Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nếp sống

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 61 - 65)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang của cư dân

2.3.2. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nếp sống

sống văn minh trong việc tang lễ

Thời gian qua, Phòng VHTT thành phố thường xuyên phối hợp với UBND phường, xã, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội nói chung và trong việc tang lễ nói riêng. Phát động phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tương tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cơng tác tuyên truyền được coi là nhiệm vụ đầu tiên và xuyên suốt trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Chính vì vậy, Đảng bộ và chính quyền thành phố Thanh Hóa đã chú trọng trong việc tổ chức tuyên truyền nếp sống văn hóa mới này cho tồn thể người dân với nhiều hình thức đa dạng: tuyên truyền trong các hội nghị, các buổi họp chi tổ hội, các CLB, tuyên truyền băng rôn, khẩu hiệu và tuyên truyền qua hệ thống trạm truyền thanh phường đến tận người dân…

BCĐ thành phố đã chỉ đạo, hướng dẫn các ngành, địa phương lồng ghép nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang với phong trào thi đua của từng ngành; thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và hội viên, đoàn viên trong tổ chức, đoàn thể quần chúng, cơ quan, đơn vị thực hiện tốt quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Ngoài ra, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã được quy định rõ trong các hương ước, quy ước của tổ dân phố; công tác tuyên truyền, nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những vi phạm về nếp sống văn minh được triển khai thường xuyên, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân thành phố; hoạt động kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang được gắn kết trong quá trình bình xét các danh hiệu văn hóa hàng năm.

Kết quả, năm 2020, thành phố đã thực hiện được trung bình 10 cuộc/1 phường, xã với trung bình gần 200 người dự/1 phường, xã, tuyên truyền được 10 băng zơn tại trụ sở UBND mỗi phường và 04 khóm (trong các dịp Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3; Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Ngày Pháp Luật Việt Nam 09/11); trên hệ thống truyền thanh mỗi phường, xã được 04 bài, phối hợp với Hội LHPN phường tuyên truyền được 04 cuộc và có trung bình gần 50 người dự/ 1 phường, xã (thông qua sinh hoạt các CLB và mơ hình của Hội LHPN); đăng tải trên trang thơng tin điện tử của phường để người dân có thể truy cập; đăng tải trên tài khoản facebook, nhóm zalo của CB, CC phường nhằm tuyên truyền đến cán bộ, công chức và đến tận người dân…

Từ các hoạt động tuyên truyền đó đã dần dần làm thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong việc thực hiện nếp sống văn minh. Trong đó, cán bộ đảng viên ln tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện Quy định này, đồng thời vận động gia đình, người thân và nhân dân nơi cư trú nghiêm chỉnh thực hiện.

Để tìm hiểu thêm về hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tác giả đã thực hiện khảo sát ý kiến của 200 người dân đang sinh sống

trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Khi được hỏi về “Nhận xét của anh/ chị về sự cần thiết của công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ ở thành phố Thanh Hóa?”.

Biểu đồ 2.1. Đánh giá sự cần thiết của hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ

(Nguồn: khảo sát của tác giả)

Kết quả điều tra cho thấy rằng: Có 47% cho rằng cơng tác tun truyền vận động để nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ là rất cần thiết; 26% cho là cần thiết; 23% cho thấy cơng tác tun truyền có tác động bình thường tới nhận thức của nhân dân và chỉ có 4% số người dân được hỏi cho rằng hoạt động tuyên truyền là không cần thiết. Qua số liệu điều tra cho thấy vẫn cịn một bộ phận người dân có những nhận thức chưa đúng về công tác tuyên truyền về xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ nên mới cho rằng công tác tuyên truyền là khơng cần thiết. Chính vì vậy mà trong thời gian tới để nâng cao công tác tuyên truyền cần chú ý đến các hình thức mang lại hiệu quả cao hơn và có tác động trực tiếp đến những bộ phận người dân này.

Để có những đánh giá khách quan về chất lượng công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn minh của chính quyền các cấp tại thành phố Thanh Hóa, tác giả đã đưa nội dung câu hỏi: “Sau một thời gian triển khai cuộc vận động anh/chị có đánh giá như thế nào về hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ ở thành phố Thanh Hóa? để lấy ý kiến đóng góp của người dân. Kết quả như sau: Có 43% ý kiến cho rằng những nội dung của hoạt động xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ đã được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân; 40% cho rằng chỉ thực hiện tuyên truyền ở một bộ phận người dân và 17% có ý kiến khác.

Biểu đồ 2.2. Hiệu quả của công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc xây dựng nếp sống văn minh

trong việc tang lễ

(Nguồn: khảo sát của tác giả)

Có thể thấy rằng, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về xây dựng nếp sống văn minh là hoạt động cần thiết, có vai trị quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong quá trình xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ. Chính vì vậy, ngay từ khi phát

động, BCĐ đã rất quan tâm và nhanh chóng triển khai hoạt động tuyên truyền, cổ động.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai do địa bàn rộng và cán bộ chuyên trách lại thiếu nên nhiều nơi, nhiều lúc chưa được thực hiện kịp thời. Để làm tốt hoạt động này cần có phương án triển khai cụ thể, rõ ràng nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Các thành viên BCĐ xác định không thể thực hiện đơn lẻ mà cần có sự phối kết hợp với các ban ngành liên quan. Và hình thức tuyên truyền phải mang tính mới, sáng tạo, nội dung thiết thực, phù hợp với thực tiễn trong đời sống của người dân. Đặc biệt để nội dung tuyên truyền có sự tác động mạnh mẽ tới người dân, các cán bộ cần sử dụng các dụng cụ trực quan.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)