Kinh nghiệm Hungary

Một phần của tài liệu kth[2010]la_ho.thi.hai.yen_neu (www.kinhtehoc.net) (Trang 177 - 179)

1. Kinh nghiệm của một số nớc về cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ trong các trờng đại học

1.6. Kinh nghiệm Hungary

Thứ nhất, củng cố tổ chức nghiên cứu để huy động nguồn lực cho KH&CN trong các trờng đại học. Hệ thống NCPT công hiện tại của Hungary

bao gồm ba thành phần chính là Viện Hàn lâm Khoa học, các trờng đại học và các tổ chức nghiên cứu và công nghệ công.

Các trờng đại học ngày càng trở nên quan trọng. Trong thời kỳ 1998- 2000, tại Hungary đã diễn ra một quá trình sáp nhập cơ bản trong khu vực giáo dục đại học, các trờng đại học có lĩnh vực đào tạo tơng đối hẹp sẽ đợc chuyển đổi thành các trờng đại học đa ngành. Thay đổi này đợc thực hiện nhằm đáp ứng số lợng sinh viên ngày càng tăng, các chơng trình đào tạo ngày càng lớn và tập trung khả năng tri thức dành cho nghiên cứu.

Trong khu vực giáo dục đại học, hầu hết các cơ sở nghiên cứu là một phần của giáo dục đại học (1421 cơ sở). Ngân sách dành cho NCPT của các trờng đại học phụ thuộc phần lớn vào trợ cấp của Chính phủ. Có hai loại trợ cấp chính: Hỗ trợ nghiên cứu chính thức và trợ cấp từ các quỹ và chơng trình khác của Chính phủ. Bên cạnh đó, hợp tác giữa các trờng đại học và khu vực

t nhân và sự tham gia vào các chơng trình khoa học song phơng và đa phơng cũng là những nguồn thu nhập chính của các trờng.

Thêm vào đó, một dự luật mới về giáo dục đại học đang đợc xây dựng. Mục đích chính của dự luật này là hợp nhất hệ thống giáo dục đại học của Hungary vào tiến trình tái cơ cấu hệ thống giáo dục, tài chính và quản lý của các trờng đại học. Những kế hoạch này sẽ có tác động tích cực đối với mỗi quan hệ giữa các trờng đại học và doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, 5 Trung tâm Hợp tác Nghiên cứu (CRC) đã đợc đa vào hoạt động năm 2001. Các trung tâm này đợc đặt tại những trờng đại học lớn với mục tiêu là phát triển mối quan hệ giữa các tổ chức giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận và khu vực kinh doanh, đặc biệt là các SMEs. Bộ Giáo dục cũng đã dành ra một quỹ đặc biệt từ Quỹ đổi mới Nghiên cứu và Cơng nghệ và Chơng trình Hành động Tăng cờng Năng lực cạnh tranh Kinh tế (ECOP) để hỗ trợ thành lập mới những trung tâm nh vậy. Một trung tâm sẽ đợc tài trợ từ 50 triệu đến 250 triệu HUF (tối đa 50% ngân sách dự kiến của trung tâm) trong vòng ba năm đầu. Những trung tâm này sẽ chỉ đợc hỗ trợ nếu thành lập cùng với các đối tác kinh doanh. Chúng hoạt động trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, kết hợp phát triển giáo dục và công nghệ.

Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực. Theo các số liệu mới nhất (2001-

2002), tổng số sinh viên ở các trờng đại học là 349.301 (chiếm 3,5% dân số), tăng 22.000 ngời so với năm trớc. Trong đó có 117.947 sinh viên đại học (theo chơng trình đại học 5-6 năm), 195.291 sinh viên cao đẳng (chơng trình học 3-4 năm), 7.030 nghiên cứu sinh tiến sỹ. Số sinh viên quốc tế là 11.783, chủ yếu học các ngành y khoa, khoa học và kỹ thuật. Tỷ lệ sinh viên nữ là 53%, và chỉ dao động chút ít trong vài năm qua.

Chính sách khoa học và cơng nghệ của Hungary tập trung vào các u tiên: tăng cờng sức hút của các ngành nghề khoa học và kỹ thuật, tăng số lợng sinh viên cao học các ngành khoa học và kỹ thuật, cũng nh cải cách đầu ra để phục vụ cho các nhu cầu kinh tế và xã hội. Đã có một vài kế hoạch để thực hiện những mục tiêu này. Kế hoạch thứ nhất là sử dụng các nguồn lực của Quỹ nghiên cứu và Đổi mới Công nghệ để cải thiện các điều kiện xã hội phục vụ phát triển công nghệ, bao gồm những hoạt động: Hỗ trợ các hoạt động tăng c- ờng hiểu biết và nhận thức của xã hội về KH&CN; Hỗ trợ các hội nghị thúc

đẩy việc phổ biến thành tựu KH&CN. Bên cạnh đó, cịn có một số kế hoạch khác để thực hiện các mục tiêu trên. Kế hoạch thành công nhất cho tới nay mang tên "Trờng Đại học của mọi tri thức", một chơng trình truyền hình với sự tham gia của những nhà khoa học nổi tiếng nhất Hungary.

Trong văn bản pháp lý về việc thành lập Quỹ Nghiên cứu và Đổi mới Cơng nghệ có nêu các hoạt động đợc quỹ tài trợ bao gồm "cải thiện nguồn nhân lực nghiên cứu và đổi mới công nghệ, tạo ra việc làm trong lĩnh vực NCPT, thúc đẩy đào tạo các nhà nghiên cứu trẻ, khuyến khích trao đổi kinh nghiệm và huy động các chuyên gia trong nớc và quốc tế, tái hoà nhập các nhà khoa học Hungary ở nớc ngoài hồi hơng vào các cộng đồng khoa học trong nớc. Để hoàn thành những mục tiêu trên, Hungary sẽ kêu gọi đề xuất dự án nhằm "cải thiện nguồn nhân lực NCPT" vào năm 2004.

Bên cạnh những nỗ lực trong nớc cịn có một số nguồn tài trợ quốc tế nhằm tăng cờng nhân lực NCPT. Hungary gia nhập EU vào ngày 01/5/2004 và sẽ chính thức đợc nhận hỗ trợ từ Quỹ cơ cấu và Quỹ Liên kết. Để sử dụng những nguồn viện trợ này, Chính phủ Hungary phải xây dựng một kế hoạch phát triển quốc gia (NDP). Trong số 5 chơng trình của mình, Chơng trình hoạt động Tăng cờng khả năng Cạnh tranh Kinh tế (ECOP) hỗ trợ NCPT và đổi mới; trong khi đó, Chơng trình hành động phát triển Nguồn nhân lực (HRDOP) có mối liên hệ chặt chẽ với Chơng trình Hoạt động Tăng cờng khả năng cạnh tranh kinh tế và nhằm phát triển nguồn nhân lực NCPT phục vụ cho Kế hoạch Phát triển Quốc gia. Ví dụ: biện pháp "Phát triển cơ cấu tổ chức và nội dung của giáo dục đại học" nhằm tăng cờng nguồn nhân lực phục vụ NCPT. Phát triển các kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông ở tất cả các cấp cũng đợc Chơng trình Hành động Phát triển Nguồn nhân lực hỗ trợ thơng qua nhiều hình thức đào tạo và huấn luyện khác nhau.

Một phần của tài liệu kth[2010]la_ho.thi.hai.yen_neu (www.kinhtehoc.net) (Trang 177 - 179)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w