Vai trò của việc tang lễ trong đời sống xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 26 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nếp sống văn minh

1.1.3. Vai trò của việc tang lễ trong đời sống xã hội

Người Việt Nam coi việc tang là sự chuyển đoạn hệ trọng của đời người; coi lễ hội là nhu cầu sinh hoạt văn hố tâm linh, tín ngưỡng để hoà nhập cộng đồng củng cố đức tin. Việc tang là 1 bộ phận quan trọng của văn hoá, là nền tảng tinh thần góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc.

Việc tang là việc riêng của từng người, từng gia đình, từng cộng đồng nhưng lại có ảnh hưởng chung đến tồn xã hội. Đây là môi trường dễ thăng hoa, dễ nảy sinh hủ tục, tệ nạn, mê tín dị đoan và cao hơn nữa nó đã phát tác thành một vật cản trở xã hội, lãng phí về thời gian, tốn kém về kinh tế, dằn dựa về tinh thần cho gia đình và xã hội.

Việc tang là thể hiện mối quan hệ tình cảm sâu sắc giữa người sống và người chết, giữa những người đang cùng chung sống, vượt qua ngồi tính huyết thống gia tộc, việc tang cịn mang tính xã hội sâu sắc. Tổ chức việc tang phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, mơi trường, vệ sinh, an tồn thực phẩm. Việc tang cần tổ chức chu đáo, trang trọng, gọn nhẹ, tiết kiệm; phải đảm bảo an tồn giao thơng, trật tự xã hội, an ninh cộng đồng. Khi đưa tang cần hạn chế rắc vàng mã, tiền âm phủ, tiền giấy… trên đường. Việc chôn cất, cải táng, xây mộ phải nằm trong quy hoạch nghĩa trang phù hợp với quỹ đất, phong tục, tập quán, hương ước, quy ước của địa phương.

Để xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ với tinh thần gạn đục khơi trong, ngăn chặn việc phục hồi các hủ tục đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội; nhiệm vụ bao quát hàng đầu của sự nghiệp văn hoá hiện nay là xây dựng con người Việt Nam thấm nhuần những giá trị và chuẩn mực văn hoá mới phù hợp yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Vai trò của việc xây dựng nếp sống văn minh cơ sở trong việc tang

Tang lễ là những hình thức lễ nghi thể hiện phong tục, tập qn tín ngưỡng hình thành từ lâu đời, thể hiện tâm tư, tình cảm từ mỗi con người tới mỗi gia đình Việt Nam. Chính vì vậy, việc tun truyền vận động thực hiện nếp sống văn minh trong các hoạt động này là việc làm đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của cả xã hội. Kết quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị đã chứng tỏ sự tiến bộ, đúng đắn và hợp lòng dân của Chỉ thị 27-CT/T.Ư. Kết quả ấy cũng cho thấy sự kiên trì, khoa học của các cấp, các ngành trong việc chỉ đạo và

giám sát thực hiện chỉ thị. Tuy nhiên, theo điều tra dư luận xã hội, sự tiến bộ và chuyển biến theo hướng tiến bộ, tích cực trong việc thực hiện Chỉ thị 27- CT/T.Ư lại tập trung ở nông thôn nhiều hơn thành phố; vẫn cịn tình trạng cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu hoặc chưa thuyết phục được gia đình và dịng họ mình thực hiện nghiêm túc theo đúng tinh thần của chỉ thị. Ðáng nói hơn là trong thời gian gần đây, hiện tượng tổ chức đám cưới, đám tang, lễ hội phô trương, nhiều nghi thức rườm rà, không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây tốn kém, phiền phức, tình hình mê tín dị đoan lại phát triển phức tạp; hoạt động lợi dụng khả năng đặc biệt của con người để trục lợi, lừa đảo có chiều hướng gia tăng.

Xã hội phát triển, kinh tế mỗi gia đình ổn định, việc tổ chức đám tang một cách trang trọng là nhu cầu chính đáng. Nhưng trang trọng khơng có nghĩa là thực hiện những nghi lễ rườm rà, lãng phí, khơng phải là cơ hội để một số người trục lợi, hay lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan. Trong giai đoạn hiện nay, Ðảng, Nhà nước và mọi người dân đang có những cố gắng thiết thực nhằm thực hành tiết kiệm để vượt qua các khó khăn về kinh tế, bảo đảm cuộc sống ấm no, ổn định cho mọi người. Việc thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong tổ chức ma chay cũng là một trong những việc làm góp phần khắc phục các khó khăn đó.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 26 - 28)