liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà
4.2.1. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch
triển kinh tế du lịch
Thực tiễn đã chứng minh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến phát triển kinh tế du lịch. Do vậy, những năm tới đòi hỏi cần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này trong thực tiễn. Trong đó cần tập trung vào những yêu cầu sau:
Thứ nhất, về công tác đào tạo người lao động tham gia vào lĩnh vực kinh tế
du lịch
Những nội dung trong Kế hoạch Phát triển Nguồn Nhân lực đến năm 2025 cho thấy nước CHDCND Lào đã có định hướng rõ hơn và sẽ tiếp tục phát triển nguồn nhân lực theo cách phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với xu hướng tồn cầu hóa, cho phép ngành giáo dục thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, để qua đó giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên trở thành nguồn nhân lực có chất lượng, trình độ, kỹ năng trong tương lai ở tất cả các ngành nghề nói chung cũng như là ngành kinh tế du lịch nói riêng. Điều này địi hỏi cơng tác đào tạo người lao động tham gia vào lĩnh vực kinh tế du lịch những năm tới cần được coi trọng hơn.
Để xây dựng được nền tảng vững chắc cho ngành kinh tế du lịch đòi hỏi nước CHDCND Lào cần phải thực hiện tốt hơn việc truyền thông, định hướng cũng như tổ chức các hoạt động dạy học kết hợp với dạy nghề về du lịch tại các trường trung học để giúp cho các học sinh cuối cấp có thể nhận thức cũng như định hướng được con đường mà mình sẽ lựa chọn theo đuổi, dấn thân trong sự nghiệp của mình. Khi cơng tác này được thực hiện tốt, các em học sinh sẽ có nhận thức rõ hơn và sẽ quyết định đi theo con đường học nghề để có thể được đào tạo trực tiếp, được làm việc thực tiễn, các em sẽ không cố chạy theo xu hướng thi vào các bậc học cao hơn mà bản thân các em có thể khơng thích, khơng có thế mạnh và cũng như chưa chắc có thể có được cơng việc ổn định. Nhờ vậy, mới có thể thu hút được nguồn đầu vào dồi dào cho công tác đào tạo nghề liên quan đến ngành kinh tế du lịch ở các trường nghề, học viện trong cả nước.
Ngoài ra, đối với các học viện, các trường dạy nghề tại các tỉnh thời gian tới cần cung cấp nhiều hơn, đa dạng hơn, chất lượng hơn, thiết thực hơn những khóa
đào tạo nghề trong ngành kinh tế du lịch cho người học, nhất là cho đối tượng thành niên. Bên cạnh đó, những khóa đào tạo nghề này cần có sự định hướng rõ ràng để có thể tập trung đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực phục vụ cho các loại hình phát triển kinh tế du lịch khác nhau để qua đó tăng cường hợp tác với các đơn vị phát triển kinh tế du lịch nhằm chấp nhận cho người học có thời gian thực tập dài hạn theo nhiều đợt nhằm gắn các kiến thức đã học vào thực tiễn làm việc. Có như vậy hiệu quả đào tạo nghề về kinh tế du lịch mới có thể đạt được và giúp cho người học thấy được những yêu cầu, khả năng, đòi hỏi, xu hướng, cơ hội để khơng ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, kỹ năng của bản thân để đạt được thành công.
Mặt khác, nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch có được phát huy hết khả năng hay khơng phụ thuộc khá nhiều vào nội dung chương trình giảng dạy. Do vậy, đòi hỏi thời gian tới các cơ sở đào tạo cần tiếp tục điều chỉnh chương trình giảng dạy theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như theo các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Qua đó, cần phổ biến khái quát về thực trạng du lịch, những yêu cầu đặt ra, những cơ hội, thách thức, những chiến lược trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch mà nước CHDCND Lào cần thực hiện. Đồng thời, nội dung đào tạo cũng cần hướng đến đào tạo thể lực, trí lực, tâm lực một cách đầy đủ và gắn chặt với nhau để xây dựng được đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho q trình phát triển kinh tế du lịch. Khơng những vậy, các cơ sở đào tạo cần “hợp tác với trường đại học trong nước để tăng cường quản lý và thực hiện các chương trình giáo dục đại học để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực và quốc tế” [123].
Đặc biệt, để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào, thời gian tới cần hết sức coi trọng cũng như thúc đẩy việc liên kết tiến hành đào tạo với nhiều hình thức khác nhau. Qua đó, giúp khắc phục được tính tự phát trong đào tạo nguồn lực con người bắt nguồn từ nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp phát triển du lịch và hướng đến quá trình liên kết trong quá trình đào tạo nguồn lực con người phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch giữa Nhà nước với hệ thống đào tạo cũng như với nhà sử dụng lao động. Xây dựng chương trình đào tạo chính thức, chuyên nghiệp cũng như cấp các chứng chỉ hành nghề cho người lao động.
Thứ hai, về công tác bồi dưỡng người lao động tham gia vào lĩnh vực kinh tế
Cùng với hoạt đào tạo thì cơng tác bồi dưỡng người lao động cho lĩnh vực kinh tế du lịch cũng là một trong những giải pháp có ý nghĩa then chốt để có thể phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Với nhận thức rõ ràng về mối quan hệ giữa đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch là yếu tố then chốt để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng của ngành kinh tế du lịch, đòi hỏi các cơ quan, các học viện, nhà trường, các tổ chức, pháp nhân tham gia vào ngành kinh tế du lịch cần phối hợp chặt chẽ với nhau để trang bị các kiến thức, kỹ năng cho nguồn nhân lực phục vụ kinh tế du lịch, qua đó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành du lịch.
