Hạn chế về đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 107 - 108)

liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà

3.3.1.1. Hạn chế về đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào những năm qua vẫn còn một số hạn chế nhất định thể hiện qua những nội dung sau:

Một là, về đào tạo nhân tố con người phục vụ phát triển kinh tế du lịch ở

CHDCND Lào

Những năm qua phương pháp đào tạo, giảng dạy trong những cơ sở đào tạo trên cả nước vẫn còn chưa bắt kịp với thế giới, do vậy kỹ năng và trình độ của sinh viên khi tốt nghiệp chưa đạt chuẩn, thể hiện rõ qua trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm nhất là kỹ năng giao tiếp vẫn còn chưa đạt chuẩn theo quy định của các nước cũng như các tổ chức du lịch quốc tế đòi hỏi. Bên cạnh đó, cũng cịn tồn tại khoảng cách lớn giữa cung và cầu trong đào tạo nhân tố con người phục vụ cho ngành kinh tế du lịch, công tác đào tạo chưa chuyên nghiệp, chất lượng chưa cao, nhất là trong bối cảnh yêu cầu tăng trưởng, cạnh tranh tại khu vực và quốc tế trên lĩnh vực du lịch ngày càng gia tăng nhanh chóng. Vấn đề hướng nghiệp và cơ cấu đào tạo ở Lào còn nhiều điểm bất cập so với các nước, hệ thống giáo dục của Lào phát triển chậm, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ngoài ra, trong thời gian qua việc đào tạo hướng dẫn viên du lịch quốc gia đã được thực hiện với nhiều khóa, tuy nhiên thời gian cũng như nội dung chưa được

chú trọng để giúp cho các hướng dẫn viên có được kiến thức chuyên sâu, bài bản hơn về văn hóa, lịch sử cũng như con người Lào, do vậy việc hướng dẫn, thuyết minh phục vụ du khách còn chưa hiệu quả. Đồng thời, sự phân bố lao động giữa các lĩnh vực, vùng miền cũng chưa phù hợp; số lao động tại các doanh nghiệp cần có chun mơn, kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu, số lao động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa; đặc biệt các vùng du lịch mới thiếu nhân lực đã qua đào tạo. Không chỉ vậy, đào tạo cán bộ cán bộ trong lĩnh vực du lịch tại các địa phương cũng chưa thật sự được coi trọng cho phù hợp với nhu cầu của công tác quản lý, với sự phát triển của xã hội, nhất là thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cơng tác quản lý lao động trong và ngồi nước thiếu chặt chẽ.

Hai là, về bồi dưỡng nhân tố con người phục vụ phát triển kinh tế du lịch ở

CHDCND Lào

Giai đoạn vừa qua công tác bồi dưỡng người lao động trong các lĩnh vực, bồi dưỡng nguồn lực cho các doanh nghiệp, hiệp hội du lịch tỉnh chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn, nội dung chương trình, thời gian cũng như các đối tượng tham gia bồi dưỡng còn chưa thực sự chủ động, tích cực trong q trình bồi dưỡng, do vậy những tác động tích cực cịn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên du lịch cũng chưa giúp cho các giảng viên có sự thay đổi lớn về kiến thức, phương pháp cũng như kinh nghiệm thực tiễn để qua đó giúp họ nâng cao khả năng truyền thụ kiến thức cho người học tại các trường đại học, các trường nghề.

Ngoài ra, việc bồi dưỡng nhân sự ngành du lịch cũng như bồi dưỡng cán bộ quản lý du lịch tuy đã được thực hiện nhưng chủ yếu tập trung phục vụ du lịch ở cấp trung ương, và các điểm du lịch nổi tiến ở một số địa phương, nhiều địa phương khác có tiềm năng du lịch chưa được khai thác, chưa được quan tâm đúng mức. Do đó chưa tác động nhiều để giúp công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực nói riêng cũng như phát triển kinh tế du lịch tại các địa phương đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w