Cơ cấu tổ chức, phân cấp bộ máy quản lý xây dựng nếp sống văn

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 44 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Cơ cấu tổ chức, phân cấp bộ máy quản lý xây dựng nếp sống văn

văn minh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

2.1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nếp sống văn minh

* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực văn hóa. Cơ cấu Ban giám đốc gồm có 04 người gồm: Giám đốc và 03 Phó Giám đốc. Giúp việc cho Ban giám đốc về lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa là Phịng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình, có 05 cán bộ gồm 1 trưởng phịng, 1 phó phịng và 3 chun viên.

* Phịng VHTT thành phố Thanh Hóa

Phịng VHTT thành phố Thanh Hóa là cơ quan chun mơn của UBND thành phố. Tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính và chuyển phát, viễn thơng và internet, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thơng tin, phát thanh, văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch và các dịch vụ cơng khác thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố. Phòng VHTT thành phố Thanh Hóa chịu trách nhiệm trước UBND thành phố và Sở Văn hóa và Thể thao về quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa; xây dựng quy chế làm việc, báo cáo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chế độ; thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và các cơng việc được UBND phân cơng hoặc ủy quyền. Có trách nhiệm báo cáo với UBND thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao về quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, báo cáo trước Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu.

Phòng VHTT là cơ quan giúp việc cho UBND thành phố Thanh Hóa về văn hóa trên địa bàn thành phố. Theo thống kê nhân sự của UBND thành phố Thanh Hóa cho biết, hiện nay, Phịng VHTT có 09 cán bộ, gồm trưởng phịng và 01 phó phịng, 07 cán bộ văn hóa đảm trách các hoạt động chuyên môn trên địa bàn.

* Ban văn hóa các phường, xã

Hiện nay, theo thống kê nhân sự của UBND thành phố Thanh Hóa cho biết, tồn thành phố có 34 phường, xã (30 phường và 04 xã). Tại mỗi phường, xã hiện nay có 02 cán bộ, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, trong đó có 01 người giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND phường phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội và 01 cán bộ thuộc Ban Văn hóa - xã hội. Đối với, hoạt động xây dựng nếp sống văn minh cơ sở ở thành phố Thanh Hóa, cùng với nguồn nhân lực của phịng Văn hóa - Thơng tin thành phố thì lực lượng cán bộ văn hóa - xã hội ở các phường, xã đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai chương trình xây dựng đời sống văn hóa ở các tổ dân phố thuộc các phường, xã trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

* BCĐ phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa các cấp

BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được hình thành ở bốn cấp, từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn. Cấp Trung ương có Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó Cục Văn hóa cơ sở có chức năng tham mưu, quản lý các hoạt động văn hóa cơ sở trong cả nước; cấp tỉnh, thành phố có Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó Phịng Nghiệp vụ văn hóa có chức năng tham mưu quản lý các hoạt động văn hóa cơ sở; cấp huyện, thị xã, thành phố có Phịng VHTT; cấp xã, phường, thị trấn có Ban Văn hóa xã hội.

BCĐ phong trào Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa cấp

UBND thành phố Thanh Hóa đã thành lập BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và hàng năm thường xun được kiện tồn. Đến nay BCĐ của thành phố gồm 18 đồng chí, trong đó BCĐ phong trào có bộ phận thường trực gồm 5 đồng chí:

- Đồng chí Phó chủ tịch UBND thành phố - Trưởng BCĐ phong trào. - Đồng chí Chủ tịch UBMTTQ thành phố - Phó BCĐ phong trào. - Đồng chí Trưởng phịng Văn hóa - Thơng tin thành phố - Phó ban thường trực BCĐ phong trào.

BCĐ là sự thống nhất gồm các ban ngành, đoàn thể của thành phố thực hiện phong trào. Là sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả cao. Các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan trong thành phố hoạt động tích cực, khơng ngừng thúc đẩy phong trào phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.

