- Đặc điểm của trách nhiệm chứngminh trong giải quyết khiếu nại hành
c) Cơ sở pháp lý của hoạt động thực hiện trách nhiệm chứngminh trong giải quyết khiếu nại hành chính
2.2.1. Đối tượng chứngminh
Như đã nêu ở trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định: nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, là quá trình tạo thành tri thức ở bộ óc con người của hiện thực hách quan. Điều này có nghĩa là thế giới hách quan là đối tượng nhận thức của con người và con người có khả năng nhận thức được nó, nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể thì đối tượng nhận thức không phải là tất cả hiện thực khách quan mà chỉ là một bộ phận của nó. Trong quá trình GQKNHC, khi các chủ thể có trách nhiệm chứng minh thực hiện trách nhiệm của mình thì đối tượng chứng minh khơng phải là tồn bộ cuộc
sống mà chỉ là một nhóm sự việc, một số người và một số tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc đang nghiên cứu làm sáng tỏ.
- Việc xác định đối tượng chứng minh có ý nghĩa quan trọng cho cả quá trình chứng minh vụ việc, nó giúp cho chủ thể chứng minh có định hướng chứng minh, tránh được việc bỏ sót chứng cứ có giá trị chứng minh quan trọng, trong khi lại thu thập những chứng cứ giá trị chứng minh không cao hoặc không liên quan. Để giải quyết đúng đắn bất kỳ vụ việc khiếu nại hành ch nh nào người giải quyết khiếu nại đều phải làm sáng tỏ tất cả những sự kiện pháp lý mà quy phạm pháp luật nội dung (ví dụ khiếu nại trong lĩnh vực đất đai thì luật nội dung là Luật Đất đai) cần phải áp dụng liên quan đến sự kiện đó. Mục đ ch của việc
thực hiện trách nhiệm chứng minh của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật GQKNHC là nhằm đạt được sự khẳng định đối với những vấn đề về nội dung của đối tượng chứng minh là đúng đắn và xác thực.
Trong hoạt động GQKNHC thì trách nhiệm chứng minh thuộc về các bên tham gia vào quá trình giải quyết, mọi vấn đề đều phải được làm rõ trước khi người giải quyết khiếu nại quyết định giải quyết vụ việc. Nếu việc người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại của mình trên thực tế là sự kiện pháp lý phát sinh quan hệ khiếu nại, GQKNHC, thì trách nhiệm chứng minh của các chủ thể phải xác định rõ những sự kiện với những tình tiết cụ thể có giá trị làm sáng tỏ tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại, cụ thể là: hành vi vi phạm PLHC có xảy ra hay khơng xảy ra trên thực tế; ai thực hiện hành vi đó, có lỗi hay khơng có lỗi (cố ý hay vơ ý); tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, mức độ thiệt hại và biện pháp xử lý. Những tình tiết, sự kiện như vậy ch nh là đối tượng chứng minh trong GQKNHC mà các chủ thể có trách nhiệm chứng minh phải xác định ch nh xác để định hướng thực hiện trách nhiệm chứng minh của mình trong quá trình giải quyết vụ việc cụ thể. Như vậy, có thể định nghĩa: đối tượng chứng minh trong giải quyết khiếu nại hành chính là tổng
hợp những tình tiết, sự kiện thực tế phản ánh tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại, làm cơ sở cho
việc giải quyết vụ việc khiếu nại hành chính cần được xác định bằng chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc khiếu nại hành chính.
- Đối tượng chứng minh trong GQKNHC rất phong phú, nên để thuận lợi cho các chủ thể thực hiện trách nhiệm chứng minh xác định đối tượng chứng minh đối với mỗi vụ việc cụ thể, ta có thể phân loại đối tượng chứng minh thành các nhóm như sau:
+ Một là, nhóm đối tượng chứng minh có giá trị làm rõ tư cách hiếu nại; + Hai là, nhóm đối tượng chứng minh có giá trị làm rõ tính hợp pháp của
quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại. Đây là nhóm đối tượng chứng minh quan trọng nhất trong quá trình thực hiện trách nhiệm chứng minh của các chủ thể.
+ Ba là, nhóm đối tượng chứng minh có giá trị làm rõ t nh đúng đắn (tính
hợp lý) của quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu nại, từ đó làm cơ sở cho việc quyết định giải quyết khiếu nại không chỉ đúng pháp luật mà cịn đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với thực tế của địa phương.