liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà
2.3.4. Điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa dân tộc
Q trình phát triển kinh tế nói chung cũng như kinh tế du lịch nói riêng tại nước CHDCND Lào những năm qua có sự tác động khơng nhỏ từ điều kiện tự nhiên và truyền thống văn hóa dân tộc của nước CHDCND Lào. Những ảnh hưởng từ hai vấn đề này chúng ta có thể nhận thấy qua một số điểm như:
Về vị trí địa lý: nước CHDCND Lào là một trong 3 quốc gia nằm trên bán đảo
Đông Dương và cũng là quốc gia trung tâm của Đơng Nam Á, với diện tích 236.800 km2, có cực Bắc nằm tại bản Lanetoui của tỉnh Phongsaly, cực Nam thuộc bản Beungngam của tỉnh Champasack, cực Đông Nam thuộc tại bản Namxekamane tỉnh Attapeu, cực Đông Bắc nằm tại bản Napaobannetao của tỉnh Huaphanh, cực Tây thuộc bản Khuan của tỉnh Bokeo. Đồng thời, nước CHDCND Lào cũng là quốc gia duy nhất trong khu vực không tiếp giáp biển, “có đường biên giới với 5 quốc gia đó là: Việt Nam (2337km), Thái Lan (1835km), Trung Quốc (508km), Campuchia (535km), Myanma (236km)” [75, tr.2,3]. Với điều kiện địa lý nằm ở trung tâm các quốc gia như trên, đã giúp cho nước CHDCND Lào phát triển các ngành du lịch trong nước để thu hút khách từ các nước láng giềng cũng như phát triển các ngành kinh tế phục vụ hậu cần, cầu nối để khách du lịch di chuyển giữa các quốc gia với nhau.
Về địa hình: trong các quốc gia ở khu vực Châu Á, nước CHDCND Lào là
quốc gia có địa hình đồi núi chiếm phần lớp diện tích với khoảng gần “80% trong đó có 18 ngọn núi cao trên 1000m so với mực nước biển (cao nhất là núi Phubia với 2820m). Mặt khác, nước CHDCND Lào cũng “có 13 con sông với độ dài từ 90km đến 1898km (trong đó dài nhất là sơng Mê Kơng) chảy dọc theo hướng Bắc Nam và Đông Tây của đất nước” [48, tr.245]. Đặc biệt trong đó điểm nhấn trong điều kiện tự nhiên của nước CHDCND Lào gắn chặt với sông Mê Kông đã tạo ra những điều kiện rất lớn để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước trải nghiệm các loại hình du lịch gắn với sơng Mê Kơng, nhất là dịch vụ đi tàu ngắm cảnh hai bên bờ sông những năm gần đây đã và đang rất nổi tiếng trong cộng đồng du khách phương Tây. Nhờ vậy đã tác động lớn đến quá trình phát triển các ngành kinh tế du lịch đi kèm dọc theo bờ sông đặc biệt là từ khu vực Tam giác vàng đến cố đô Luangphabang và Siphandon tại Champasack.
Về điều kiện môi trường: nước CHDCND Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa
với hai mùa chủ yếu là mùa mưa và mùa khô cùng với địa hình đồi núi, cao ngun do vậy mơi trường trong nước vô cùng trong lành. Quan trọng hơn điều này giúp cho nước CHDCND Lào có được rất nhiều cánh rừng nhiệt đới cùng với tỷ lệ che phủ rừng cao nhất ASEAN với “70% diện tích rừng, trên 16,5 triệu ha diện tích đất vào năm 2019” [121, tr.12] do đó đã tác động rất lớn đến chiến lược phát triển du lịch nói chung cũng như kinh tế du lịch nói riêng trong các địa phương của cả nước. Trong đó, đặc biệt là những loại hình du lịch sinh thái gắn với các cánh rừng
nguyên sinh ở phía Bắc của nước CHDCND Lào mà nổi bật nhất đó là Nam Kan ZoLaPa, loại hình du lịch trên cây tại BoKeo, loại hình du lịch thám hiểm các hang động tại KhamMuon, loại hình du lịch tại các thác nước trong rừng tại cao nguyên Bolaven tại miền Nam của nước CHDCND Lào cũng như loại hình du lịch gắn với sơng núi tại Văng Viêng. Yếu tố môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch trong nước; đồng thời, nó cũng ảnh hưởng k hơng nhỏ đến việc đào tạo, bồi dưỡng nói riêng cũng như phát huy nhân tố con người nói chung để đáp ứng những yêu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch.
