Những nhân tố hình thành nên nếp sống văn minh cơ sở trong đờ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 32 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nếp sống văn minh

1.1.5. Những nhân tố hình thành nên nếp sống văn minh cơ sở trong đờ

đời sống xã hội

Có nhiều nhân tố khác nhau dẫn đến sự ra đời của nếp sống văn minh. Nếp sống văn minh là sản phẩm của các nhân tố chủ quan hoặc khách quan tùy thuộc vào mỗi hồn cảnh nhất định. Nhưng xét cho cùng thì nếp sống văn minh hình thành là do hai nhân tố cơ bản: điều kiện tự nhiên (môi trường tự nhiên) và điều kiện xã hội (môi trường xã hội).

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên

Đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến đời sống sinh tồn của con người. Con người ở mơi trường tự nhiên nào thì sẽ có những cách thức ứng xử hợp lý vừa để tận dụng vừa để kháng cự lại môi trường tự nhiên ấy. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố: địa hình, khí hậu, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng môi trường sinh thái. Nếp sống văn minh của con người và thường chịu tác động và thường mang dấu ấn của môi trường tự nhiên. Chẳng hạn như cư dân sống ở vùng sông nước, trong đời sống vật chất của họ thường mang đậm dấu ấn vùng sơng nước. Trong văn hóa ẩm thực của họ, có các món ăn chế biến thủy sản, chiếm vị trí chủ yếu; trong cách thức đi lại thì việc sử dụng thuyền, bè có vai trị quan trọng; trong đời sống văn hóa văn nghệ có những điệu hị mềm mại, êm ả như dịng nước thanh bình hoặc vang vọng ngoài biển khơi…Ngược lại, nếu con người sống ở vùng đồi núi cao, khí hậu mát mẻ, địa hình khó khăn… thì nếp sống văn minh của họ cũng mang dấu ấn của tự nhiên như: các món ăn chế biến từ các loại rau rừng, thịt thú rừng… trang phục nhiều màu sắc tính tình ơn hịa. Hay vùng có tính chất khí hậu khơ hạn, nóng bức, nếp sống văn minh trong ăn, mặc, ở, đi lại của con người cũng có cách thức sống để ứng phó với điều kiện tự nhiên…

Tiếp đó điều kiện tự nhiên, cũng là nhân tố hình thành nếp sống văn minh trong đời sống tinh thần của con người. Khi môi trường sống xung quanh gặp nhiều thuận lợi hoặc nhiều khó khăn, đời sống tinh thần của con

người sẽ có phong cách phù hợp, tạo nên nếp sống văn minh riêng. Chẳng hạn, cư dân sống ở vùng đất hay có thiên tai xảy ra thì đời sống của họ ln ý thức việc phải đề phịng bằng mọi cách. Như vậy có thể thấy rằng, điều kiện về môi trường tự nhiên sẽ tạo nên bản sắc riêng về nếp sống văn minh cho mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng dân cư.

Trước hết là hoạt động lao động và sản xuất, khi con người nhận thức quy luật của tự nhiên thì họ sẽ hình thành cách thức ứng xử phù hợp với điều kiện tự nhiên. Việc lặp đi lặp lại cách thức sản xuất này sẽ trở thành nếp sống văn minh của con người sinh sống tại phạm vi mỗi vùng miền đó.

