Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 89 - 92)

2.3.3 .Tổ chức thực hiện các phong trào xây dựng nếp sống văn minh

3.2.1.Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng nếp sống

3.2.1.Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý

Để công tác xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ đạt hiệu quả, phải nâng cao công tác quản lý từ các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội và mọi tầng lớp nhân dân về mục tiêu, vai trò của phong trào xây dựng đời sống văn hố nói chung và xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ nói riêng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Một là, nâng cao chất lượng hoạt động của BCĐ Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ cấp tỉnh xuống cấp cơ sở. Thành phần BCĐ phải được kiện tồn, củng cố và đẩy mạnh, qua đó đã phát huy vai trị và trách nhiệm trong cơng tác chỉ đạo và phối hợp thực hiện của các cấp, các ngành trong địa phương. Các chương trình, kế hoạch kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của thành phố cần tiếp tục được lồng ghép vào nội dung xây dựng nếp sống văn minh, được triển khai thực hiện đến tận thôn xóm, thơng qua phong trào đã thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế hàng năm của từng phường, xã.

Vận dụng nhiều giải pháp linh hoạt thực hiện nếp sống văn minh gắn với việc nâng cao chất lượng khu dân cư văn hóa như: Xây dựng gia đình văn

hóa từ nền tảng gia đình truyền thống, gia đình hiếu học, xây dựng làng văn hóa từ nền tảng tình làng nghĩa xóm tương thân tương ái, thực hiện nếp sống văn minh, mơi trường văn hóa.

Hai là, khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia cơng tác quản lý về xây dựng đời sống văn hoá: Các vấn đề trọng tâm của cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” để thu hút sự tham gia của nhân dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Tăng cường vai trò tự quản của cộng đồng dân cư; phát huy vai trò của các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài xã, hỗ trợ phát triển văn hóa, khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia vào xây dựng và phát triển nếp sống văn minh, mơi trường văn hóa.

Ba là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: Công tác thanh tra kiểm tra và xử lí vi phạm là việc quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa nói chung. Đây là phương pháp hữu hiệu để hạn chế một cách tối đa những sai phạm trong quá trình quản lý nhà nước về xây dựng nếp sống văn minh, mơi trường văn hóa nói chung và trong hoạt động tang lễ nói riêng.

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công tác thanh tra, kiểm tra về các hoạt động xây dựng nếp sống văn minh: cần tăng cường công tác kiểm tra đối với các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, phối hợp lực lượng thanh tra chuyên ngành văn hóa thơng tin làm nịng cốt, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan thông tin đại chúng thông tin đại chúng, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trên địa bàn quản lý.

Đối với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nếp sống văn minh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, qua cơng tác thanh, kiểm tra đã kịp thời phát hiện những mặt còn hạn chế cần khắc phục, tiếp thu những ý kiến kiến nghị của cơ sở, phát huy những kết quả đạt được để tổ chức triển khai thực hiện phong trào trong giai đoạn tới đạt hiệu quả hơn.

Phát huy, nhân rộng những mơ hình điển hình trong việc thực hiện phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đặc biệt là qua các đợt kiểm tra đã giúp cán bộ địa bàn nắm bắt tình hình thực tế và kết quả triển khai phong trào trên địa bàn thành phố kịp thời phát hiện và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Bốn là, tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở về thực hiện nếp sống văn minh trong tang lễ

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng VHTT của thành phố Thanh Hóa với UBND xã trong việc thanh tra, kiểm tra để đảm bảo tính khách quan cũng như sự thống nhất về ngun tắc trong q trình quản lí đối với các hoạt động văn hóa nói chung và việc thực hiện nếp sống văn minh trong tang lễ nói riêng.

Đưa nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong tang lễ vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch của các cấp chính quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện, trong đó cần nghiên cứu sát với tình hình thực tế của từng địa phương xây dựng các giải pháp cụ thể để thực hiện trở thành nền nếp, hiệu quả.

Chỉ đạo việc vận động gia đình tang chủ thay đổi, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho gia đình có người chết tổ chức tang lễ chu đáo, tiết kiệm, trang nghiêm và phù hợp với tập quán của địa phương, dòng họ.

Kiện tồn và tiếp tục duy trì hoạt động của Ban vận động nếp sống văn minh trong tang lễ; tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền đảm bảo 100% trưởng dòng họ, trưởng phố, người có uy tín có văn bản cam kết thực hiện nếp sống văn minh trong tang lễ theo đúng quy định; 100% phố có và thực hiện quy ước nếp sống văn minh trong tang lễ.

Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng phố, phường, xã văn hóa gắn liền với phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đưa

các nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong tang lễ vào nội dung của hương ước, quy ước nếp sống văn minh, có chế tài xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm hương ước, quy ước của phường, xã.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 89 - 92)