liên quan đến sự di chuyển ngoài nơi cư trú của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, tìm hiểu giá trị vật thể, phi vật thể, tà
4.4.1. Tuyển chọn con người trong phát triển kinh tế du lịch
Những năm tới việc tuyển chọn con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào. Cụ thể điều này bao hàm những nội dung sau:
Một là, xây dựng các báo cáo về nhu cầu nhân lực trong ngành kinh tế du
lịch trong các địa phương.
Để giúp cho công tác tuyển chọn con người trong phát triển kinh tế du lịch thời gian tới của nước CHDCND Lào đạt được hiệu quả đòi hỏi 18 tỉnh thành phố
trên cả 3 miền cần phải có các báo cáo dự báo hàng năm dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá từ các nhà nghiên cứu về mức độ tăng trưởng của các ngành kinh tế du lịch, các loại hình dịch vụ du lịch, cũng như dự báo nguồn nhân lực cần cho lĩnh vực kinh tế du lịch, đưa ra dự báo chi tiết về cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp, cơ cấu lao động phổ thông, lao động chất lượng cao trong ngành kinh tế du lịch trong 5 năm tới, gắn với Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm của cả nước. Trên cơ sở đó, sẽ giúp cho các cơ sở đảm nhiệm chức năng đào tạo, bồi dưỡng có thể tổ chức các hoạt động truyền thơng để có thể tuyển chọn nguồn nhân lực đủ và ngày càng phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 của nước CHDCND Lào, cũng như của những địa phương trong cả nước.
Hai là, xây dựng thêm các cơ sở đào tạo để tuyển chọn nguồn nhân lực cho
ngành kinh tế du lịch.
Trong thời gian tới ngành kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào sẽ tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, do vậy việc tuyển chọn con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng cần được gắn chặt với công tác quy hoạch ở một số trường đại học trên cả nước để xây dựng các khoa du lịch có chương trình đào tạo ngày càng bám sát nhu cầu thực tiễn, nhất là nhu cầu của sự phát triển kinh tế du lịch trong nước và trên thế giới thời gian tới. Đặc biệt, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng này cần phải luôn coi trọng việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo lý thuyết cũng như thực hành dựa trên nhu cầu thực tiễn của sự phát triển kinh tế du lịch. Từ đó, giúp cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng này xây dựng được danh tiếng để có thể thu hút, tuyển chọn được nguồn đầu vào tốt hơn cả về ngoại hình, kiến thức, kỹ năng, trình độ trong những năm tới đây.
Ba là, coi trọng công tác tuyển chọn đối với các cán bộ, nhân viên trong
ngành du lịch.
Để có thể giúp cho kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào phát triển như mong muốn thì thời gian tới địi hỏi cơng tác tuyển chọn con người trong phát triển kinh tế du lịch cần được tính đến một cách kỹ lưỡng. Muốn làm tốt điều này thì nước CHDCND Lào cần lựa chọn được những cán bộ quản lý du lịch có đức, có tài để đáp ứng, thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra. Do đó, bắt đầu từ khâu tuyển chọn địi hỏi cần phải tiến hành một cách thực sự nghiêm túc, công bằng, khách quan, dân chủ trong việc đánh giá, thẩm định thơng qua các hình thức thi tuyển. Qua đó, giúp cho nguồn nhân lực đáp ứng tốt những yêu cầu đòi hỏi trong ngành nghề, không bị
“chảy máu chất xám” sang các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngồi, và sẽ đóng góp cơng sức để thúc đẩy ngành kinh tế du lịch của đất nước phát triển.
Bốn là, chú trọng việc “kết nối 3 nhà - Nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà
trường” trong công tác tuyển chọn
Để công tác tuyển chọn con người trong phát triển kinh tế du lịch giai đoạn tới có hiệu quả địi hỏi cần phải thực hiện giải pháp nhằm “kết nối 3 nhà - Nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà trường”. Cụ thể là Nhà nước - cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện về cơ chế, chính sách ưu đãi về cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp tự tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành kinh tế du lịch. Cùng với đó, Nhà nước cũng cần khuyến khích xã hội hóa để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngồi nước hiện đang tham gia vào lĩnh vực kinh tế du lịch có thể tích cực, chủ động tham gia vào cơng tác truyền thơng, tuyển chọn để đào tạo nguồn nhân lực, qua đó hình thành được hệ thống đào tạo, bồi dưỡng hồn chỉnh, tạo mơi trường thực tế cho sinh viên thực tập và yên tâm về công việc để nâng cao đối đa nguồn nhân sự cho ngành kinh tế du lịch. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đào tạo, bồi dưỡng con người cho ngành du lịch cũng cần đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu thực trạng, hồn thiện các giáo trình, tài liệu phục vụ cho hoạt động của mình phù hợp với tiêu chuẩn của quốc tế và bối cảnh riêng biệt của nước CHDCND Lào.