liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà
3.2.2.1. Nguyên nhân của thành tựu về đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
Những thành tựu về đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:
Một là, cùng với việc thực hiện công tác đối ngoại phục vụ cho quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế thời gian qua, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào cũng đã nhận thức rõ việc phát huy nhân tố con người sẽ khơng chỉ là mục tiêu mà đó cịn là động lực trong quá trình phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào. Do vậy, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực trong ngành du lịch nói riêng. Trong đó, Đại hội IX và Đại hội X Đảng NDCM Lào quan tâm đặc biệt đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước nhằm đáp ứng trước những yêu cầu từ thực tiễn. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Lào gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội 5 năm trong từng giai đoạn, trong đó đã đưa ra những định hướng quan trọng để các lĩnh
vực du lịch - dịch vụ và các ngành kinh tế du lịch có thể dựa vào để cụ thể hóa, triển khai trong hoạt động của mình.
Hai là, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã quan tâm, chỉ
đạo sát sao về cơng tác giáo dục trong đó “Chính phủ đã ưu tiên gia tăng ngân sách phát triển nguồn nhân lực với 17% ngân sách giành cho giáo dục” [74, tr.31], để cho sinh viên tiếp cận các phương pháp, phương tiện giảng dạy gắn lý thuyết với thực tiễn; nhờ đó, nguồn nhân lực trực tiếp, gián tiếp làm việc trong ngành kinh tế du lịch đã được coi trọng trong đào tạo, bồi dưỡng trên các mặt trí lực, thể lực, tâm lực cũng như các yếu tố về phẩm chất, kỹ năng mềm, ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời, Chính phủ Lào đã coi trọng và thực hiện chiến dịch truyền thơng để khuyến khích những người trẻ tuổi vào học chuyên ngành du lịch tại các trường đại học, 25 trường dạy nghề công, cũng như các trường dạy nghề tư trong nỗ lực đáp ứng nhu cầu của thị trường nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế du lịch trong nước.
Ba là, những năm qua Bộ Giáo dục và Thể thao đã “cải thiện chất lượng
nguồn nhân lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội quốc gia và đáp ứng các tiêu chuẩn giáo dục quốc tế nhằm giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên trở thành nguồn nhân lực yêu dân tộc, khuyến khích họ cống hiến hết mình cho sự phát triển quốc gia” [62, tr.12.]. Do vậy, Bộ Giáo dục và Thể thao đã nâng cấp chất lượng giáo viên và thực hiện đánh giá năng lực kiến thức và đạo đức của giáo viên của các trường trong cả nước ở tất cả các bậc. Mặt khác, tiến hành sửa đổi chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhất là đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn liên quan đến du lịch, dịch vụ.
Bốn là, hợp tác, tài trợ từ quốc tế
Những năm qua thơng Bộ Thơng tin Văn hóa và Du lịch đã chủ động thúc đẩy hợp tác quốc tế huy động tài trợ về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực từ các nước, các tổ chức tiêu biểu như Việt Nam, Trung Quốc, Luxembourg, Thụy Sĩ, Đức, ASEAN, ILO. Đồng thời, cũng đẩy mạnh hợp tác nhằm đào tạo nguồn nhân lực, giảng viên cũng như chuyên gia trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và tầm nhìn phát triển TVET và phát triển nguồn nhân lực chung của Lào. Đặc biệt, “Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cung cấp các gói hỗ trợ tài chính cho CHDCND Lào từ năm 2002 để thúc đẩy ngành du lịch của nước Lào với số tiền hỗ trợ đạt 107,9 triệu USD, trong đó bao gồm một khoản vay trị giá 50,9 triệu USD và một khoản trợ cấp trị giá 57 triệu USD cho bốn dự án về du lịch” [64].
3.2.2.2. Nguyên nhân của thành tựu về sử dụng nhân tố con người trongphát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay