liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà
4.3.6. Giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích nhằm khai thác tối đa tính tích cực của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch
tích cực của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch
Muốn phát huy nhân tố con người để qua đó làm động lực cho q trình phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào, thời gian tới cần thực hiện giải pháp về đổi mới các quan hệ lợi ích nhằm khai thác tối đa tính tích cực của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Trong đó, chúng ta có thể thực hiện những nội dung chính như:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cá nhân về giải quyết mối quan hệ
giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
Lợi ích là một trong những nhân tố có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cũng như quá trình biến chuyển của đời sống xã hội, và cũng là yếu tố căn bản quyết định đến bản chất các mối quan hệ trong xã hội của nước CHDCND Lào hiện tại. Trải qua 34 năm đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề đổi mới các quan hệ lợi ích nhằm khai thác tối đa tính tích cực của nhân tố con người trong phát triển kinh tế nói chung và kinh tế du lịch nói riêng là điều vô cùng quan trọng. Để thực hiện được điều này nước CHDCND Lào cần hết sức coi trọng thực hiện công tác truyền thông, giáo dục cho mỗi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội để qua đó tạo được sự đồng thuận cao trong việc đảm bảo cân bằng được mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, để qua đó tạo động lực nhằm thúc đẩy sự tham gia của các chủ thể vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội, du lịch của nước CHDCND Lào trong thời gian tới.
Ngoài ra, để nâng cao nhận thức của các chủ thể trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội cũng địi hỏi cần phải nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cán bộ, đảng viên, chính quyền để qua đó giúp định hướng và giải quyết mối quan hệ này trong thực tiễn phù hợp với điều kiện cũng như mong muốn của các chủ thể. Đồng thời, cũng cần coi trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp trong cơng tác truyền thơng để qua đó nâng cao nhận thức của các cá nhân, nhất là nhận thức về các hành vi liên quan đến lợi ích kinh tế, đặc biệt là đào tạo nghề, việc làm, thu nhập cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm trong các ngành kinh tế du lịch.
Sự quan tâm đến nhận thức về lợi ích chính đáng của các chủ thể này sẽ tạo điều kiện cho cơng tác huy động sự đóng góp của các thành phần, nguồn lực kinh tế tư
nhân trong cả nước được phát huy hiệu quả. Không những vậy trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào quan hệ quốc tế thông qua các hiệp ước ở nhiều cấp độ, phạm vi, lĩnh vực hiện nay của nước CHDCND Lào thì càng cần làm cho mỗi chủ thể hiểu rõ, cũng như biến nhận thức thành hành động để không chỉ thỏa mãn lợi ích chính đáng mà họ đáng được hưởng mà cịn thúc đẩy, đảm bảo các lợi ích xã hội để tạo tiền đề cho đất nước giữ được ổn định, phát triển bền vững theo định hướng đã lựa chọn.
Thứ hai, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân, tập thể, xã
hội và đất nước.
Trong bối cảnh hiện tại ở nước CHDCND Lào, mỗi giai tầng, mỗi cá nhân, mỗi tập thể khác nhau đều có những mối quan tâm về lợi ích, có thể giống nhau cũng có thể khác nhau, nhưng đều xoay quanh lợi ích kinh tế và lợi ích tinh thần, tuy nhiên những lợi ích này cũng cần phải gắn với việc giải quyết hài hòa trong mối quan hệ với xã hội, đất nước. Động lực chính giúp nhân tố con người tích cực, chủ động, cố gắng trong việc tham gia vào các quan hệ xã hội đó chính là bắt nguồn từ lợi ích. Đây cũng chính là những nội dung mà triết học Mác đã khẳng định: “động lực sâu xa thúc đẩy con người hoạt động chính là lợi ích. Trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, “Gia đình thần thánh”, “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ lợi ích chính là sản phẩm hoạt động của con người, là sự kết tinh, đối tượng hố bản chất con người, tính người” [9, tr.36].
Do vậy, lợi ích sẽ giúp con người tích cực hoạt động hơn và việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào cũng cần giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân tập thể, xã hội và đất nước. Đồng thời, bên cạnh việc coi trọng lợi ích chính đáng trong mối quan hệ này nhưng cũng khơng tuyệt đối hóa lợi ích tập thể mà lãng quên lợi ích chính đáng của các cá nhân. Với mục tiêu phát triển kinh tế nhằm đưa đất nước thốt khỏi tình trạng kém phát triển vào những năm tới đây, từ kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới cho thấy để giúp nhân tố con người có thể phát huy hết khả năng, trí tuệ, tích cực, sáng tạo của mình trong phát triển kinh tế du lịch, địi hỏi Đảng và Nhà nước CHDCND Lào cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề giải quyết hài hịa lợi ích của các thành viên trong xã hội hiện nay. Trong đó, cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, đảm bảo khơng có người dân nào khơng được hưởng lợi ích mà q trình phát triển kinh tế - xã hội đem lại, nhất là nhân dân tại các địa phương phát triển kinh tế du lịch có thể được hưởng thụ lợi ích từ q trình này đem lại.
Thứ ba, điều chỉnh, bổ sung chính sách về sở hữu, phân phối qua đó đảm bảo
cơng bằng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội. Để giải pháp này được thực hiện tốt thì địi hỏi nước CHDCND Lào cần phải chú trọng đến việc hồn thiện cơ chế, chính sách và các bộ luật liên quan đến vấn đề sở hữu, chế độ phân phối, phát triển các thành phần kinh tế khác nhau, các loại hình doanh nghiệp phù hợp để qua đó tạo dựng được điều kiện bình đẳng trong việc tham gia vào các quan hệ xã hội nhằm đảm bảo lợi ích của các chủ thể. Ngồi ra, nó cũng sẽ đủ sức mạnh để có thể ngăn chặn các hành vi phá hoại quan hệ sở hữu, phân phối trên thị trường của một số chủ thể. Có như vậy, mới đảm bảo cho mỗi người cảm thấy lợi ích của bản thân sẽ được đảm bảo thông qua các công cụ pháp lý vững chắc và nhờ vậy mỗi người sẽ chủ động phấn đấu, sáng tạo, đóng góp cơng sức để vận dụng nó giúp thu được các lợi ích chính đáng làm giàu cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội qua các hoạt động của ngành kinh tế du lịch.
Đặc biệt, giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội sẽ không thể thực hiện được khi chưa có các giải pháp bảo đảm cơng khai, minh bạch để mỗi chủ thể, mỗi người có thể tham gia vào phát triển kinh tế du lịch. Do vậy, thời gian tới nước CHDCND Lào cần tạo dựng được niềm tin trong tồn xã hội để người dân nói chung và nhân tố con người trong ngành kinh tế du lịch có thể hiểu rõ được cơ hội, trách nhiệm của bản thân đối với xã hội để vươn lên làm giàu chính đáng. Từ đó, để các cá nhân khơng cịn tâm lý tự ti, ỷ lại trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như coi trọng hơn ý nghĩa của việc lao động và sáng tạo để tạo ra được giá trị nhiều hơn cho ngành kinh tế du lịch.