Công tác triển khai xây dựng nếp sống văn minh về việc tang lễ trong

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 68 - 81)

2.3.3 .Tổ chức thực hiện các phong trào xây dựng nếp sống văn minh

2.3.4.Công tác triển khai xây dựng nếp sống văn minh về việc tang lễ trong

trong cộng đồng, chính quyền, khối phố trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

2.3.4.1. Việc thực hiện hương ước, quy ước

Nét nổi bật ở các làng, khu dân cư văn hóa là quy ước đã được đưa vào cuộc sống và nhân dân đã tích cực hưởng ứng thực hiện, tạo thành ý thức tự quản chặt chẽ ở cơ sở các xã, phường, các làng, khu phố đã tích cực trong việc xây dựng, hồn thiện và triển khai hương ước, quy ước đến toàn thể nhân

dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an tồn xã hội và gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của mỗi địa phương trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Từ nhiều năm 100% các làng, khu phố xây dựng hương ước, quy ước được UBND thành phố phê duyệt.

Đến nay, các làng, khu phố đang tiếp tục bảo tồn văn hóa làng xã, trên cơ sở hương ước đã được xây dựng từ năm 1930 - 1940. Các xã, phường tích cực chỉ đạo các tổ, khu phố bổ sung, hoàn thiện hương ước, quy ước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa hiện nay. Đến nay tồn thành phố có 100% khu dân cư trên địa bàn thành phố đã xây dựng xong quy ước và thực hiện có hiệu quả quy ước.

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội nói chung và trong việc tang lễ nói riêng có nhiều khó khăn phải đối mặt, trong đó, có khó khăn từ các tập quán văn hóa tư tưởng đang ẩn chứa ở mọi lúc mọi nơi, do đó địi hỏi một trí tuệ sáng suốt mà các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể trong toàn thành phố phải đồng lòng, đồng sức cùng vào cuộc xây dựng nếp sống văn hóa trong cưới, tang, lễ hội được cụ thể là phải có chuyển biến rõ từ cơ sở (thơn, tổ dân phố).

Do đó UBND thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo UBND 34 xã, phường tổ chức sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước cho 311 thơn, tổ dân phố, trong đó chú trọng các nội dung như: Việc cưới tổ chức đám với tinh thần vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm phù hợp với truyền thống của dân tộc; không tổ chức cưới nhiều lần, nhiều ngày hoặc nhiều địa điểm khác nhau; số lượng khách mời không quá 600 người kể cả tiệc chung giữa nhà nam và nhà nữ; khuyến khích tổ chức đám cưới bằng tiệc ngọt. Khơng lấn chiếm lịng, lề đường để dựng rạp tổ chức cưới.

Việc tang phải chu đáo, đảm bảo trang nghiêm gọn nhẹ, tiết kiệm phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc; khơng tổ chức ăn uống linh đình, khơng nên uống rượu, bia trong q trình tang lễ; khuyến khích bà con dùng

băng nhạc hiếu, không che rạp lấn chiếm lịng lề đường, khơng rải tiền các loại và vàng mả dọc đường đưa tang. Đây là việc làm để cụ thể hóa Chỉ thị số 20/CT-TU của Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Đối với việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị đưa vào các biện pháp bảo vệ, tôn tạo các tuyến đường kiểu mẫu. Không đổ các loại phế thải, chậu cây ra ngã ba, ngã tư và trên vỉa hè đường phố.

2.3.4.2. Về xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ

Về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, ngày 22/8/2011 Thường vụ Thành ủy Thanh Hóa ban hành Nghị quyết số 04/-NQ/TU về xây dựng văn minh đô thị, trên cơ sở đó các cơ quan chun mơn đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị như: xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu, đoạn đường tự quản; không kinh doanh, buôn bán lấn chiếm hè phố, lịng đường; khơng để các phương tiện giao thông, vật liệu lấn chiếm hè phố, lòng đường.

Đến nay, UBND thành phố đã xây dựng nhiều tuyến đường kiểu mẫu tại các phường. Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị là nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm của cấp chính quyền từ thành phố đến xã, phường; của từng cơ quan, đơn vị; của toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn thành phố trong việc tổ chức, phối hợp triển khai thực hiện.

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và văn minh đơ thị trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong những năm qua từng bước đi vào quy cũ góp phần chuyển biến nhận thức của đại bộ phận nhân dân trong toàn thành phố. Trong việc tang lễ, gắn giữa các quy định của pháp luật với quy ước, hương ước khu dân cư và công tác tuyên truyền của từng địa phương. Chính quyền các địa phương đã thực hiện quy hoạch đất các nghĩa trang, nghĩa địa và vận động nhân dân chôn cất người mất đúng quy định đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trong tang lễ đã dùng băng nhạc hiếu gọn nhẹ, trang nghiêm, đỡ tốn kém cho gia đình khi có người thân qua đời. Việc rải vàng mã trên đường cũng đã và đang giảm dần. Khi có người qua đời các gia đình đều đến khai tử, báo cáo với chính quyền địa phương và tổ dân phố để được nhận sự giúp đỡ của cộng đồng góp phần cùng tang gia lo chay ấm cúng; các địa phương khi có người mất đều thành lập ban tang lễ cùng với gia đình lo tang chu đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc; qua đó thắt chặt tình làng nghĩa xóm trong nhân dân. Việc lưu giữ thi hài trong gia đình thường trong vịng 48 giờ. Tang lễ được các gia đình tổ chức gọn nhẹ, không cúng điếu, ăn uống linh đình, các thủ tục lạc hậu đã được bãi bỏ.

