Thực trạng việc tổ chức tang lễ tại Thành phố Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 50 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Công tác thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn

2.2.2. Thực trạng việc tổ chức tang lễ tại Thành phố Thanh Hóa

Người Việt Nam coi việc tang là sự chuyển đoạn hệ trọng của đời người; coi lễ hội là nhu cầu sinh hoạt văn hố tâm linh, tín ngưỡng để hoà nhập cộng đồng củng cố đức tin. Việc tang là 1 bộ phận quan trọng của văn hoá, là nền tảng tinh thần góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc.

Việc tang là việc riêng của từng người, từng gia đình, từng cộng đồng nhưng lại có ảnh hưởng chung đến tồn xã hội. Đây là mơi trường dễ thăng hoa, dễ nảy sinh hủ tục, tệ nạn, mê tín dị đoan và cao hơn nữa nó đã phát tác thành một vật cản trở xã hội, lãng phí về thời gian, tốn kém về kinh tế, dằn dựa về tinh thần cho gia đình và xã hội.

Việc tang là thể hiện mối quan hệ tình cảm sâu sắc giữa người sống và người chết, giữa những người đang cùng chung sống, vượt qua ngồi tính huyết thống gia tộc, việc tang cịn mang tính xã hội sâu sắc. Tổ chức việc tang phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, mơi trường, vệ sinh, an tồn thực phẩm. Việc tang cần tổ chức chu đáo, trang trọng, gọn nhẹ, tiết kiệm; phải đảm bảo an tồn giao thơng, trật tự xã hội, an ninh cộng đồng. Khi đưa tang cần hạn chế rắc vàng mã, tiền âm phủ, tiền giấy… trên đường. Việc chôn cất, cải táng, xây mộ phải nằm trong quy hoạch nghĩa trang phù hợp với quỹ đất, phong tục, tập quán, hương ước, quy ước của địa phương.

Để xây dựng nếp sống văn minh, tiến bộ với tinh thần gạn đục khơi trong, ngăn chặn việc phục hồi các hủ tục đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội; nhiệm vụ bao quát hàng đầu của sự nghiệp văn hoá hiện nay là xây dựng con người Việt Nam thấm nhuần những giá trị và chuẩn mực văn hoá mới phù hợp yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Ngày 12/1/1998 Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 27 - CT/TW nêu rõ: “Bảo tồn có chọn lọc, cải tiến đổi mới những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần trong cuộc sống những hình thức lỗi thời, lạc hậu, nghiên cứu xây dựng và hình thành dần những hình thức vừa văn minh vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong việc tang lành mạnh, tiết kiệm tránh xa hoa, lãng phí, phiền nhiễu. Chống khuynh hướng kinh doanh vụ lợi, xoá bỏ hủ tục, bài trừ mê tín dị đoan”.

Ngày 16/7/1998 BCHTW ban hành Nghị quyết 5 (khoá VIII) về việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân

tộc. Nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và tổ chức lễ hội được nhấn mạnh : “Bảo vệ bản sắc văn hoá phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác, giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ”.

Ngày 25/11/2005 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 308/2005 QĐ/TTg ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Quy chế quy định: “ Tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội phải đảm bảo không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, khơng được thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan như xem số, xem bói, xóc thẻ, yểm bùa, trừ tà và các hình thức mê tín dị đoan khác, khơng gây mất trật tự an ninh xã hội, không lợi dụng để truyền đạo trái phép và có các hoạt động chia rẽ đồn kết dân tộc. Khơng làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức. Khơng mời, không dự tiệc cưới trong giờ làm việc. Không sử dụng thời gian làm việc, công quỹ và phương tiện của cơ quan, đơn vị, tổ chức để đi dự lễ hội khi khơng có nhiệm vụ. Khơng lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; không sử dụng công quỹ của cơ quan, đơn vị, tổ chức để làm quà mừng cưới, viếng đám tang phục vụ cho mục đích cá nhân. Giữ sự yên tĩnh, hạn chế gây tiếng ồn vào ban đêm”.

Thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang là vấn đề trong nếp nghỉ của mỗi con người đã là khó khăn, phát triển xây dựng một xã hội văn minh, giàu mạnh lại có nhiều khó khăn, hơn nửa phải đối mặt: khó khăn ở điều kiện khác quan, khó khăn từ thắng các tập quán văn hóa tư tưởng đang ẩn chứa ở mọi lúc mọi nơi, do đó địi hỏi một trí tuệ sáng suốt mà các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể trong toàn thành phố phải đồng lòng, đồng sức cùng vào cuộc xây dựng nếp sống văn hóa trong cưới, tang, lễ hội được cụ thể là phải có chuyển biến rõ từ cơ sở (thơn,

tổ dân phố). Do đó UBND thành phố Thanh Hóa đã chỉ đạo UBND các xã, phường tổ chức sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước cho các thơn, tổ dân phố, trong đó chú trọng các nội dung như: khơng tổ chức ăn uống linh đình, khơng nên uống rượu, bia trong q trình tang lễ; khuyến khích bà con dùng băng nhạc hiếu, không che rạp lấn chiếm lịng lề đường, khơng rải tiền các loại và vàng mả dọc đường đưa tang. Đây là việc làm để cụ thể hóa Chỉ thị số 20/CT-TU của Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Đối với việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị đưa vào các biện pháp bảo vệ, tôn tạo các tuyến đường kiểu mẫu. Không đổ các loại phế thải, chậu cây ra ngã ba, ngã tư và trên vỉa hè đường phố.

Hầu hết CNVCLĐ đều thực hiện nếp sống mới trong việc tang; tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm phù hợp với điều kiện của gia đình. Khi có người mất, gia đình hoặc thân nhân đã kịp thời báo tử với UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú theo đúng quy định; không để quá lâu ngày thời gian quàn thi hài trong nhà..., đã bỏ các hủ tục mê tín lạc hậu và những nghi thức rườm rà tốn kém như: Hạn chế dùng vịng hoa, câu đối, trướng đắt tiền; khơng sử dụng nhạc tang quá 23 giờ đêm và trước 5 giờ sáng... Việc tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định của Chính phủ, phong tục, truyền thống và quy ước, hương ước của thôn, bản, khối phố, địa phương, các hủ tục lạc hậu trong việc tang cơ bản được xố bỏ, tình làng nghĩa xóm, sự giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể, cộng đồng dân cư được thể hiện rất tận tình, chu đáo. Các lễ tiết sau đám tang (3 ngày, lễ cúng tuần, 49 ngày, 100 ngày, lễ thôi tang) về cơ bản đã tiết giảm, hoặc tổ chức gọn nhẹ, phù hợp truyền thống đạo lý của dân tộ

Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang và văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong những năm qua từng bước đi vào quy cũ góp phần chuyển biến nhận thức của đại bộ phận nhân dân trong toàn

thành phố. Trong việc tang, gắn giữa các quy định của pháp luật với quy ước, hương ước khu dân cư và cơng tác tun truyền của từng địa phương. Chính quyền các địa phương đã thực hiện quy hoạch đất các nghĩa trang, nghĩa địa và vận động nhân dân chôn cất người mất đúng quy định đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong tang lễ đã dùng băng nhạc hiếu gọn nhẹ, trang nghiêm, đỡ tốn kém cho gia đình khi có người thân qua đời. Việc rãi vàng mã trên đường cũng đã và đang giảm dần. Khi có người qua đời các gia đình đều đến khai tử, báo cáo với chính quyền địa phương và tổ dân phố để được nhận sự giúp đỡ của cộng đồng góp phần cùng tang gia lo chay ấm cúng; các địa phương khi có người mất đều thành lập ban tang lễ cùng với gia đình lo tang chu đáo thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc; qua đó thắt chặt tình làng nghĩa xóm trong nhân dân. Việc lưu giữ thi hài trong gia đình thường trong vịng 48 giờ. Tang lễ được các gia đình tổ chức gọn nhẹ, khơng cúng điếu, ăn uống linh đình, các thủ tục lạc hậu đã được bãi bỏ.

