc lợi. Biến phụ thuộc là sự thỏa mãn của nhân viên với tổ chức. Ở Phú Yên hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước nên việc đánh giá thực hiện theo định kỳ cũng là một nội dung quan trọng trong việc quản trị nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp này.
1.6.1 Mô hình nghiên cứu đề xuấTLương thưởng Lương thưởng
Cấp trên
Các yếu tố cá nhân - Thời gian công tác - Giới tính
- Trình độ
- Thu nhập
- Bộ phận công tác Đồng nghiệp
Đào tạo và thăng tiến
Môi trường làm việc
Sự thỏa mãn trong
công việc
` Đặc điểm công việc
Đánh giá công việc
Phúc lợi
Trên cơ sở kết quả tác động của các nhân tố thành phần tới sự thỏa mãn chung của các nghiên cứu trước, luận văn đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: nếu tổ chức chi trả lương, thưởng và có các chế độ phúc lợi tốt thì mức độ thỏa mãn của CBCNV càng cao.
H2: nếu quan hệ với cấp trên tốt thì mức độ thỏa mãn với công việc sẽ càng cao. H3: nếu quan hệ với đồng nghiệp trong công ty tốt thì mức độ thỏa mãn với công việc sẽ càng cao.
H4: nếu công ty có các chính sách đào tạo nhân viên cũng như cơ hội thăng tiến của họ cao thì nhân viên sẽ thỏa mãn cao với công việc.
H5: nếu môi trường làm việc của công ty tốt thì mức độ thỏa mãn với công việc của CBCNV sẽ càng cao.
H6: nếu nhân viên công ty cảm thấy thỏa mãn với đặc điểm công việc thì sẽ thỏa mãn với công việc.
H7: nếu việc đánh giá công việc được thực hiện đầy đủ và công bằng thì nhân viên sẽ thỏa mãn với công việc.
H8: nếu phúc lợi của tổ chức tốt thì nhân viên sẽ thỏa mãn với công việc. 1.6.2 Định nghĩa các nhân Tố
• Lương, thưởng:
Là số tiền mà cá nhân, tổ chức, khu vực, quốc gia có được từ việc làm, đầu tư, kinh doanh... Trong ngữ nghĩa của đề tài nghiên cứu này thì thu nhập là số tiền mà cá nhân có được từ việc làm công cho một doanh nghiệp, tổ chức nào đó, thu nhập này không bao gồm các khoản thu nhập khi họ làm công việc khác. Theo đó, khoản thu nhập này sẽ bao gồm các khoản lương cơ bản, các khoản trợ cấp, các loại thưởng bao gồm cả thưởng định kỳ và thưởng không định kỳ, hoa hồng và lợi ích bằng tiền khác phát sinh trực tiếp từ công việc chính hiện tại. Riêng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác mà công ty đóng cho nhân viên đã được qui vào phúc lợi công ty nên không được đưa vào nhân tố thu nhập.
• Phúc lợi:
Là những lợi ích mà một người có được từ công ty của mình ngoài khoản tiền mà người đó kiếm được. Theo Artz (2008) phúc lợi có vai trò quan trọng trong việc xác định mức thỏa mãn công việc. Theo ông, phúc lợi ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc. Thứ nhất, phúc lợi là bộ phận cấu thành nên phần thù lao mà công ty trả cho người nhân viên
mà phần thù lao này ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc. Thứ hai, phúc lợi đôi lúc có tác dụng thay thế tiền lương.
• Đào tạo và thăng tiến:
Đào tạo: là quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể.
Thăng tiến: là việc di chuyển lên vị trí hoặc công việc quan trọng hơn trong một công ty.
Đào tạo trong đề tài này được nhóm chung với thăng tiến do đào tạo thường nhằm mục đích cuối cùng là thăng tiến hoặc nâng cao khả năng, hiệu quả làm việc của nhân viên.