Ngoài ra, để ngành kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào phát triển tương xứng với tiềm năng, điều kiện, địi hỏi cần phải coi trọng cơng tác bồi dưỡng để qua đó trang bị kiến thức, kỹ năng cho nguồn nhân lực để tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường du lịch đầy biến động hiện nay. Trong đó, những kiến thức bồi dưỡng cần trang bị cho những người làm kinh tế du lịch trong những năm tới bao gồm nội dung về quản lý nhà trước, quản trị doanh nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp thuyết minh, ngoại ngữ, đạo đức trong nghề du lịch nói riêng, cũng như các kỹ năng chung của tiêu chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu của từng khu vực du lịch.
Mặt khác, công tác bồi dưỡng cần tổ chức nhiều hơn các lớp bồi dưỡng ngắn hạn trong cả nước để qua đó nâng cao chất lượng hiệu quả của mục tiêu phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Trong đó, Bộ Thơng tin Văn hóa và Du lịch cần khuyến kích các tổ chức kinh doanh du lịch coi trọng việc tự tổ chức bồi dưỡng cho nguồn nhân lực của mình và khuyến khích các doanh nghiệp du lịch có các chương trình đào tạo cho đội ngũ nhân lực để qua đó tham gia vào cơng tác xã hội hóa bồi dưỡng với những cơ chế hỗ trợ đủ để các chủ thể có thể yên tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.
Đồng thời, với thế mạnh về địa hình, sự mến khách, phong cảnh gắn với thiên nhiên còn chưa bị tác động nhiều bởi con người, trong thời gian tới du lịch cộng đồng, du lịch gắn với thiên nhiên ở nước CHDCND Lào được cho là sẽ có bước phát triển nhanh chóng. Do vậy, nguồn nhân lực tham gia vào phát triển kinh tế du lịch sẽ không chỉ là những người được đào tạo bài bản mà có thể chính là những người dân trong các bản du lịch. Do đó, cơng tác bồi dưỡng cũng cần coi trọng việc bồi dưỡng về loại hình du lịch lưu trú trong các bản, an ninh an toàn du lịch, phục vụ ẩm thực truyền thống, quảng bá tiếp thị văn hóa truyền thống và quản
lý tài chính trong hoạt động du lịch. Qua các hoạt động bồi dưỡng này giúp cho những người tham gia bồi dưỡng có thể có kiến thức để đánh giá được thế mạnh cũng như triển khai các hoạt động kinh tế du lịch hiệu quả.
Thứ ba, về việc phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa đào tạo với bồi dưỡng người
lao động trong lĩnh vực kinh tế du lịch
Nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới, giai đoạn vừa qua cùng với quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, ngành kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào đã có bước tăng trưởng mạnh về quy mơ, lượng khách, thu nhập, đầu tư và tạo việc làm. Dự báo trong thập kỷ tới kinh tế du lịch nước CHDCND Lào tiếp tục tăng trưởng cao và từng bước chuyển dịch sang phát triển về chất dựa vào đầu tư chiều sâu, khai thác yếu tố con người. Để đạt được những mục tiêu này địi hỏi cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và bồi dưỡng người lao động tham gia vào lĩnh vực kinh tế du lịch từ cấp Trung ương đến địa phương, từ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đến các doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế du lịch.
Ngồi ra, q trình đào tạo sẽ đem đến cho nguồn nhân lực những kiến thức căn bản, tuy nhiên trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như những tác động từ dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19 sẽ ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào, do vậy, công tác đào tạo, và bồi dưỡng cần bổ sung cho nhau. Trong đó, nhân tố con người trong ngành kinh tế du lịch cần được đánh giá dựa trên các nghiên cứu khoa học để qua đó, cung cấp cơ sở nhằm nhìn nhận rõ hơn về việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch hiện nay, từ đó cần sửa đổi, bổ dung về nội dung, hình thức để qua đó phối kết hợp giữa đào tạo và bồi dưỡng một cách hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của ngành du lịch của nước CHDCND Lào hiện nay.
Xuất phát từ đặc thù của ngành kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, đa dạng, liên ngành, hàm chứa trong đó những yếu tố văn hóa truyền thống đặc sắc có tính liên vùng, cùng với thực trạng phát triển kinh tế du lịch những năm qua ở nước CHDCND Lào cho thấy việc phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo và bồi dưỡng sẽ ảnh hưởng đến phát triển bền vững của kinh tế du lịch. Do vậy, phối hợp chặt chẽ giữa đào tạo và bồi dưỡng để tạo ra nguồn nhân lực đủ về số lượng, vừa có tính đặc thù, vừa có tính tổng hợp để giúp cho nguồn nhân lực có được những kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức về lịch sử của các địa điểm du lịch, văn hóa của cộng
đồng dân cư trong các khu du lịch, cũng như giải quyết tốt mối quan hệ giũa phát triển kinh tế du lịch với an ninh quốc phòng, ngoại giao là hết sức quan trọng.