Diễn biến quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức thiên văn học (chương trình vật lý 12 nâng cao) nhằm phát huy hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh (Trang 86 - 92)

Chƣơng III : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm

3.5.2. Diễn biến quá trình thực nghiệm

Trên cơ sở quan sát, dự giờ thực tế, từ đĩ phân tích các diễn biến trên lớp kết hợp với kết quả bài khảo sát thực nghiệm, luận văn đã sơ bộ đánh giá tác dụng của các giải pháp, phương pháp đã được lựa chọn nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua từng bài học cụ thể như sau:

Bài 59: Mặt Trời, hệ Mặt Trời.

* Tìm hiểu về cấu tạo và chuyển động của hệ Mặt Trời:

Vì những kiến thức về cấu tạo của hệ Mặt Trời, học sinh đã được học ở các lớp dưới nên giáo viên chỉ nêu câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ: “Theo thuyết nhật tâm của Copecnic thì Mặt Trời đĩng vai trị gì trong hệ, hãy kể tên các hành tinh lớn quay quanh Mặt Trời”.

Với câu hỏi thứ nhất học sinh trả lời được: Mặt Trời là trung tâm của hệ Mặt Trời, nhưng khi yêu cầu học sinh kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời thì học sinh khơng trả lời được mà phải đọc SGK.

Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên nhận xét khẳng định lại cấu tạo hệ Mặt Trời. Sau đĩ, cho học sinh quan sát một đoạn phim ngắn về hệ Mặt Trời để học sinh thấy được hệ Mặt Trời một cách trực quan. Đến đây học sinh tỏ ra hứng thú hơn.

Khi nghiên cứu chuyển động của hệ Mặt Trời, giáo viên cho học sinh xem lại đoạn phim về hệ Mặt Trời ở trên và lưu ý học sinh chú ý đến các các chi tiết liên quan đến chuyển động của các hành tinh như tốc độ quay, chiều quay, mặt phẳng quỹ đạo… Sau khi xem xong đoạn phim, giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào những gì đã được xem trình bày các đặc điểm về chuyển động của hệ Mặt Trời. Với yêu cầu này, học sinh đã trình bày được tương đối đầy đủ và chính xác.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khi tìm hiểu về cấu trúc Mặt Trời, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về Mặt Trời để học sinh thấy hình ảnh cấu trúc của Mặt Trời một cách trực quan, sau đĩ hỏi học sinh “Qua bức ảnh trên cĩ thể thấy Mặt Trời cĩ cấu trúc gồm mấy phần?”

HS: Cấu trúc của Mặt Trời gồm hai phần

Sau đĩ giáo viên chỉ cho học sinh thấy trên bức ảnh phần bên trong của Mặt Trời là gọi là Quang Cầu, phần bên ngồi là khí quyển Mặt Trời. Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK để tìm hiểu đặc điểm của từng phần trong cấu trúc của Mặt Trời.

- Khi tìm hiểu về năng lượng của Mặt Trời, đầu tiên giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: “Ta đã biết, hằng ngày Mặt Trời truyền năng lượng tới Trái Đất, nhờ đĩ sự sống trên Trái Đất được duy trì và phát triển. Nhưng năng lượng mà Mặt Trời truyền tới Trái Đất chỉ là 1 phần rất nhỏ so với tổng năng lượng mà nĩ tỏa ra xung quanh. Vậy cơng suất bức xạ của Mặt Trời là bao nhiêu. Và năng lượng đĩ được lấy từ đâu?”. Sau đĩ thơng báo về khái niệm hằng số Mặt Trời và kết quả đo hằng số Mặt Trời.

Tiếp theo, yêu cầu học sinh từ giá trị của hằng số Mặt Trời suy ra cơng suất của Mặt Trời. Nhận thấy học sinh lúng túng khơng trả lời được, giáo viên gợi ý thêm: “Coi Mặt Trời bức xạ năng lượng đều theo mọi hướng, suy ra năng lượng Mặt Trời bức xạ ra sẽ phân bố đều trên một mặt cầu cĩ tâm là Mặt Trời. Giả sử ta biết được ta biết được năng lượng mà Mặt Trời truyền tới 1 đơn vị diện tích của mặt cầu đĩ thì năng lượng tồn phần của Mặt Trời sẽ được tính như thế nào?”.

HS: Năng lượng của Mặt Trời bằng năng lượng truyền đến một đơn vị diện tích của mặt cầu nhân với diện tích của mặt cầu

Từ đĩ học sinh suy ra được cơng thức tính cơng suất Mặt Trời là: P = H.S Trong đĩ: H là hằng số Mặt Trời

S là diện tích mặt cầu cĩ tâm là Mặt Trời và cĩ bán kính bằng 1 đvtv.

