Các cơng trình nghiên cứu ở Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 27 - 29)

Khămphai Saphăngnua, “Kinh tế tri thức với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa” [132]. Bài báo đã làm rõ một số nội dung có liên quan đến vấn đề này như:

(1) Phân tích bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới về chính sách thúc đẩy kinh tế tri thức trong phát triển đất nước, đặc biệt là về vấn đề phát triển nguồn lực con người cũng như chú trọng tới việc phát triển năng lực toàn diện của con người đáp ứng yêu cầu thực tiễn; (2) Phân tích một số vấn đề nhằm giúp kinh tế tri thức phát triển trong thời đại CNH, HĐH của nước CHDCND Lào, như chú trọng tới việc quan tâm phát triển nhân tố con người, trong đó chú trọng trình độ chun mơn và đạo đức, đi kèm với đó là đổi mới chất lượng cơng

tác giáo dục và đào tạo; có chính sách đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp của Nhà nước, cũng như ở hệ thống tư nhân; chính sách phát triển nguồn lực thúc đẩy kinh tế tri thức cần coi trọng yếu tố đạo đức, tri thức, năng lực, sức khỏe và nâng cao trình độ dân trí.

Somchit Sucsavat, “Kinh tế lao động” [140]. Cuốn sách đã: (1) Làm rõ được mối quan hệ giữa kinh tế với lao động, đặc biệt là đối với nền kinh tế hiện nay của nước CHDCND Lào; (2) Chứng minh nguồn lực lao động là tài nguyên quan trọng nhất của CHDCND Lào và cũng là là tài nguyên mà đất nước có thể cải biến theo đặc điểm của yếu tố sản xuất trong mỗi giai đoạn phát triển đất nước; (3) Phân tích trong q trình phát triển kinh tế thì lực lượng lao động lành nghề là nhân tố tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào, tạo ra nguồn thu nhập cho toàn xã hội và cho mỗi cá nhân con người; (4) Làm rõ yêu cầu trong giai đoạn hiện nay cần coi trọng nâng cao chất lượng lực lượng lao động trong nước, phát triển nghề nghiệp và thúc đẩy các biện pháp tìm kiếm việc làm cho người lao động cùng với việc phát huy vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh lao động và thị trường lao động.

Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào, “Tổng kết 25 năm đổi mới của nước

CHDCND Lào (1986-2010)” [145]. Cuốn sách bao gồm 3 chương, làm rõ những

vấn đề có liên quan đến q trình đổi mới ở nước CHDCND Lào như: (1) Tình hình trước đổi mới từ 1975-1986 về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phịng và các vấn đề đặt ra trong giai đoạn này; (2) Đánh giá tình hình đổi mới trong thời gian 25 năm qua, trong đó có nội dung liên quan đến phát triển kinh tế và nhân tố con người trong quá trình đổi mới nhằm thúc đẩy phát triển đất nước về mọi mặt; (3) Thúc đẩy đổi mới toàn diện sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào đối với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay và nêu rõ muốn làm được điều đó Đảng cần coi trọng công tác giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chương Sổm Bun Khẳn, “Những vấn đề kinh tế về sự phát triển ở CHDCND

Lào” [126]. Cuốn sách đã phân tích và làm rõ một số vấn đề sau đây: (1) Thực trạng

quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, du lịch dịch vụ tại nước CHDCND Lào, cũng như các yếu tố tác động đến q trình phát triển này; (2) Phân tích các ưu điểm, nhược điểm của đội ngũ người lao động của nước CHDCND Lào như số lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, có kỷ luật, đáp ứng được u cầu về trình độ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cuốn sách cũng chỉ ra nguồn lực lao động hiện nay của nước

CHDCND Lào có những hạn chế nhất định, như vẫn cịn khá nhiều người lao động có trình độ tay nghề thấp, chưa chịu khó phấn đấu trong lao động và học tập tiếp thu kiến thức mới.

Som Phanh Chanthavong, “Du lịch có vai trò quan trọng trong sự phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước” [141]. Trong bài viết tác giả đã làm rõ vai trò quan

trọng của du lịch đối với sự phát triển của kinh tế du lịch, như: (1) Du lịch là nguồn thu ngoại tệ cho đất nước nhờ các hoạt động kinh tế du lịch phát triển, nhờ sự phát triển của các lĩnh vực có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến lĩnh vực du lịch như kinh doanh, giao thông, hướng dẫn du lịch, dịch vụ ăn uống, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ, viễn thơng; (2) Du lịch nói chung cũng như phát triển kinh tế du lịch nói riêng có thể khuyến khích việc bảo vệ vững chắc các di sản văn hóa đặc sắc của đất nước cũng như của các dân tộc, nhờ vậy tăng cường nhận thức của mỗi người dân trong việc giữ gìn di sản văn hóa và góp phần phát triển du lịch; (3) Tăng cường phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nông thôn ở các địa phương, đặc biệt là các địa phương có nhiều tiềm năng du lịch. Ngồi ra, phát huy nhân tố con người cịn góp phần cho việc tăng cường đầu tư xây dựng, các hoạt động dịch vụ tại chỗ cũng như thúc đẩy sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch; (4) Du lịch cịn tạo việc làm ổn định và giảm nghèo cho người dân đồng thời giúp xây dựng hình ảnh đất nước đối với người dân trong khu vực và trên thế giới; (5) Du lịch cịn đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững các tài nguyên du lịch, tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch; (6) Phát triển kinh tế du lịch là một hình thức nhằm thu hút đầu tư từ các nước trên thế giới để thúc đẩy nền kinh tế nói chung cũng như kinh tế du lịch nói riêng ngày càng phát triển nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w