Vai trò của nếp sống văn minh cơ sở trong đời sống xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 25 - 26)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nếp sống văn minh

1.1.2. Vai trò của nếp sống văn minh cơ sở trong đời sống xã hội

Từ việc tìm hiểu rõ bản chất các khái niệm cơ bản, chúng ta thấy, nếp sống văn minh thể hiện lẽ sống qua những tập quán, theo những quy tắc đã thấm sâu vào ý thức và cả tiềm thức của con người. “Nếp sống văn minh vừa phản ánh nhu cầu khách quan của đời sống, vừa thể hiện ý chí chủ quan của con người” [18, tr 25]. Chính vì thế nếp sống văn minh giữ một vai trị cực kì quan trọng trong đời sống xã hội và các đời sống cá nhân.

Nếp sống văn minh tạo dựng cho đời sống cá nhân nói riêng và cả cộng đồng nói chung một cuộc sống ổn định tiếp diễn theo chiều hướng tích cực.

Nếp sống văn minh tạo nên nét phong cách riêng cho một cộng đồng thậm chí cho một cá nhân. Nếu cá nhân, cộng đồng có nếp sống văn minh đẹp, biết trân trọng những giá trị truyền thống lưu giữ từ nhiều thế hệ thì nếp sống văn minh đó sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc.

Trong mỗi một thời kì nhất định, việc xác định chuẩn mực nếp sống văn minh có ý nghĩa rất quan trọng, nếp sống văn minh có thể xuất phát từ thói quen một cách vô thức, nhưng nếp sống văn minh cũng được tạo lập một cách có chủ định của một cá nhân hoặc của cả cộng đồng.

Nếp sống văn minh hình thành để thỏa mãn các mục đích phản ánh nhu cầu khách quan và thể hiện ý chí chủ quan của con người trước những hành vi ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, chẳng hạn ở mỗi làng Việt Nam thời xưa đều có những quy tắc ứng xử được áp dụng cho cả làng và được ghi lại trong hương ước… hoặc trong mỗi gia đình Việt Nam cũng xây dựng cho riêng mình những quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình và ứng xử với các mối quan hệ xã hội khác. “Những quy tắc trong gia đình, trong mỗi làng xã, trong mỗi quốc gia đều nhằm mục đích củng cố quan hệ tốt đẹp giữa con người với gia đình, với làng xã, với quốc gia. Những quy tắc ấy chắt lọc những cái hay, cái tốt, gạt bỏ đi những thói hư tật xấu, nảy sinh trong cuộc sống của cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân” [18, tr 28].

Trong quá trình phát triển, mối quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, mỗi làng, mỗi quốc gia đều phải không ngừng tiếp thu nếp sống văn minh mới. Sở dĩ nếp sống văn minh khơng phải là những gì cố định được hình thành từ ban đầu mà nếp sống văn minh con người không ngừng tiếp thu và học tập những nếp sống văn minh mới. Nếp sống văn minh mới giúp cho con người hòa nhập vào hồn cảnh mới. Nếp sống văn minh mới có tác động tích cực đến sự phát triển xã hội thì việc tiếp thu cái mới đó cực kì có ý nghĩa. Nhưng ngược lại, nếu du nhập những nếp sống văn minh khơng phù hợp với văn hóa của dân tộc thì nó sẽ có tác động tiêu cực gây nên nhiều tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến cách sống và nhận thức của người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 25 - 26)