Hai là, về truyền thống văn hóa dân tộc của nước CHDCND Lào
Văn hóa truyền thống: Trải qua quá trình hình thành và phát triển đất nước,
người dân trên cả nước Lào đã tạo dựng nên một nền văn hóa truyền thống lâu đời, phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau thể hiện đời sống và lịch sử của đất nước, đặc biệt hiện nay nó giữ một vai trị quan trọng trong q trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Những làn điệu dân ca, âm nhạc và thơ ca, trong đó có nhiều loại bài hát, điệu nhảy và âm nhạc dân gian được cơng chúng ngồi nước biết đến khá nhiều, tiêu biểu nhất là điệu múa Nam Vong. Mặt khác, trong văn hóa của mình, người dân Lào trên cả nước thường rất hào phóng và hết lịng với các thành viên gia đình, bạn bè cũng như khách quốc tế đến với đất nước. Truyền thống văn hóa đó đã thấm sâu trong tinh thần của những người làm du lịch trên cả nước, tạo ra những nét đặc trưng không thể bị pha lẫn với các quốc gia khác trong khu vực.
Văn hóa Phật giáo: nước Lào có một lịch sử lâu đời về truyền thống văn hóa,
phong tục tơn giáo và kiến trúc mang tính biểu tượng, có thể được tìm thấy trên khắp 18 tỉnh của đất nước. Hiện nay nước CHDCND Lào đã chính thức cơng nhận bốn nhóm tơn giáo đang hoạt động trên cả nước đó là Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo, và Đức tin Bahai, trong đó Phật giáo là tơn giáo có ảnh hưởng lớn nhất, đó cũng là nét đặc trưng mà du khách quốc tế có thể cảm nhận được cũng như lưu giữ những kỷ niệm khi đến nước Lào. Sự phát triển, ảnh hưởng này của Phật giáo tại Lào bắt đầu từ khi Phật giáo xuất hiện lần đầu tiên ở Lào vào thế kỷ thứ tám sau Công nguyên và đặc biệt Phật giáo phát triển trong giai đoạn sau thời kỳ Vương quốc Lane Xạng được thành lập vào thế kỷ 14, khi Vua Fa Ngum đã tuyên bố Phật giáo là quốc giáo của đất nước. Nhờ đó hiện nay Phật giáo Theravada vẫn là tơn giáo chính thức của khoảng 65% người dân nước CHDCND Lào [61]. Với những
ảnh hưởng này, văn hóa Phật giáo tiểu thừa tại nước Lào thể hiện qua kiến trúc, điêu khắc, thực tiễn thực hành đạo Phật. Trên cả nước hiện có rất nhiều ngơi chùa nổi tiếng mang đậm nét văn hóa Phật giáo và cũng là nơi lưu giữ những tư liệu lịch sử vô giá đối với người dân cũng như đất nước Lào. Trong đó, tiêu biểu như Vat Phakeo, That Luang và Vat Sisaket, Vat Ongteu, Vat Inpaeng, Vat Mixay. Đặc biệt, trong 65 dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào “hơn 400 ngôi chùa bị hư hại ở nhiều khu vực trên cả nước đã được xây dựng lại và cải tạo sau khi đất nước cũng như nhiều địa phương đã xây dựng chùa tại các cụm bản chưa có chùa” [84, tr.12].
Ngồi ra, nước CHDCND Lào hiện cũng lưu giữ được rất nhiều các lễ hội Phật giáo truyền thống mà tiêu biểu nhất là những lễ hội sau đây.
