7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Khái quát về thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
1.2.2. Đặc điểm văn hóa xã hội Thành phố Thanh Hóa
Thành phố Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 146,77 km2 với 20 phường và 17 xã, dân số 406.550 người. Dân số tồn thành phố Thanh Hóa chiếm 14% dân số tồn tỉnh Thanh Hóa. Thành phố là một trong những đơ thị có quy mơ dân số và diện tích lớn nhất của khu vực phía bắc, với 50 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh đang được quy hoạch tơn tạo và phát huy giá trị. Bưu chính viễn thơng, giao thơng, điện, cấp nước tương đối đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp.
Thành phố Thanh Hóa có số lượng nguồn nhân lực dồi dào với kiến thức văn hóa và trình độ chun mơn cao, có thể phát triển một nền kinh tế phong phú đa dạng trong điều kiện hội nhập quốc tế. Năm 2014, Thành phố Thanh Hố được cơng nhận đô thị loại I và là năm mà thành phố kỷ niệm 210 năm đô thị tỉnh lỵ, 20 năm thành lập thành phố, 10 năm đô thị loại II.
Với tầm nhìn chiến lược, năm 1804, từ “Lỵ sở” ở làng Dương Xá, vua Gia Long đã cho thành lập trấn thành Thanh Hoa và dời về làng Thọ Hạc, lấy tên là Hạc Thành. Trong lịch sử 216 năm hình thành và phát triển của một Đô thị tỉnh lỵ, từ Hạc Thành đến thành phố Thanh Hóa - Đơ thị loại I ngày nay, các thế hệ người dân thành phố Thanh Hóa ln đồn kết, chung sức, đồng lòng, vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, từng bước đưa thành phố phát triển, xứng đáng là đơ thị tỉnh lỵ của một tỉnh có diện tích, quy mơ dân số, quy mơ nền kinh tế và số lượng đảng viên trong số các tỉnh lớn nhất cả nước. Đến nay, cùng với Vinh và Huế, thành phố Thanh Hóa đã trở thành 1 trong 3 đô thị lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ và là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích và quy mô dân số lớn nhất cả nước.
Là nơi tụ hội những giá trị truyền thống tốt đẹp, tinh thần dân tộc và ý chí cách mạng của người dân Thanh Hóa; với bề dày lịch sử 75 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành, Đảng bộ thành phố đã lãnh đạo Nhân dân phát huy cao độ truyền thống yêu nước, lập nên nhiều thành tích xuất sắc, cùng với cả tỉnh đóng góp nhiều sức người, sức của vào các cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã đồn kết nhất trí, hăng hái thi đua lao động sản xuất, nhanh chóng chuyển mình vươn lên mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn, tồn diện về mọi mặt.
Cơng tác quy hoạch xây dựng, quản lý và phát triển đơ thị có nhiều tiến bộ. Kết cấu hạ tầng đô thị tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp; nhiều cơng trình hạ tầng kỹ thuật đơ thị, dịch vụ thương mại quy mô lớn, hiện đại đã được đầu tư xây dựng, như: Hạ tầng giao thông nội đô và hệ thống giao thông kết nối thành phố với vùng phụ cận; khu đô thị mới phường Điện Biên và Trung tâm thương mại Vincom, Trung tâm hành chính thành phố Thanh Hóa,… Những cơng trình ấy đã trở thành những điểm nhấn về kiến trúc và cảnh quan đô thị, tạo ra diện mạo mới theo hướng văn minh, hiện đại cho thành phố Thanh Hóa, đặc biệt đã góp phần mở rộng không gian phát triển, nâng cao “sức hút” của thành phố đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với phát triển kinh tế, Đảng bộ thành phố luôn chăm lo đến các lĩnh vực văn hóa - xã hội; nhiều chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục, thể thao thành tích cao tiếp tục dẫn đầu cả tỉnh. Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân được quan tâm, đặc biệt là trong cơng tác phịng chống đại dịch COVID- 19 vừa qua, thành phố đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, góp phần quan trọng để Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung bước đầu kiểm sốt và khống chế thành cơng đại dịch hết sức nguy hiểm này. An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo ở mức thấp, chỉ còn 0,13%. Cuộc vận động “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” được tập trung chỉ đạo; nếp sống văn minh đơ thị có chuyển biến tích cực.
Chính trị - xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh được củng cố; trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; sự phối hợp với các ban, sở, ngành trong tỉnh ngày càng hiệu quả; sự liên kết, hợp tác với các địa phương, các đô thị trong và ngồi nước được mở rộng; vai trị, vị thế, uy tín của thành phố ngày càng được nâng cao.
Đến nay, thành phố đã có 27/37 trung tâm VHTT xã, phường có quy hoạch quỹ đất xây dựng TCVHTT; 15 xã có NVH hoặc hội trường đa năng và sân chơi thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, TDTT của Nhân dân (gắn với Bộ tiêu chí quốc gia về nơng thôn mới). 311/311 NVH – khu thể thao thơn, phố, khối phố có quy hoạch quỹ đất xây dựng TCVHTT, tuy nhiên mới chỉ có 227/311 NVH, khu thể thao thơn, phố, khối phố đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngồi ra, Trung tâm TDTT và NVH thiếu nhi thành phố cũng đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 với diện tích trên 40.000 m2.
Tiểu kết chương 1
Xây dựng nếp sống văn minh cơ sở nói chung là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, một cuộc vận động lớn vừa lâu dài, vừa có tính cấp thiết, là một trong những chương trình trọng điểm về kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang lễ nói riêng cũng là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đơ thị.
Chương 1 tác giả luận văn đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về xây dựng nếp sống văn minh, vai trị, những nhân tố hình thành việc xây dựng nếp sống văn minh. Đồng thời trong chương này, tác đã cũng đã phân tích các nội dung xây dựng nếp sống văn minh, gồm: Thứ nhất, tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo về xây dựng nếp sống văn minh; Thứ hai, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về xây dựng nếp sống văn minh; Thứ ba, tổ chức các phong trào xây dựng nếp sống văn minh; Thứ tư, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa; Thứ năm, cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng nếp sống văn minh. Trong chương 1, luận văn đã giới thiệu khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm văn hóa - xã hội Thành phố Thanh Hóa. Với những nội dung nghiên cứu mang tính lý thuyết cơ bản và giới thuyết tổng quan về đối tượng nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn tiếp tục triển khai nội dung chương 2 của luận văn.
Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THANH HÓA,
TỈNH THANH HÓA