• Cấp trên: là người ở vị trí cao hơn trong một công ty hay tổ chức. Trong ngữ nghĩa của đề tài này thì cấp trên là người quản lý trực tiếp nhân viên cấp dưới. Sự thỏa mãn công việc mang lại từ những yếu tố mối quan hệ giữa cấp trên với nhân viên cấp dưới của mình bao gồm sự dễ giao tiếp với cấp trên (Ehlers, 2003), sự hỗ trợ khi cần thiết (Wesley & Muthuswamy, 2008) và sự quan tâm của cấp trên (Bellingham, 2004), sự bảo vệ nhân viên khi cần thiết (Linden & Maslyn, 1998, được trích bởi
Dionne, 2000), năng lực của cấp trên, sự tự do thực hiện công việc của cấp dưới (Weiss, 1967), sự ghi nhận những đóng góp của nhân viên, sự đối xử công bằng đối với cấp dưới (Warren, 2008).
• Đồng nghiệp: là người bạn làm việc cùng với nhau. Trong ngữ nghĩa của đề tài này thì đồng nghiệp là người cùng làm trong một doanh nghiệp, là người thường xuyên trao đổi, chia sẻ với nhau về công việc. Đối với phần lớn các công việc thì thời gian mỗi nhân viên làm việc với đồng nghiệp của mình là nhiều hơn so với thời gian làm việc với cấp trên. Do vậy, cũng như mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ của nhân viên với đồng nghiệp cũng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc. Tương tự mối quan hệ với cấp trên, nhân viên cần có được sự hỗ trợ giúp đỡ của đồng nghiệp khi cần thiết để tìm thấy sự thoải mái, thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp (Hill, 2008). Đồng thời, nhân viên phải tìm thấy đồng nghiệp của mình tận tâm với công việc để đạt được kết quả tốt nhất (Bellingham, 2004). Cuối cùng, đồng nghiệp cần phải là người đáng tin cậy (Chami & Fullenkamp 2002).
• Đặc điểm công việc: theo như mô hình đặc điểm công việc của R. Hackman và G. Oldman (1974) thì một công việc sẽ mang đến cho nhân viên sự thỏa mãn chung và
tạo được hiệu quả công việc tốt nếu thiết kế công việc đó thỏa mãn các đặc điểm sau: sử dụng các kỹ năng khác nhau, nhân viên nắm rõ công việc và công việc có tầm quan trọng nhất định với hoạt động của công ty; công việc đó cho phép nhân viên thực hiện một số quyền nhất định để hoàn tất công việc của mình và nhân viên sẽ chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình; công việc phải có cơ chế phản hồi đánh giá của cấp trên đối với những gì nhân viên đã làm để rút kinh nghiệm cho lần sau. Ngoài ra, để có được sự thỏa mãn người nhân viên rất cần được làm công việc phù hợp với năng lực của họ (Weiss, 1967; Bellingham, 2004)
• Môi trường làm việc: là tình trạng của nơi mà người lao động làm việc. Điều kiện làm việc là các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiện lợi của người lao động khi làm việc, bao gồm thời gian làm việc phù hợp (Skalli và đồng nghiệp 2007), sự an toàn thoải mái ở nơi làm việc (Durst, 1997), được trang thiết bị cần thiết cho công việc (Bellingham, 2004) và thời gian bỏ ra cho việc đi lại từ nhà đến công ty (Isacsson, 2008).
• Đánh giá công việc: Đánh giá thực hiện công việc là một quá trình liên tục và kết quả là một tài liệu xác nhận quá trình thực hiện công việc chính thức của nhân viên trong kỳ đánh giá. Đánh giá thực hiện công việc là một bước trong chiến lược chung nhằm nâng cao khả năng và hiệu quả hoạt động của cả Công ty.
Tóm TắT Chương 1
Chương 1 đã trình bày một số định nghĩa về sự thỏa mãn trong công việc và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc; một số nghiên cứu trước đây của các tác giả nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết của mô hình nghiên cứu.