Từ những vấn đề nêu ra trên đây, tác giả đưa ra sơ đồ quản lý và tổ thức triển khai hoạt động xây dựng nếp sống văn minh cơ sở ở thành phố Thanh Hóa:

Sơ đồ 2.1: phân cấp quản lý xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Sở VH, TT&DL

Xây dựng nếp sống văn minh ở các khu dân cư thuộc các phường, xã

Ban Văn hóa – thơng tin

UBND các phường, xã

Phịng Văn hóa - Thơng tin

UBND Thành phố Thanh Hóa

Hàng năm BCĐ phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” thành phố đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện phong trào ở các phường, xã và thẩm định các làng, xóm, cơ quan, trường học đăng ký xây dựng đơn vị văn hoá. Đối với, hoạt động xây dựng nếp sống văn minh cơ sở ở thành phố Thanh Hóa, cùng với nguồn nhân lực của phịng Văn hóa - Thơng tin thành phố thì lực lượng cán bộ văn hóa - xã hội ở các phường đóng vai trị quan trọng trong việc triển khai chương trình xây dựng đời sống văn hóa ở các tổ dân phố thuộc các phường trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Đến nay 100% các phường, xã trong thành phố Thanh Hóa đã thành lập BCĐ, các cơ quan, xí nghiệp đã có BCĐ, các tổ dân phố, trường học đã có tiểu BCĐ trực thuộc BCĐ các phường, xã. Trưởng BCĐ do đồng chí Chủ tịch UBND phường làm Trưởng ban. BCĐ có nhiệm vụ chỉ đạo triển khai thực hiện tốt phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trên địa bàn thành phố. Kinh phí hoạt động của BCĐ thực hiện theo các quy định về tài chính hiện hành.

2.1.2. Cơ chế phối hợp thực hiện

Công tác thực hiện, triển khai xây dựng phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh cơ sở nói chung và nếp sống văn minh nói riêng khơng phải là nhiệm vụ, trách nhiệm của một cá nhân, tổ chức đơn lẻ mà đòi hỏi sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể và cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, trong q trình triển khai kế hoạch, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh cơ sở ln cần có sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng dân cư trên địa bàn.

Tuy nhiên, sự phối kết hợp này cần có sự phân cấp cụ thể tránh sự chồng chéo dẫn đến kết quả không cao. Từ kinh nghiệm rút ra từ các phường, xã của thành phố Thanh Hóa trong các hội nghị tổng kết, sơ kết phong trào

xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh cơ sở đặc biệt về công tác phối hợp của các thành viên BCĐ đã phân tích những mặt được và chưa được, phần lớn là do việc phân cơng, nhiệm vụ cịn chồng chéo, thiếu khoa học nên BCĐ phong trào thành phố Thanh Hóa ln có sự phối hợp chặt chẽ, có sự phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy một cách hợp lý, khoa học. Cụ thể: Phịng VHTT thành phố Thanh Hóa, BCĐ phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh cơ sở thành phố Thanh Hóa là cơ quan chủ quản có trách nhiệm, vai trị lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra quá trình các cơ sở triển khai xây dựng nếp sống văn minh. Đồng thời đưa ra những phương thức đánh giá phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, có sự cơng khai, minh bạch không che giấu các biểu hiện tiêu cực.

UBND, BCĐ xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh cơ sở thành phố sẽ có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo lập kế hoạch và triển khai thực hiện phong trào hàng năm; chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện phong trào; sơ kết, tổng kết và tổ chức thi đua khen thưởng đối với các cá nhân, gia đình, cộng đồng, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào.

Các tổ chức đoàn thể tùy vào chức năng, nhiệm vụ lên kế hoạch và triển khai thực hiện nôi dung cụ thể như: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng; phối hợp và đẩy mạnh các phong trào quần chúng hiện có trong phong trào chung đồng thời lồng ghép bổ sung nội dung văn hóa vào các phong trào hiện có của các đồn thể và các địa phương.

Cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố đóng vai trò nòng cốt và không thể thiếu trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa. Họ chính là người hưởng ứng, thực thi chủ trương, kế hoạch của BCĐ đặt ra, có vai trị

quyết định đến sự thành công của phong trào. Đồng thời người dân cũng chính là chủ thể được hưởng lợi từ phong trào. Chính vì vậy, người dân cần nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp thu và thực hiện hướng dẫn của tổ chức và đồng thuận hưởng ứng phong trào với tinh thần tích cực, nhiệt tình và trách nhiệm cao. Có thể nói, sự thành cơng của phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh cơ sở chính là sự đồn kết, nhất trí, sự phối kết hợp đồng bộ có hiệu quả giữa các tổ chức, đơn vị, các cơ quan chủ quản, cơ quan thực thi và sự tham gia của cộng đồng nhằm phát huy sức mạnh tổng thể hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)