Tiếp tục thực hiện công bằng xã hội để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 140 - 143)

liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà

4.3.3. Tiếp tục thực hiện công bằng xã hội để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch

trong phát triển kinh tế du lịch

Với thành công của công cuộc hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường, thời gian qua nước CHDCND Lào đã đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng, tuy nhiên cũng đòi hỏi cần hết sức chú trọng đến vấn đề công bằng xã hội, và trong ngành kinh tế du lịch cũng địi hỏi cần có những giải pháp cụ thể để tiếp tục thực hiện cơng bằng xã hội qua đó phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Vấn đề này yêu cầu cần thực hiện các nội dung chính như sau:

Một là, đảm bảo cơng bằng giữa các chủ thể trong xã hội trong phát triển

kinh tế du lịch.

Để đảm bảo công bằng giữa các chủ thể trong xã hội trong phát triển kinh tế du lịch, địi hỏi Nhà nước CHDCND Lào cần tạo mơi trường và điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế du lịch được phát huy năng lực, sở trường, tài năng, trí tuệ của mình cho phát triển đất nước. Ngồi ra, sự cơng bằng này còn được tạo dựng dựa trên việc xây dựng khơng khí làm việc cởi mở, dân chủ, công khai; điều kiện làm việc thuận lợi, phương tiện thông tin nhanh, kịp thời; bảo đảm cho mỗi người có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; quyền tự do sáng tạo, phát triển ý tưởng kinh doanh các sản phẩm dịch vụ du lịch và tạo điều kiện cho mỗi người phát huy hết tài năng sáng tạo của bản thân mà không gặp phải những cản trở đến từ các chủ thể khác. Có như vậy, mỗi người mới thấy được sự công bằng trong thực tế, cũng như hiểu rõ những lợi ích mà mình có được để chú trọng phấn đấu góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch ở địa phương phát triển.

Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi người, tạo điều kiện cho mỗi người phát triển toàn diện, phát huy tối đa tài năng, năng lực của cá nhân cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Đặc biệt là phát huy năng lực nhận thức (năng lực trí tuệ, tư duy, xử lý thơng tin) và hoạt động thực tiễn (năng lực sống, làm việc, ứng xử, thích nghi)

của con người. Do vậy, khi phát huy được các năng lực của nhân tố con người là phát huy được động lực phát triển của xã hội. Muốn vậy, phải đánh giá đúng năng lực của từng người. Muốn đánh giá đúng năng lực của từng người cần căn cứ vào hiệu quả, kết quả cơng việc mà người đó đảm nhiệm. Trên cơ sở đánh giá đúng năng lực của từng người mới có giải pháp phát huy đúng sở trường của họ cũng như dựa vào tính cơng bằng này để thúc đẩy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của nguồn nhân lực trong cả nước.

Hai là, chú trọng đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp trong phát triển

kinh tế du lịch.

Với sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân trong nhiều tỉnh, thành phố với quy mô khác nhau trong phát triển kinh tế du lịch, những năm qua với những điều kiện khác nhau, có khu vực thuận lợi, có khu vực cịn những khó khăn nhất định, do vậy, Chính phủ cần có giải pháp để đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp trong phát triển các ngành kinh tế du lịch. Muốn thực hiện được giải pháp này, Chính phủ cần đảm bảo sự cơng bằng trong hỗ trợ về đất, về tài chính, về cơ chế chính sách giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Ngồi ra, Chính phủ cần đẩy mạnh việc hỗ trợ vốn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dù “các doanh nghiệp này chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể cũng như kế hoạch chi tiêu tài chính vào những phần cụ thể” [76, tr.10]. Qua đó, giúp xã hội hóa phát triển kinh tế du lịch đến nhiều doanh nghiệp ở các huyện, cũng như góp phần phân phối thu nhập, phân phối lợi ích trong phát triển kinh tế du lịch đồng đều hơn.

