Khái niệm khiếu nại hành chính và giải qu ết hiếu nại hành chính

Một phần của tài liệu Trách nhiệm chứng minh trong giải quyết khiếu nại (Trang 31 - 34)

- Khái niệm khiếu nại hành chính: Trong nhà nước pháp quyền thì tất cả

các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đều được pháp luật và các chủ thể trong xã hội thừa nhận, nhất là sự thừa nhận, tôn trọng, bảo đảm thực hiện và thúc đẩy phát triển của Nhà nước. Khiếu nại là quyền chính trị pháp lý của các chủ thể trong xã hội, được Hiến pháp ghi nhận, nó diễn ra trong các lĩnh vực quản lý nhà nước: lập pháp, tư pháp và hành pháp, trong các lĩnh vực đó thì hiếu nại diễn ra nhiều nhất ở lĩnh vực hành pháp. Bởi lẽ, trong q trình quản lý, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành ch nh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đồng thời làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ các chủ thể có liên quan trong xã hội, phản ứng của các chủ thể này diễn ra theo hai chiều hướng: một là, theo hướng tích cực thì sẽ thực

hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh bởi hành vi hành chính, quyết định hành chính; hai là, theo hướng tiêu cực, không thực hiện hoặc chống đối, đồng thời các chủ thể tiến hành bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi cho rằng nó bị xâm

hại bởi hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan hành ch nh nhà nước hoặc người có thẩm quyền. Phản ứng theo hướng tiêu cực (được thực hiện theo quy định của pháp luật) thể hiện bằng việc yêu cầu đến người có thẩm quyền xem xét giải quyết, trong trường hợp này là khiếu nại hành chính.

Trong khoa học pháp lý hiện nay, quan niệm về khiếu nại hành chính cũng có nhiều quan điểm khác nhau, theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì:

“Khiếu nại hành chính là việc cá nhân hay tổ chức đề nghị cơ quan hành chính nhà nước xem xét, sửa chữa một hành vi hay một quyết định hành chính mà họ cho là hành vi và quyết định đó khơng đúng pháp luật, gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của họ”. Có quan điểm lại cho rằng: “Khiếu nại là đề nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính hay hành vi hành chính đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của họ bị xâm phạm”[135, tr.67].

Trong lĩnh vực luật thực định của nước ta từ năm 1946 đến nay đã có nhiều văn ản điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến khiếu nại, giải quyết khiếu nại, khái niệm khiếu nại hành ch nh cũng dần được hình thành từ chỗ chưa có đến hồn thiện như quy định tại Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011: ―Khiếu nại

là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [86, tr.08]. Đây là quan

niệm về khiếu nại hành chính hồn thiện và đầy đủ nhất từ trước cho đến nay, phản ánh được mức độ dân chủ, mức độ bảo đảm quyền công dân và khả năng tiếp cận công lý trong quản lý hành ch nh nhà nước.

Như vậy, có thể hiểu: khiếu nại hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu cơ quan quản lý hành ch nh nhà nước xem xét lại quyết định hành

chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, cơng chức, viên chức hi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính: như đã nêu ở phần trên, khiếu nại hành chính là yêu cầu của người khiếu nại, thì GQKNHC là thực hiện việc làm của chủ thể có trách nhiệm phải đáp ứng yêu cầu của người khiếu nại. Hoạt động này chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong quá trình cơ quan hành ch nh nhà nước thực hiện chức năng chấp hành và điều hành, song lại có vai trị là thước đo mức độ tiếp cận công lý hành ch nh, ―là biện pháp giữ lịng dân trong thời

bình” [50, tr.02]. Đối tượng của khiếu nại hành chính là quyết định hành chính

và hành vi hành ch nh, nên để giải quyết vấn đề thì trước hết chủ thể ban hành quyết định hành chính và thực hiện hành vi hành chính phải xem xét giải quyết, vì thế có quan niệm: ―Giải quyết khiếu nại hành chính là việc cơ quan hành

chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước xem xét, đánh giá tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại‖ [40, tr. 34]. Đây là quan niệm tương đối hoàn thiện khi xây

dựng khái niệm GQKNHC từ góc độ nội dung và mục đ ch hoạt động GQKNHC của chủ thể có thẩm quyền GQKNHC.

Khái niệm giải quyết khiếu nại đã được Luật khiếu nại năm 2011 định nghĩa là: “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại” [86, tr. 9]. Nội dung khái niệm hướng đến việc mơ tả

q trình giải quyết các vụ việc khiếu nại hành chính cụ thể, gồm các ước: tiếp nhận, thụ lý vụ việc (nhận đơn, tiếp nhận khiếu nại thông qua hoạt động tiếp dân, nghiên cứu đơn và các tài liệu liên quan); xác minh, kết luận (thực hiện các nghiệp vụ xác minh và đưa ra các nhận xét đánh giá cụ thể) về t nh đúng, sai và

cơ sở pháp lý của nội dung khiếu nại, của đối tượng khiếu nại; và cuối cùng là ban hành quyết định giải quyết khiếu nại và tổ chức thực hiện nó trong thực tiễn.

Có thể thấy khái niệm GQKNHC như quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 là phù hợp, mặc dù nội hàm khái niệm chưa ao quát hết các yếu tố về chủ

thể giải quyết, trách nhiệm các chủ thể tham gia giải quyết và mục đ ch giải quyết, nhưng lại được bổ sung ở các nội dung cụ thể hác như quy định về thẩm quyền GQKNHC, quyền và nghĩa vụ của người có thẩm quyền giải quyết, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại và trách nhiệm phối hợp trong GQKNHC. Như vậy, xuất phát từ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các chủ thể tham gia trong quá trình giải quyết vụ việc khiếu nại hành ch nh đều được pháp luật bảo đảm thực hiện quyền của mình gắn với việc trách nhiệm làm rõ sự thật vụ việc để làm căn cứ giải quyết.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm chứng minh trong giải quyết khiếu nại (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)