liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà
3.3.1.3. Hạn chế trong tạo mơi trường thích hợp cho nhân tố con người hoạt động trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
hiện nay
Tuy đã đạt những thành tựu quan trọng trong tạo mơi trường thích hợp cho nhân tố con người hoạt động trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định thể hiện qua một số điểm sau:
Thứ nhất, về môi trường cơ chế, chính sách
Những năm qua Lào vẫn đang đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn là mong muốn để thu hút nhiều khách du lịch ở lại lâu hơn, qua đó góp phần thúc đẩy các ngành dịch vụ liên quan phát triển theo. Điều này xuất phát từ những rào cản nằm trong những quy định của cơ quan du lịch, quỹ xúc tiến du lịch, chính sách thúc đẩy chênh lệch giữa du lịch tự nhiên với các loại hình du lịch khác trong thực tiễn triển khai Chiến lược xúc tiến du lịch quốc gia.
Bên cạnh đó, những thách thức đang phải đối mặt như việc thiếu ngân sách xúc tiến du lịch từ chính quyền trung ương, sự quản lý khơng rõ ràng của các cơ quan khác nhau, thiếu tham vấn thường xuyên hoặc lập kế hoạch chiến lược giữa khu vực cơng và tư nhân.
Đặc biệt, hiện tại vẫn cịn có các rào cản pháp lý bất lợi đối với việc quản lý các công ty lữ hành trong việc thu hút những nhóm khách du lịch lớn vào các địa điểm du lịch. Đây là “vấn đề cần sự ưu tiên của ngành du lịch Lào mà Chính phủ cần xem xét, để phát triển bền vững ngành du lịch và giúp tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến du lịch duy trì khả năng cạnh tranh ở cấp khu vực” [95, tr.10].
Thứ hai, về môi trường dân chủ, cơng bằng
Qua thực tiễn có thể thấy cơng bằng xã hội trong phát triển kinh tế du lịch cũng có những hạn chế, thể hiện qua sự phát triển giữa các vùng miền cịn chưa đồng bộ, chênh lệch về trình độ, về thu nhập của nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế du lịch tại các địa phương ngày càng cao. Việc phát huy môi trường dân chủ, công bằng trong phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch chưa được thực hiện có hiệu quả khi chưa thực sự giúp cho người dân tại các địa điểm du lịch, nhất là người dân tộc thiểu số tại một số địa phương có thể tiếp cận với các nguồn thơng tin, ưu tiên về chính sách hỗ trợ.
Ngồi ra, việc triển khai sự phối hợp giữa các ủy ban quốc gia, tỉnh và địa phương về phát triển nguồn nhân lực, việc trang bị các công cụ để đánh giá và giám sát các kế hoạch thực hiện hệ thống thơng tin phát triển nguồn nhân lực cịn chưa hiệu quả. Vấn đề thu thập dữ liệu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực về số lượng sinh viên đã tốt nghiệp và trình độ của mỗi người để từ đó xây dựng, điều chỉnh cơ chế, chính sách để tạo ra sự cơng bằng dân chủ về cơ hội đào tạo, bồi dưỡng, làm việc cũng còn chưa hiệu quả.
Thứ ba, về điều kiện cơ sở vật chất
Những năm qua cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người đã được coi trọng, tuy nhiên so với yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn, áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại để nâng cao hiệu quả cơng tác giáo dục hiện nay vẫn cịn nhiều vấn đề cần cải thiện hơn nữa. Ngoài ra, những năm qua vấn đề đảm bảo chỗ ở tại các ký túc xá cho sinh viên các trường đã được Quốc Hội Lào coi trọng cũng như đề xuất, tuy nhiên việc này vẫn chưa được triển khai sâu rộng ở các trường Trung ương cũng như địa phương.
Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch những năm qua cũng đã bộc lộ một số nhược điểm tại các điểm du lịch tự nhiên. Vấn đề phối hợp với đối tác nhằm cải thiện dịch vụ, cơ sở vật chất và hạ tầng ở những điểm du lịch, chất lượng khách sạn, nhà nghỉ để tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an tồn cho du khách, qua đó gây ấn tượng để thu hút họ trở lại Lào những năm qua vẫn chưa được cải thiện nhiều. Chính phủ đã cố gắng thúc đẩy khu vực tư nhân tham gia vào phát triển kết cấu hạ tầng theo mơ hình BOT nhằm huy động lượng lớn nguồn vốn đầu tư để cải thiện hệ thống giao thơng và các tiện ích khác nhằm thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế du lịch. Tuy nhiên, một số dự án xây dựng kết cấu hạ tầng ở một số địa điểm du lịch vẫn cịn có mức thu phí BOT cao, dẫn đến một số phản ứng trái chiều của người dân và các doanh nghiệp dịch vụ du lịch. Điều này có thể thấy qua ví dụ về Đường 16 thuộc tỉnh Champasak, đây là đoạn đường này được sửa chữa nâng cấp, chứ không phải làm mới nhưng lại cho thu phí đối với ơ tơ trong thời gian 45 năm như những con đường được đầu tư xây mới, do vậy người dân đã phản ứng khi bị áp dụng thu phí cầu đường đối với ơ tơ, đây là sự không công bằng.