Vấn đề môi trường kinh doanh của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế du lịch cũng cần được xem xét và đẩy nhanh hơn trong thời gian tới để đáp ứng kịp với nhu cầu xúc tiến thương mại và đầu tư, cũng như xóa bỏ gánh nặng khơng cần thiết để thu hút thêm đầu tư trong và ngồi nước. Điều này cũng địi hỏi cần phổ biến, thực hiện đúng Luật Đầu tư sửa đổi và các quy định khác, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chính phủ và khu vực tư nhân để tăng cường sự hiểu biết trong phát triển kinh tế du lịch; xây dựng lực lượng chuyên trách từ khu vực công và tư để đưa ra những lời khuyên xác đáng về phát triển kinh tế du lịch.

Bên cạnh đó, khu vực tư nhân cần đề xuất các vấn đề và giải pháp cho chính phủ dưới dạng văn bản, để chính quyền có thể xác định và giải quyết các vấn đề phát sinh trong phát triển kinh tế du lịch một cách kịp thời. Chính phủ cũng cần tập trung vào sự minh bạch, đơn giản hóa thủ tục và giảm thời gian nộp đơn xin giấy

phép đầu tư và đăng ký kinh doanh liên quan đến phát triển kinh tế du lịch để tạo điều kiện, niềm tin của các nhà đầu tư. Qua đó, tạo dựng sự cơng bằng cũng như xây dựng một môi trường thân thiện với doanh nghiệp, nhờ vậy hy vọng sẽ huy động và thu hút các khoản đầu tư trong phát triển kinh tế du lịch chất lượng, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trong nước và giảm thiểu các hạn chế [58, tr.9].

Ba là, coi trọng, đảm bảo công bằng giữa các dân tộc.

Để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào thời gian tới cũng đòi hỏi cần thực hiện giải pháp về đẩy mạnh đảm bảo cơng bằng, trong đó hướng đến việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân 50 dân tộc trong cả nước Lào, nhờ việc đảm bảo trao cơ hội công bằng cho nguồn nhân lực từ các dân tộc mà khơng có sự phân biệt giữa các dân tộc, giữa các tơn giáo. Qua đó, giúp cho mỗi người dân trong nước Lào đều có thể được trân trọng, được trao cơ hội, được đóng góp cơng sức, trí tuệ của mình để cùng đồn kết nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc, qua đó giúp ngày càng phát huy được nhân tố con người. Khi sự công bằng giữa các dân tộc được đảm bảo thì dân tộc Lào sẽ đồn kết, nhất trí tạo thành khối thống nhất có được sức mạnh để cùng nhau hồn thành tốt các mục tiêu đã đặt ra, trở thành động lực to lớn trong phát triển kinh tế du lịch.

Không những vậy, các dân tộc trong đất nước cũng cần được chia sẻ lợi ích, cơ hội, nguồn lực để có thể giữ gìn, phát triển được truyền thống văn hóa phong tục tập quán của bản thân. Việc này sẽ tác động một cách gián tiếp đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, nhất là trong bối cảnh du lịch gắn với tự nhiên đang hết sức phát triển tại các địa phương của CHDCND Lào. Khi được tiếp cận các nguồn lực một cách cơng bằng, chính các dân tộc sẽ là những người chủ động, tích cực, sáng tạo để xây dựng lên các sản phẩm du lịch, dịch vụ, mặt hàng phục vụ cho việc phát triển kinh tế du lịch ngay chính tại địa bàn sinh sống của các dân tộc. Nhờ vậy, hình thành nên được đội ngũ nguồn nhân lực tại chỗ am hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, có quyết tâm để bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc mình, cũng như mong muốn quảng bá và giúp cho mọi người trong dân tộc mình có thể thốt nghèo. Nguồn nhân lực này với việc dễ dàng tiếp cận với các thông tin trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ vừa tự học tập, tự bồi dưỡng, và tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong quá trình phát huy nhân tố con người.

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w