Hầu hết các phường, xã đã thành lập ban tổ chức tang lễ thống nhất quy trình, nghi thức phù hợp với điều kiện của địa phương, gia đình, ít tốn kém, thể hiện mối quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Các đám tang trên địa bàn thành phố được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hoá của dân tộc và hồn cảnh gia đình.

Việc tổ chức phúng viếng đảm bảo trang trọng, phù hợp với truyền thống đạo lý dân tộc. Thời gian tổ chức lễ tang thực hiện đúng theo quy định, không dài ngày. Nhiều hủ tục trong đám tang như lăn đường, yểm bùa, khóc mướn... dần được xố bỏ. Việc tổ chức ăn uống chỉ nội bộ trong gia đình, hiện tượng rắc tiền thật, rải vàng mã, tiền âm phủ đã giảm đáng kể.

Các nghĩa trang đã được xây dựng theo quy hoạch, vị trí đều ở xa khu dân cư, được phân khu hung táng, cát táng riêng, đảm bảo tiện lợi cho việc chôn cất, phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang. Việc sử dụng lễ viếng bằng vòng hoa, bức trướng trong đám tang đã giảm đi rất nhiều.

Các đám tang đều tổ chức chu đáo, tiết kiệm, không phơ trương, hình thức, khơng kéo dài thời gian, khơng hút thuốc lá, không mời cỗ trong đám tang, không để người chết quá 36 tiếng và được an táng tại nghĩa trang nhân dân hoặc đi hỏa táng, không rải vàng mã trên đường, tiết kiệm về kinh tế, tổ chức trang trọng, đúng thuần phong mỹ tục.

Nét nổi bật trong việc tang ở địa phương nhiều năm qua là nếu người qua đời là cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, đảng viên từ 40 năm tuổi đảng trở lên, BCH Đảng bộ các phường, xã sẽ thành lập Ban lễ tang để phối hợp với gia đình tang chủ đứng ra tổ chức tang lễ... Phường tích cực vận động các gia đình có người thân qua đời dùng hình thức hỏa táng, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo vệ sinh mơi trường, từ đó đã nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng của đông đảo người dân...

Theo bà Lê Thị Loan, phường Đông Vệ cho biết: “Vài năm gần đây

việc thực hiện các yêu cầu, quy định về việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có những tiến triển tốt hơn đã thực hiện đúng thủ tục kết hôn theo đúng quy định pháp luật, phương thức hoả táng được nhân dân đánh giá là văn minh, phù hợp với điều kiện của các gia đình do vậy thực hiện nhiều hơn, nhất là sau khi chuyển đổi địa điểm an táng, các nghi lễ tiến hành với tinh thần vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm dưới sự giám sát của tổ dân phố, đoàn thể và nhân dân...” [Nguồn: tác giả phỏng vấn].

Như vậy, có thể nói, thời gian qua việc tang lễ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, loại bỏ dần các tập tục, tập quán lạc hậu; hạn chế việc tổ chức linh đình, ồn ào, khơng bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự công cộng. Nhiều địa phương vận động nhân dân thực hiện quy định về sử dụng nhạc tang, phúng viếng; khuyến khích sử dụng vịng

hoa luân chuyển, câu lạc bộ trợ táng; an táng phù hợp với điều kiện địa phương, theo hướng văn minh, gắn với quy hoạch nghĩa trang nhân dân; hỗ trợ gia đình thực hiện hỏa táng.

Điều dễ nhận thấy nhất ở nhiều đám tang gần đây, là thời gian diễn ra đã được rút ngắn đáng kể. Đồng thời, các thủ tục, lễ lạt liên quan cũng được tiến hành tương đối nhanh gọn. Đặc biệt, nhiều đoàn quan khách đến viếng thường không lưu lại lâu, để hàn huyên cùng gia chủ như trước. Thay vào đó, họ đến viếng và trở ra ngay, nhằm tránh tập trung đông người tại tang lễ. Thêm một điều đáng ghi nhận ở nhiều đám tang lúc này, là sự xuất hiện của nước khử trùng và khẩu trang. Nhiều gia chủ đã đặt nước khử trùng để phục vụ khách đến viếng; trong khi đó, nhiều đồn khách cũng có ý thức sử dụng khẩu trang khi xuất hiện tại đám tang...

Có thể nói, sự ra đi của người thân là điều đau đớn nhất đối với gia đình tang chủ. Cho nên, đám tang luôn gắn với nhiều quy tắc, nhất là quy tắc bất thành văn, nhằm thể hiện sự đau thương nhưng thành kính. Do vậy, việc rút ngắn thời gian hay giảm bớt các lễ nghi tang ma, đã phần nào cho thấy tinh thần trách nhiệm của các gia đình tang chủ đối với chính mình và cộng đồng.

Cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội nói chung và trong tang lễ nói riêng tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đồn thể và sự đồng tỉnh, hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân.

Kết quả của việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ đã tác động tích cực, sâu sắc, tồn diện đến đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của từng địa phương và gắn kết chặt chẽ với đời sống văn hóa của nhân dân.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp thực hiện việc tang văn minh tiến bộ trên địa bàn thành phố Thanh Hóa (giai đoạn 2016 -2020)

Năm Tổng số tang lễ Số thực hiện theo quy ước Tổng số đám tang hỏa táng SL % SL % 2017 556 545 98,02 414 74,46 2018 597 585 97,99 442 74,04 2019 523 513 98,09 404 77,25 2020 577 569 98,61 454 78,68

[Nguồn: Phịng VTTT thành phố Thanh Hóa]

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ tang lễ thực hiện theo quy ước luôn đạt trên 98% (bảng 2.1), tổng số đám tang hỏa táng đã ngày càng tăng lên qua các năm (đạt trên 75%), điều này cho thấy người dân ngày càng nhận thức được việc tổ chức tang lễ theo nếp sống văn minh, đảm bảo tiện lợi cho việc tổ chức tang lễ.

Nhìn chung nhận thức của nhân dân trên địa bàn thành phố trong tang lễ đã có những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên những kết quả đạt được là chưa đều và chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, mặc dù việc tổ chức tang lễ trên địa bàn có nhiều chuyển biến nhưng vẫn xuất hiện hiện tượng sử dụng nhiều vịng hoa viếng gây lãng phí, mở nhạc lớn, gây cản trở giao thơng khi đưa tang.

Một bộ phận nhỏ các gia đình vẫn cịn tổ chức ăn uống trong các lễ tang; việc đốt vàng mã cịn khá phổ biến; tình trạng tổ chức ma chay; việc rải tiền; gạo muối, vàng mã, vật dụng khác…trên các tuyến đường trong lúc đưa tang vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm.

2.3.4.2. Xây dựng phường, xã văn hóa

Cơng tác xây dựng tổ dân phố văn hóa là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng nếp sống mới và đã trở thành hoạt động thường xuyên có ý nghĩa trong đời sống người dân Thành phố Thanh Hóa. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng “Tổ dân phố văn hóa” là một trong những mục tiêu cơ bản và quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” rất được quan tâm, phối hợp với đoàn ngành thể trên địa bàn Thành phố. Ban Văn hóa-cơ quan thường trực BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Thành phố đã triển khai công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng thực hiện phong trào, tập trung xây dựng các mơ hình Tổ dân phố văn hóa. Cũng như các danh hiệu văn hóa khác, các Tổ dân phố đều phải tiến hành đăng ký Tổ dân phố văn hóa ngay từ đầu năm theo hướng dẫn của BCĐ thành phố và phường. Đây chính là căn cứ để tiến hành bình xét và cơng nhận danh hiệu vào cuối năm. Các tổ dân phố trước khi đăng ký đều tổ chức họp dân để thảo luận và thông qua, đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy định. Hàng tháng, họp đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, rút kinh nghiệm và chỉ ra những tồn tại cần khắc phục ngay như: ý thức tham gia các phong trào thi đua, hoạt động xã hội của nhân dân, của từng hộ gia đình; hỗ trợ phát triển kinh tế giải quyết việc làm, xoá nghèo; đảm bảo tốt ANCT-TTATXH, VSMT, ATGT; không để xảy ra các tệ nạn xã hội...

Danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa” do Chủ tịch UBND thành phố ra quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận cho các tổ dân phố đạt tiêu chuẩn hoặc giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”. Các tiêu chí tổ dân phố văn hóa bao gồm 4 tiêu chuẩn: Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; Có đời sống văn hóa tinh thần phong phú và dân trí được nâng cao; Có mơi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp; Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trong quá trình triển khai phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhất là phong trào xây dựng tổ dân phố văn hóa, gia đình văn hóa, Thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và nội dung của phong trào đến các ban, ngành, đoàn thể, các phường và các tầng lớp nhân dân. Thường xuyên kiểm tra chất lượng xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương và một số cơ quan, đơn vị.

Thành phố đã tổ chức sơ kết, đánh giá phong trào, qua đó kịp thời biểu dương, nhân rộng những tập thể, cá nhân có thành tích, những cách làm hay, việc làm mới trong xây dựng đời sống văn hóa, đồng thời khắc phục hạn chế nảy sinh. Nhờ vậy phong trào đã không ngừng phát triển, nâng cao về chất lượng, đem lại hiệu quả thiết thực, được đơng đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.

Kết quả triển khai các chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy, cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng nơng thôn mới, đô thị văn minh” nói chung, đã tạo được sự đồng thuận và sự vào cuộc trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội. Qua đó, các

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 68 - 81)