Về văn minh đô thị, ngày 22/8/2011 Thường vụ Thành ủy Thanh Hóa ban hành Nghị quyết số 04/-NQ/TU về xây dựng văn minh đô thị, trên cơ sở đó các cơ quan chuyên môn đã tham mưu cho UBND thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị như: xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu, đoạn đường tự quản; không kinh doanh, buôn bán lấn chiếm hè phố, lịng đường; khơng để các phương tiện giao thông, vật liệu lấn chiếm hè phố, lòng đường. Việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị là nhiệm vụ trọng tâm, là trách nhiệm của cấp chính quyền từ thành phố đến xã, phường; của từng cơ quan, đơn vị; của toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn thành phố Thanh Hóa trong việc tổ chức, phối hợp triển khai thực hiện.

Với hình thức triển khai sâu rộng đến mọi đối tượng, kết hợp với nhiều biện pháp trong chỉ đạo thực hiện của cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ thành phố đến cơ sở, sự hưởng ứng tích cực của cán bộ,

đảng viên và các tầng lớp nhân dân; sau 10 năm thực hiện kế hoạch kết luận số 51-KL/TW ở thành phố Thanh hóa đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Đến nay, việc tang khơng những được duy trì và phát huy những thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc mà còn thể hiện những tiến bộ tích cực theo hướng văn minh, hiện đại. Ban thường vụ thành ủy đã ban hành quyết định số 05-NQ/TU ngày 18/3/2019 của Ban thường vụ Thành ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khu dân cư kiểu mẫu và khu nghĩa trang nhân dân kiểu mẫu.

Do công tác tuyên truyền vận động và chỉ đạo tích cực, đến nay đã, tất cả các gia đình có người qua đời đều đến UBND phường, xã để làm thủ tục khai tử theo đúng quy định của pháp luật. Các đám tang được tổ chức theo nghi thức trang trọng, có ban tổ chức lễ tang, tổ chức không điện, Phụng viếng và truy điệu, lễ an táng được tổ chức theo nghi thức truyền thống, thời gian không điểm khơng q 12h, thời gian an tồn khơng q 48h, nhà tang sử dụng không trước năm giờ sáng không quá 22h đêm theo quy định.

Việc tổ chức ăn uống trong đám tang cũng như các tuần tiết sau đám tang như ba ngày, 49 ngày, 100 ngày cơ bản được tổ chức gọn nhẹ trong nội bộ gia đình, dịng họ. Vai trò lãnh đạo, sự quan tâm chăm lo cuộc cấp ủy đảng, sự hướng dẫn và quản lý của chính quyền, vai trị của mặt trận tổ quốc và các tổ chức quần chúng, tình là nghĩa xóm trong việc tổ chức tang lễ được địa bàn dân cư trong những năm qua đã được phát huy rõ rệt. Các tổ, khu phố, tổ chức, đứng ra thành lập ban tang lễ; đội Nhật tang; bên cạnh đó, các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ tang lễ ngày càng phát triển. Nhận thức của nhân dân về hình thức hỏa táng tăng dần được thay đổi, tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn thành phố ngày càng cao. Với hình thức địa táng, ý thức thực hiện các theo các quy định và hướng dẫn của đội quản trang tại Nghĩa trang nhân dân thành phố của người dân ngày càng được nâng lên.

Hiện nay, việc tổ chức tang lễ theo đúng định hướng trang nghiêm, tiết kiệm, đậm nghĩa tình. Hầu hết các phường, xã trên địa bàn thành phố đã thành lập ban tổ chức tang lễ thống nhất quy trình, nghi thức phù hợp với điều kiện của phường, xã, gia đình, ít tốn kém, thể hiện mối quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Tình trạng tổ chức tang lễ rườm rà, kéo dài nhiều ngày, ăn uống tràn lan, nhất là khu vực ngoại thành được khắc phục đáng kể. Các hủ tục trong đám tang như: Lăn đường, khóc mướn, chơi cờ bạc… hầu như khơng cịn. Tỷ lệ hỏa táng người quá cố ngày càng cao.