Thứ hai, về điều kiện môi trường xã hội

Điều kiện môi trường xã hội bao gồm các vấn đề dân số, chỉ số phát triển con người, tính chất của quan hệ sản xuất, các mối quan hệ giữa con người với con người, nền tảng tư tưởng xã hội, thể chế chính trị xã hội, sự tăng trưởng kinh tế xã hội, nền tảng văn hóa và sự giao lưu hợp tác văn hóa. Cũng giống như mơi trường tự nhiên, mỗi một khía cạnh của mơi trường xã hội cũng là nhân tố góp phần tạo nên nếp sống văn minh của con người. Số lượng dân cư, tốc độ gia tăng dân số, trình độ cơ cấu nhận thức giới tính, độ tuổi, sức khỏe, hồn cảnh gia đình, sự di dân, di cư nguồn lao động, địa bàn cư trú… cũng là nhân tố hình thành nên nếp sống văn minh của con người. Tất cả những yếu tố này có thể làm cho nếp sống văn minh ra đời và phát triển nhanh hay chậm, tích cực hay tiêu cực. Đặc biệt đối với vùng đơ thị thì các vấn đề về dân số ảnh hưởng rất lớn đến nếp sống văn minh của người dân. Chẳng hạn như, hiện tượng nguồn lao động tự do từ các nơi khác kéo vào đô thị kiếm việc làm đông sẽ làm cho nếp sống văn minh người đô thị thay đổi như xuất hiện dịch vụ thuê nhà, thuê người làm theo giờ hoặc khốn gọn, bn bán ve chai, hàng rong… tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những tệ nạn xã hội tiêu cực nảy sinh như mại dâm, trộm cắp, nghiện hút…

Tính chất của quan hệ sản xuất, hệ thống tổ chức quản lý và cơ chế hiện hành nền kinh tế- xã hội luôn chi phối nếp sống văn minh của con người. Chẳng hạn nền kinh tế Việt Nam thời kì trước đổi mới có hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể với cơ chế quan liêu bao cấp kéo dài đã làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của con người như làm cho con người mất khả năng chủ động sáng tạo, làm việc một cách đối phó, hình thành mẫu người kém năng động, ỷ lại người khác.

Hiện nay, việc áp dụng hình thái kinh tế nhiều thành phần đã tác động rất nhiều đến đời sống con người. Con người có cơ hội vận động và bộc lộ năng lực tiềm tàng và tiếp cận nhanh nhạy với thời đại mới. Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Nền thể chế chính trị- xã hội và nền tảng tư tưởng cũng quy định đạo đức, nếp sống văn minh chung trong toàn xã hội, nhất là tính nhân văn trong quan hệ giữa người với người. Đây là một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ về sự ra đời và phát triển của nếp sống văn minh. Chẳng hạn như các chính sách về nếp sống văn minh mới, nếp sống văn minh văn minh đơ thị… Những chính sách này đã ảnh hưởng tích cực tới sự thay đổi nếp sống văn minh của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng.

Thứ ba, điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội cũng là yếu tố chi phối cách lựa chọn mức sống và nếp sống văn minh phù hợp với hồn cảnh cá nhân và gia đình. Nếu như mức độ tăng trưởng kinh tế- xã hội cao sẽ làm cho mức sống của người dân được nâng lên, điều này sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn lối sống của một cá nhân hoặc một cộng đồng.

Ngược lại, nếu sự tăng trưởng kinh tế- xã hội thấp, mức sống của người dân sẽ thiếu thốn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, khi đó lối sống của con người cũng bị chi phối ít nhiều bởi mức sống. Có thể thấy rõ ràng, sự tăng trưởng kinh tế- xã hội đã là chất xúc tác làm cho việc hình thành lối sống, nếp sống của con người diễn ra theo chiều hướng phù hợp với điều kiện khách quan và chủ quan.

Thứ tư, về nền tảng văn hóa xã hội và q trình giao lưu văn hóa.

Nền tảng văn hóa chính là cội nguồn văn hóa truyền thống của mỗi cộng đồng. Cội nguồn văn hóa thể hiện tính chất, bản sắc riêng của con người chủ thể. Nền tảng văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành lối sống, nếp sống văn minh của mỗi cá nhân, mỗi tập thể sinh ra và trưởng thành trong phạm vi của cội nguồn văn hóa đó. Hoạt động giao lưu văn hóa góp phần quan trọng cho việc hình thành lối sống, nếp sống văn minh của mỗi cộng đồng, mỗi nhóm người khác nhau. Giao lưu văn hóa giúp cho con người hiểu biết và học hỏi thêm những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa, văn minh khác. Tuy nhiên, giao lưu văn hóa cũng tồn tại những mặt tiêu cực nếu như chủ thể văn hóa khơng biết lựa chọn học hỏi đúng đắn. Biểu hiện của nó là những hiện tượng như: mai một bản sắc dân tộc, lai căng văn hóa khơng phù hợp với văn hóa truyền thống.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 32 - 35)