hành chính
- Chứng minh là một hoạt động nhận thức chân lý của con người diễn ra ở các lĩnh vực của đời sống xã hội. Lý luận Chủ nghĩa Mác – Lê Nin khẳng định mọi hoạt động đều để lại dấu vết trong thế giới khách quan, trong khi về ngun tắc thì con người có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới. Vì thế, việc vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm PLHC nói riêng dù ở hình thức nào với những thủ đoạn che dấu tinh vi đến đâu thì các chủ thể có trách nhiệm chứng minh đều có thể chứng minh việc vi phạm pháp luật hành chính. Muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng thì ở bất kỳ phương pháp hoa học nào cũng khơng thể thốt ly việc kiểm tra, xác minh, nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cụ thể đó. Như vậy, để giải quyết đúng đắn vụ việc khiếu nại hành chính, các chủ thể có trách nhiệm chứng minh phải xác định sự phù hợp, đầy đủ, toàn diện và kịp thời các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc thông qua việc phát hiện, thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ chứng minh tính hợp pháp, đúng đắn và hợp lý của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại. Những sự kiện, tình tiết đã xảy ra trong vụ việc vi phạm pháp luật hành chính ch nh là cái mà người có trách nhiệm chứng minh trong GQKNHC phải làm rõ để giải quyết vụ việc.
Hoạt động chứng minh của chủ thể có trách nhiệm chứng minh trong GQKNHC là một loại tư duy của con người đối với một vấn đề cần làm sáng tỏ. Tuy nhiên, hoạt động chứng minh trong GQKNHC có một số đặc trưng riêng,
cụ thể là: Thứ nhất, trong giải quyết khiếu nại hành chính khơng thể tiến hành thí nghiệm được, có nghĩa là các chủ thể có trách nhiệm chứng minh không thể thực hiện lại hành vi vi phạm pháp luật hành ch nh đã xảy ra trong quá khứ. Điều này khác với trong khoa học tự nhiên, các nhà khoa học khi chứng minh một định lý, định luật có thể tiến hành thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần để tìm ra quy luật. Thứ hai, hoạt động chứng minh trong GQKNHC là hoạt động liên tục của các chủ thể có trách nhiệm chứng minh với nội dung, phạm vi chứng minh cụ thể gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể quan hệ pháp luật khiếu nại, GQKNHC. Thứ ba, là hoạt
động tư duy của con người có sự kết hợp giữa tính chính xác của khoa học tự nhiên và t nh nhân văn của khoa học xã hội. Bởi lẽ, quyết định giải quyết khiếu nại muốn đảm bảo khách quan, trung thực, toàn diện, đầy đủ, kịp thời thì nhất thiết tư duy phải rõ ràng, càng chính xác thì càng tiếp cận được sự thật của vụ việc. Đồng thời để có được quyết định giải quyết khiếu nại đúng đắn, hợp lý và hơn hết là có khả năng thực hiện trong thực tiễn thì địi hỏi yếu tố đạo đức, phẩm chất và niềm tin của các chủ thể có trách nhiệm chứng minh, đặc biệt là của người GQKNHC.
Như vậy, có thể hiểu: Chứng minh trong giải quyết khiếu nại hành chính là một quá trình các chủ thể chứng minh trên cơ sở qu định của pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại hành chính tiến hành phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ đó làm căn cứ để xác định sự thật khách quan về nội dung vụ việc cần giải quyết”.
Trách nhiệm chứng minh trong giải quyết khiếu nại hành chính: thuật ngữ
“Trách nhiệm” được sử dụng nhiều trong đời sống thường nhật cũng như trong
các văn ản pháp luật và trong quản lý hành ch nh nhà nước. Trách nhiệm trong khoa học pháp lý là trách nhiệm pháp lý được tiếp cận theo hai nghĩa, cụ thể là: theo nghĩa t ch cực, trách nhiệm pháp lý được hiểu là hành vi được thực hiện theo bổn phận, nghĩa vụ của một chủ thể phải thực hiện quy định của pháp luật; theo nghĩa tiêu cực, trách nhiệm pháp lý được hiểu là trách nhiệm bất lợi đối với chủ thể không thực hiện bổn phận, nghĩa vụ mà mình phải thực hiện theo quy
định của pháp luật. Với cách tiếp cận như vậy, có thể hiểu trách nhiệm chứng minh là bổn phận, nhiệm vụ của chủ thể phải thực hiện đầy đủ để chứng minh một hoặc một số sự vật, hiện tượng nào đó mà nếu khơng thực hiện được thì hơng có cơ sở để xác định sự thật khách quan vụ việc cần được giải quyết.
Trong GQKNHC, “trách nhiệm chứng minh trong giải quyết khiếu nại
hành chính được hiểu là bổn phận của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan phải làm rõ các tình tiết, sự kiện để xác định sự thật khách quan vụ việc cần giải quyết”.
Quá trình thực hiện trách nhiệm chứng minh là hoạt động thu thập, xử lý và đánh giá chứng cứ, sử dụng chứng cứ làm rõ các tình tiết, sự kiện cụ thể để làm cơ sở ban hành quyết định GQKNHC. Mặc dù pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại của nước ta chưa quy định việc khiếu nại tính hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính khi bị khiếu nại, nhưng theo tác giả, trong quá trình chứng minh vẫn phải chứng minh tính hợp lý của quyết định hành ch nh và hành vi hành ch nh, có như vậy mới bảo đảm các chủ thể chịu tác động của quyết định GQKNHC thật sự “tâm phục”, “khẩu phục” và thi hành quyết
định GQKNHC một cách trọn vẹn.