Bảng 2.2: Các lễ hội truyền thống của nước CHDCND Lào
TT Lễ hội Phật giáo truyền thống Địa điểm Thời gian
1 Bun Pha Vet Toàn quốc Tháng 2
2 Bun Pi May Lào Toàn quốc Tháng 4
3 Boun Băng Phay Một số tỉnh Tháng 5-6
4 Boun Khao Phansa Toàn quốc Tháng 7
5 Boun Hor Khaopadapdin Toàn quốc Tháng 8
6 Boun Hor Khaosalark Toàn quốc Tháng 9
7 Boun Ok Phansa Toàn quốc Tháng 10
8 That Luang Viêng Chăn Tháng 11
9 Boun Kongkhao Một số tỉnh Cuối tháng 12 hoặc
đầu tháng 1
Nguồn: [72]
Nhờ những lễ hội đặc sắc như trên nên văn hóa Phật giáo vật thể và phi vật thể đã góp phần thu hút khách du lịch nước ngồi rất lớn và do vậy, đòi hỏi nguồn nhân lực tham gia vào du lịch cũng như các hoạt động phát triển kinh tế du lịch cần coi đây là một trong những nền tảng quan trọng cũng như là những ưu thế đặc biệt để sưu tập vào các sản phẩm dịch vụ đi kèm.
Văn hóa của các dân tộc: Lào là quê hương của 50 dân tộc với 4 nhóm ngơn
ngữ chính như Lào - Tai (Lào, Phouthai, Tai, Lue, Gnouane, Young, Saek và Thai Neua), Môn-Khmer (Khmu, Pray, Singmou, Khom, Thene, Idou, Bid, Lamed, Samtao, Katang, Makong, Try, Trieng, Ta-oi, Yeh, Brao, Harak, Katou, Oi, Krieng, Yrou, Souai, Gnaheune, Lavy, Kabkae, Khmer, Toum, Ngouane, Meuang and Kri,
Bru), Tibeto-Burmese (Akha, Singsali, Lahou, Sila, Hayi, Lolo và Hor) và Hmong- Loumien (Hmông và Loumien (Yao)) [69]. Với sự đa dạng này, mỗi dân tộc trong nước đều có truyền thống văn hóa, phong tục riêng được phát huy và bảo tồn đến cho tận ngày nay. Các nền văn hóa đa dạng và đầy màu sắc của các nhóm dân tộc này là một trong những thuộc tính đặc biệt của Lào và phân biệt đất nước này với các quốc gia Asean khác. Nhất là trong suốt 65 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Đảng và Nhà nước luôn xem các hoạt động văn hóa là cơ sở để duy trì quốc gia và khuyến khích xã hội phát triển, đồng thời cũng là cơ sở phát triển và củng cố tinh thần đoàn kết, dân chủ và văn minh, cả về tinh thần và vật chất cho nhân dân các bộ tộc Lào. Điều này đã được thể hiện tại Điều 8 (sửa đổi) trong Hiến pháp Lào năm 2015 với quy định:
Nhà nước thực hiện chính sách đồn kết và cơng bằng giữa các dân tộc, tất cả các dân tộc đều có quyền giữ gìn, phát huy phong tục tập qn, văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình và của quốc gia. Cấm mọi hành động gây chia rẽ và phân biệt giữa các dân tộc. Nhà nước sử dụng mọi biện pháp để phát huy và nâng cao trình độ kinh tế xã hội của mọi dân tộc đi lên [136, tr.5].
Ngoài ra, các dân tộc thiểu số tại nước CHDCND Lào có địa bàn sinh sống tại các khu vực miền núi và gần với các con sông - đây là những nơi có khung cảnh đẹp và có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch. Với những đặc trưng này, việc phát triển kinh tế du lịch nói chung cũng như phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng chịu những tác động không nhỏ từ yếu tố này, trong đó địi hỏi cán bộ, nhân viên cũng như những người tham gia vào ngành du lịch cần hiểu rõ được những tác động này để bồi dưỡng kiến thức, thấu hiểu những đặc trưng văn hóa nhằm quảng bá cho khách du lịch nước ngoài và như phát triển các sản phẩm du lịch trong quá trình phát triển kinh tế du lịch.