Các cơng trình nghiên cứu ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 33 - 34)

Keo Chănthavixay, “Sự di cư tự do của lực lượng lao động, ảnh hưởng và thử

thách khi gia nhập AEC” [131]. Bài viết đã làm rõ một số giải pháp có liên quan trực

tiếp đến vấn đề tập hợp, huy động và phát triển tốt nhất nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó nhấn mạnh một số vấn đề như: (1) Coi trọng việc tăng cường phát triển lực lượng lao động trẻ đảm bảo có đầy đủ các yếu tố về tri thức, năng lực, tay nghề và kỷ luật trong lao động;

(2) Khuyến khích các loại hình kinh tế phát triển đa dạng để qua đó tạo việc làm cũng như gián tiếp đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của thị trường lao động; (3) Các cơ quan nhà nước cần nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng nguồn lực lao động trong cả nước để qua đó, giúp bảo vệ lợi ích cho cả các chủ thể, pháp nhân sử dụng lao động và đặc biệt bảo vệ là chính người lao động; (4) Xây dựng hệ thống các trường đào tạo nguồn lực lao động cũng như chú trọng tới công tác thông tin tuyên truyền định hướng nghề nghiệp cho người lao động trẻ tuổi; (5) Nâng cao hiệu quả quan hệ hợp tác với nước ngoài, như tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật để nâng cao trình độ cho người lao động.

Phutsady Phanyasith, “Pháp luật về du lịch và việc thực hiện pháp luật về du lịch

nhằm điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ du lịch trên các khía cạnh đó là: (1) Tạo hành lang pháp lý cho xây dựng, phát triển kinh tế du lịch và hoạt động du lịch; xác lập các chuẩn mực, các cơ sở pháp lý điều chỉnh trực tiếp hành vi của cơ quan trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch theo một trật tự nhất định; (2) Tiến hành khảo sát đánh giá thực hiện pháp luật về du lịch ở nước CHDCND Lào, nhất là tập trung vào việc làm rõ pháp luật đã đi vào cuộc sống hay chưa, vai trò của pháp luật trong cơng tác quản lý du lịch; việc thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về quản lý, phát triển du lịch theo hướng đa dạng hóa các thành phần kinh tế.

Sysomphone Vongphachanh, “Phát huy nhân tố con người ở Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào” [36]. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy nhân tố con

người đáp ứng yêu cầu hiện nay, cụ thể là: (1) Nâng cao vị thế của người lao động trong quá trình gia tăng chất lượng, sản lượng trong quá trình làm việc; (2) Nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nhận thức chính trị, thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane và quan điểm của Đảng NDCM Lào về nhân tố con người; (3) Giáo dục tinh thần yêu nước, nâng cao ý thức tự lực tự cường của dân tộc, trách nhiệm của công dân gắn liền với việc giảm dần sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng lãnh thổ và (4) Tập trung đổi mới công tác giáo dục, đào tạo và đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng chống lại các khuynh hướng trái chiều.

Sysomphone Vongphachanh, “Phát huy nhân tố con người trong phát triển

kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [38]. Luận án đã đề

xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế xã hội ở CHDCND Lào trong thời gian tới, như: (1) Nhóm giải pháp về tăng cường sử dụng hợp lý, hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội nhất là đối với nguồn nhân lực có trình độ và năng lực trong những ngành trọng điểm của nước CHDCND Lào; (2) Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả cơng tác đào tạo, bồi dưỡng con người nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và (3) Nhóm giải pháp về gia tăng động lực, tích chủ động của mỗi chủ thể nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án KHAMPHETH SENGSOULATTANA (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w