Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 82 - 87)

2.3.3 .Tổ chức thực hiện các phong trào xây dựng nếp sống văn minh

2.4.Đánh giá chung

2.4.1. Những kết quả đạt được

- Phong trào xây dựng gia đình văn hố đã và đang được triển khai sâu rộng trong nhân dân. Có trên 94% số hộ gia đình trong thành phố hàng năm đăng ký xây dựng Gia đình văn hố. Các chỉ tiêu của Gia đình văn hố đã có tác động tích cực đến nhận thức và hành động của nhân dân, góp phần kìm chế cái xấu, cái lạc hậu, khích lệ cái tốt, cái văn minh. Số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hố hàng năm đều tăng.

- Phong trào xây dựng tổ, khu phố văn hoá, cơ quan văn hố được duy trì thường xun. Ban chỉ đạo từ thành phố đến cơ sở được bổ sung, kiện toàn kịp thời. Các văn bản hướng dẫn, quy định được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân. Việc bình xét được thực hiện công khai, công bằng. Công tác khen thưởng, động viên, biểu dương được tiến hành kịp thời. Tinh thần thi đua của các xã, phường, khu phố, các cơ quan được nhân lên. Tỷ lệ Làng, khu phố, cơ quan văn hoá đều tăng.

- Các đám tang được tổ chức trang nghiêm, văn hóa, thời gian tổ chức tang lễ được rút ngắn hơn (từ 03 - 05 ngày). Có bố trí bàn tiếp lễ, người bưng lễ, âm thanh mời khách viếng. Trong tiếp khách chỉ có dùng nước chè, mứt gừng và hạt dưa, khơng ăn uống linh đình, tiếp bia, rượu, thuốc lá khi khách đến thăm viếng. Tình trạng đốt, rải vàng mã trong đám tang và khi đưa tang có phần hạn chế, khơng cịn tổ chức các nghi lễ có tính chất mê tín dị đoan trong đám tang…

- Ý thức của người dân về xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ngày càng được nâng cao. Các giá trị văn hóa, đạo đức, lối sống của bà con nhân dân được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ; tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, được hạn chế, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

- Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã từng bước đi vào nề nếp, góp phần chuyển biến nhận thức của đại bộ phận Nhân dân trong toàn thành phố.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong những năm qua còn tồn tại một số những hạn chế nhất định sau:

- Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể hóa một số chủ trương chính sách có việc cịn chưa rõ ràng. Sự phối kết hợp giữa chính quyền và các đồn thể cùng đó là sự quan tâm của cấp ủy Đảng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cịn chưa chặt chẽ, thiếu tập trung và những biện pháp cụ thể cho từng nội dung trong phong trào.

- Việc phổ biến triển khai, thực hiện Nghị quyết Hội nghị đại biểu nhân dân, còn chưa nêu cao được tinh thần trách nhiệm trong công tác thực hiện tại các đường, phố, mới chỉ dừng ở việc triển khai chưa thực sự cụ thể hóa bằng hành động. Sau khi kiểm tra, đánh giá ở một số tổ dân phố trên địa bàn thành

phố cho thấy, công tác quản lý cịn lỏng lẻo, việc bình xét các danh hiệu “gia đình văn hóa”, “tổ dân phố văn hóa” cịn sự nể nang, chậy theo thành tích.

- Một bộ phận nhỏ các gia đình vẫn cịn tổ chức ăn uống trong các lễ tang; việc đốt vàng mã còn khá phổ biến; tình trạng tổ chức ma chay; việc rải tiền; gạo muối, vàng mã, vật dụng khác…trên các tuyến đường trong lúc đưa tang vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm.

- Công tác tuyên truyền vận động tới các tầng lớp nhân dân về Chính sách Pháp luật Nhà nước, về các quy chế, quy ước dân chủ, đặc biệt là “Quy ước về việc cưới và tang ma” đang có chiều hướng lắng xuống, tỷ lệ nhân dân hưởng ứng treo cờ chào mừng các ngày lễ lớn chưa cao.

- Đối với việc tang, quan niệm về ngày tốt, giờ tốt và các nghi lễ rườm rà, việc đốt, rải vàng mã quá nhiều khi đưa tang đang là một hủ tục tồn tại quá nặng nề trong đời sống của người dân.

Nguyên nhân của hạn chế

- Công tác chỉ đạo của BCĐ thành phố chưa cụ thể, việc giao ban, báo cáo, rút kinh nghiệm còn chưa nhanh chóng và kịp thời, do vậy chất lượng phong trào phần nào bị ảnh hưởng.

- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền và một bộ phận cán bộ đảng viên và nhân dân về thực hiện kết luận 51-KL/TW chưa đầy đủ. Chưa có biện pháp cụ thể, thường xuyên, tích cực trong chỉ đạo triển khai, thực hiện

- Một bộ phận cán bộ, đảng viên và các hộ gia đình chưa thực sự gương mẫu chấp hành những quy định về nếp sống văn minh trong việc tang làm ảnh hưởng phần nào tới việc thực hiện kết luận ở cơ sở.

- Cịn có một số thành viên trong BCĐ thành phố chưa thực sự nhiệt tình, trách nhiệm với cơng việc được cấp trên giao phó thể hiện ở chỗ triển khai cuộc vận động xuống cơ sở chưa sâu, thiếu cụ thể, xem nhẹ nội dung mà nặng về hình thức, do vậy hiệu quả thực hiện chưa đạt kết quả cao.

- Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của một số cấp ủy, chi bộ, tổ dân phố, ngành, đồn thể cịn hạn chế. Tính chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được phân công của một số cán bộ từ thành phố đến phố chưa cao, cịn có biểu hiện trơng chờ ỷ lại nể nang, né tránh, ngại va chạm.

- Sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong triển khai, tổ chức thực hiện còn thiếu chặt chẽ.

Tiểu kết chương 2

Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ở thành phố Thanh Hóa được triển khai một cách toàn diện, điều này được thể hiện thơng qua các khía cạnh như: cơng tác chỉ đạo của cơ quan các cấp từ thành phố đến cơ sở; thực tiễn triển khai công tác phong trào xây dựng nếp sống văn minh ở cơ sở. Trên cơ sở đó đánh giá ưu, nhược điểm của họa động này trong thực tiễn hiện nay.

Công tác xây dựng nếp sống văn minh luôn được cấp ủy, HĐND, UBND các cấp của thành phố Thanh Hóa quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, thể hiện được sự đồn kết, thống nhất và thơng suốt; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể quần chúng để triển khai các phong trào. Công tác xây dựng lối sống, nếp sống thông qua phát động các phong trào thi đua quan tâm được triển khai sâu rộng, bám sát thực tế địa phương. Hoạt động công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội nói chung và trong việc tang lễ nói riêng được đẩy mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ, do đó, cần có những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang lễ của cư dân thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn tới. Các giải pháp đó sẽ được tác giả trình bày trong chương 3 của luận văn.

Chương 3.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC TANG TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 82 - 87)