Từ các lý thuyết về sự thỏa mãn công việc, các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn công việc mô hình hồi quy tuyến tính ban đầu đã được xây dựng với biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc của nhân viên của công ty cổ phần Pygemaco còn các biến độc lập lần lượt là lương thưởng và phúc lợi, đào tạo thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, môi trường làm việc, đánh giá công việc và triển vọng phát triển của công ty.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Giới Thiệu về công Ty cổ phần Pygemaco
2.1.1 Quá Trình hình Thành và pháT Triển
Công ty được thành lập 14/10/1981, tên gọi ban đầu là Công ty Cung ứng vật tư thị xã Tuy Hòa. Đến ngày 2/12/1992 Công ty được thành lập lại doanh nghiệp nhà nước Công ty Vật tư tổng hợp Phú Yên theo Nghị định 338/HĐBT. Từ ngày
03/4/2007 Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Vật tư tổng hợp Phú Yên. Từ ngày 21/12/2009 chuyển thành Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp Phú Yên. Tên giao dịch viết tắt là PYGEMACO.
Công ty có quá trình thành lập và phát triển đến nay gần 30 năm. Là một doanh nghiệp ở một tỉnh nhỏ miền Trung, cơ sở vật chất còn khiêm tốn nhưng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ổn định và bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, hàng năm đóng góp đáng kể vào ngân sách của Tỉnh, tạo công việc làm ổn định cho hàng vạn lao động, trong đó có 90% là lao động nữ. Công ty nguyên là một doanh nghiệp nhà nước có truyền thống lao động sản xuất kinh doanh giỏi, quản lý kinh tế tốt đã lập được nhiều thành tích xuất sắc. Trong các năm 2007, 2008, 2009, Công ty được xếp vào thứ hạng từ 100 đến 200 trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo Điện tử Vietnamnet công bố hàng năm. Năm 2010 được xếp hạng thứ 343.
Trong quá trình xây dựng và phát triển gần 30 năm qua, Công ty cổ phần Vật tư tổng hợp Phú Yên đã đạt được những thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Phú Yên, của ngành Điều Việt Nam và ngành Công Thương Việt Nam; có nhiều thành tựu trong phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất; luôn quan tâm bồi dưỡng, đào tạo trình độ về mọi mặt nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên và người lao động.
2.1.2 Cơ cấu Tổ chức và hoạT động
Công ty có 3 phòng chức năng là Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kế toán - Tài vụ, Phòng Kinh doanh (bao gồm 10 cửa hàng xăng dầu) và các đơn vị trực thuộc sau đây:
+ Xí nghiệp Chế biến nông sản xuất khẩu chuyên sản xuất nhân điều xuất khẩu, với 35 phân xưởng sản xuất và 40 điểm giao nhận hàng gia công nằm ở nhiều địa phương trong tỉnh.
+ Tổng kho Xăng dầu Vũng Rô ở thôn Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, có sức chứa 15 triệu lít xăng dầu.
+ Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện các nhiệm vụ xuất nhập khẩu các loại hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổng số nhân viên: trên 2.000 người, trong đó trình độ đại học có 79 người, trình độ cao đẳng – trung cấp có 117 người, công nhân kỹ thuật có 116 người, còn lại là lao động phổ thông (công nhân cắt tách hạt điều, bóc vỏ lụa, phân loại nhân điều…).
Công ty đang hoạt động trên 2 lĩnh vực chính:
- Bán buôn, bán lẻ xăng dầu: Phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất ở địa phương. - Sản xuất, chế biến nhân điều xuất khẩu: Tạo ra sản phẩm “Điều nhân xuất khẩu” mang thương hiệu PYGEMACO tham gia thị trường quốc tế, thu ngoại tệ mạnh, đóng góp vào ngân sách của Tỉnh, tạo được công việc làm ổn định cho người lao động, góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh nhà.