Nhìn chung việc cưới, việc tang, hoạt động lễ hội và văn minh đơ thị trên địa bàn thành phố Thanh Hóa cịn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc triển khai thực hiện ở một số địa phương, đơn vị còn mang tính hình thức thiếu biện pháp thiết thực; thiếu kiểm tra; đôn đốc và chưa quyết liệt trong việc phê bình chưa rõ ràng thiếu cụ thể đối với những cá nhân, đơn vị vi phạm quy định của hương ước, quy ước mà cán bộ và nhân dân thôn, tổ dân phố đã quy định trong hương ước, quy ước, cụ thể trong việc tang và văn minh đơ thị. Việc bình xét cơng nhận danh hiệu gia đình, khu dân cư, cơ quan văn hóa… ở đa số các địa phương chưa áp dụng triệt để các tiêu chí (thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, hoạt động lễ hội và văn minh đô thị) đã được đề ra… Công tác tuyên truyền, vận động chưa được các cấp, các ngành, các đoàn thể tiến hành thường xuyên nên chưa thực sự đi vào chiều sâu, chưa lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân.

Việc quy hoạch nghĩa địa, mộ phần được một số phường, xã quan tâm chỉ đạo thực hiện...Giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn toàn thành phố thống kê được: có 23.326 đám tang; 20.176 đám tang thực hiện theo nếp sống văn minh (86,5%); 3.150 đám tang chưa thực hiện theo nếp sống văn minh (13,5%);22.919 hộ gia đình đến khai tử tại xã, phường, thị trấn (98,3%).

Việc tang được tổ chức đúng quy định, nghi thức thầy mo, thầy tào cũng đã được cải tiến, việc tổ chức phúng viếng tuỳ theo điều kiện của gia đình có người qua đời; hầu hết lễ tang đều có Ban tổ chức lễ tang, có hội hiếu, ban nhạc lễ, hàng phe quy định khá chặt chẽ, hiệu quả cao, trong đó có quy định, quy ước các thành viên trong hội hiếu và hàng xóm có trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể để hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình có người qua đời trong việc tổ chức lễ tang. Nhiều nơi thời gian tổ chức lễ tang đã dần được rút ngắn đảm bảo tiết kiệm, vệ sinh, an toàn, đặc biệt là nhưng đám tang của người mắc các bệnh truyền nhiễm được tổ chức trong 12 tiếng;

- Về nghi thức: Cơ bản đã được cải tiến, đa số việc tang tổ chức đúng thời gian quy định, lược bỏ những nghi thức rườm rà, những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, ăn chay, hạn chế các lễ vật phúng viếng bằng đồ chín và thay thế vào đó là tiền phúng, hoa quả, hương vịng...

- Về nhạc tang: Đa số nhân dân sử dụng nhạc tang nhưng hầu hết đều thực hiện theo quy ước nếp sống văn minh của khu phố, khối phố, thường không mở sau 22 giờ đêm và trước 06 giờ sáng. Tuy nhiên có một số đám tang vẫn có hiện tượng mở nhạc quá to gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu dân cư.

- Về tang phục: hiện nay việc mặc tang phục trên địa bàn hầu hết đều phù hợp với phong tục, truyền thống của phường, xã và dân tộc, chủ yếu là vải xơ màu trắng hoặc có nơi mặc màu đen được may đơn giản và đeo khăn tang...

Việc tang đã được tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, loại bỏ dần các tập tục, tập quán lạc hậu; hạn chế việc tổ chức linh đình, ồn ào, khơng bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự công cộng. Nhiều phường, xã vận động nhân dân thực

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 50 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)