Về bán lẻ xăng dầu, Công ty hiện có 10 cửa hàng xăng dầu tương đối rộng lớn, khang trang, ở những vị trí hết sức thuận lợi cùng với một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Lực lượng bán hàng được đào tạo nghiệp vụ, rèn luyện tính trách nhiệm, trung thực, luôn đặt tiêu chí phục vụ “chu đáo, ân cần, niềm nở” lên hàng đầu, làm cho khách hàng tin tưởng và có thiện cảm nên đã đến với các cửa hàng của Công ty ngày một đông thêm. Với phương thức mua bán và giao nhận linh hoạt, hợp lý, hệ thống các đại lý và hộ công nghiệp tiêu thụ xăng dầu của Công ty luôn được phát triển và sàng lọc trong nhiều năm. Phần lớn những doanh nghiệp đang quan hệ với Công ty là những khách hàng đáng tin cậy, nhờ vậy đã hạn chế thấp nhất khả năng rủi ro trong bán buôn xăng dầu.
Về sản xuất và chế biến nhân hạt điều xuất khẩu: công ty là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nhân hạt điều xuất khẩu. Đến nay, công ty có 35 phân xưởng sản xuất, chế biến nhân hạt điều ở trên hầu khắp các khu vực đông dân cư trong tỉnh. Để đảm bảo sản xuất liên tục, hằng năm ngoài nguồn nguyên liệu thu mua trong nước, công ty còn phải nhập khẩu một số lượng đáng kể nguyên liệu từ Indonesia, Cambodia và các nước Tây Phi. Với uy tín và thương hiệu
đã được khẳng định, sản phẩm nhân hạt điều của công ty đã góp mặt ở cả thị trường 5 châu lục, trong đó có cả các thị trường vốn dĩ vấp phải nhiều rào cản về thương mại và thanh toán như Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây.
Thực Trạng Tình hình lao động Tại công Ty
Hàng năm Công ty quản lý khoảng 2.000 lao động với tính chất công việc khác nhau, được bố trí ở nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh. Do đó việc sắp xếp, theo dõi luôn có nhiều diễn biến phức tạp. Bộ phận Tổ chức - Hành chính đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, điều động, đề bạt, sắp xếp nhân sự hợp lý; đồng thời triển khai kịp thời các chế độ quyền lợi cho người lao động như ký kết hợp đồng lao động, nâng lương, thi đua khen thưởng, các chế độ bảo hiểm làm cho người lao động yên tâm công tác.
Tuy nhiên, tình hình lao động của công ty không ổn định. Tỷ lệ nhân viên của công ty nghỉ việc hàng năm rất cao, khoảng gần 20% thể hiện qua biểu đồ sau. Điều này làm cho lãnh đạo công ty rất lo lắng và muốn tìm hiểu nguyên nhân các nhân viên này lại hay nghỉ việc như vậy. Do đó, nghiên cứu này đối với công ty là rất cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân gây nên vấn đề này.
20,6%
17,3% 18,5% 17,1%
2007 2008 2009 2010
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên
Là một doanh nghiệp có bề dày truyền thống trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và chế biến nhân hạt điều, Pygemaco được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trong số các doanh nghiệp được cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Một đặc điểm tích cực đối với công ty là đa số người lao động hiện đang làm việc tại công ty cũng là cổ đông của công ty và đã gắn bó lâu năm với công ty. Xác định con người là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp, trong chiến lược của mình Công ty luôn quan tâm xây dựng các chính sách liên quan đến phát
triển nguồn nhân lực hợp lý nhằm giữ và thu hút lao động giỏi; khai thác phát huy sức lực, trí tuệ của công nhân viên lao động; tạo một môi trường làm việc năng động; nâng cao văn hoá tổ chức; tác phong công nghiệp, từng bước xây dựng hình ảnh thương hiệu đáp ứng với năng lực cạnh tranh và tầm nhìn chiến lược của Công ty.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình nhân sự của công ty có nhiều biến động. Nhiều CB-CNV cả trực tiếp và gián tiếp liên tiếp rời bỏ công ty để đến làm việc ở các đơn vị khác. Những CB-CNV còn lại thì có tâm lý làm việc không ổn định, năng suất lao động sụt giảm và nhiều người bày tỏ ý định rời bỏ công ty để làm việc cho công ty khác. Đứng trước thực trạng trên, Ban lãnh đạo công ty rất lo lắng. Mặc