Để tìm hiểu về nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời, giáo viên nêu câu hỏi đặt vấn đề: “Ta thấy cơng suất bức xạ của Mặt Trời cĩ giá trị rất lớn, vậy năng lượng của Mặt Trời cĩ nguồn gốc từ đâu?

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau đĩ, dùng phương pháp đàm thoại để gợi ý học sinh. Sau khi được giáo viên gợi ý, học sinh rút ra được: Năng lượng Mặt Trời cĩ nguồn gốc từ các phản ứng nhiệt hạch trong lịng Mặt Trời.

- Khi tìm hiểu về sự hoạt động của Mặt Trời, giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh chụp cận cảnh Mặt Trời và yêu cầu học sinh nhận xét: trong các bức ảnh này, trên bề mặt Mặt Trời cĩ gì đặc biệt?

HS: Trên bề mặt Mặt Trời xuất hiện các vết đen, bùng sáng và các lưỡi lửa Sau đĩ giáo viên thơng báo: “do sự hoạt động của vật chất bên trong Mặt Trời nên trên bề mặt Mặt Trời thường xuất hiện các vết đen, tai lửa và bùng sáng.

Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK để tìm hiểu về đặc điểm của vết đen, tai lửa và bùng sáng, khái niệm năm Mặt Trời tĩnh và năm Mặt Trời hoạt động.

* Tìm hiểu về Trái Đất

- Vì các kiến thức về chuyển động của Trái Đất, học sinh đã được học ở các lớp dưới nên giáo viên chỉ đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh nhắc lại các đặc điểm về chuyển động của Trái Đất. Với yêu cầu này học sinh trả lời tương đối đầy đủ và chính xác.

- Khi tìm hiểu về cấu tạo của Trái Đất, giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về cấu tạo của Trái Đất để học sinh thấy được hình ảnh trực quan về cấu tạo của Trái Đất. Sau đĩ hỏi học sinh: “Từ những hình ảnh này ta thấy Trái Đất cĩ cấu tạo gồm mấy phần”

HS: Trái Đất cĩ cấu tạo gồm 3 phần: lõi, trung gian và phần vỏ.

Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và trình bày đặc điểm của từng phần trong cấu tạo của Trái Đất

- Khi tìm hiểu về Mặt Trăng, đầu tiên giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh về Mặt Trăng để học sinh thấy được hình ảnh Mặt Trăng một cách trực quan, sau đĩ yêu cầu học sinh đọc SGK và trình bày các đặc điểm của Mặt Trăng

* Tìm hiểu các hành tinh khác, sao chổi, thiên thạch:

- Khi tìm hiểu về các hành tinh cịn lại trong hệ Mặt Trời, giáo viên giới thiệu về các đặc trưng chính của các hành tinh trên bảng 59.1 SGK và thơng báo: “Dựa

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào đặc điểm về khối lượng, kích thước người ta chia các hành tinh làm hai nhĩm: Nhĩm Trái Đất và nhĩm Mộc Tinh”. Sau đĩ cho học sinh quan sát bức ảnh về mơ hình hệ Mặt Trời và chỉ cho học sinh thấy trên bức ảnh các hành tinh thuộc nhĩm Trái Đất và các hành tinh thuộc nhĩm Mộc Tinh.

- Khi tìm hiểu về sao chổi, đầu tiên giáo viên nêu câu hỏi đặt vấn đề: “Chúng ta đã nghe nĩi nhiều đến sao chổi. Khi sao chổi xuất hiện ta thấy hình dạng của nĩ cĩ gì đặc biệt”.

HS: Khi xuất hiện, sao chổi cĩ một cái đuơi kéo dài ra phía sau

GV: Vậy thực chất sao chổi là cái gì? Và tại sao khi xuất hiện sao chổi lại cĩ hình dạng đặc biệt như vậy?

Tiếp theo, giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về sao chổi sau đĩ thơng báo các đặc điểm của sao chổi và giải thích tại sao khi sao chổi xuất hiện nĩ lại cĩ cái đuơi kéo dài ra phía sau.

- Khi tìm hiểu về sao băng, giáo viên đặt câu hỏi: “Khi quan sát bầu trời sao, thỉnh thoảng ta thấy cĩ hiện tượng giống như một ngơi sao đang sa xuống và ta gọi đĩ là sao băng. Vậy thực chất sao băng là cái gì, và sao băng được hình thành ra sao?”

Sau đĩ, giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về sao băng, và giải thích sự hình thành sao băng.

Bài 60: Sao, thiên hà * Tìm hiểu khái niệm sao:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK mục 1 SGK để tìm hiểu các sao, sau đĩ trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.

* Tìm hiểu các loại sao:

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 2 SGK để tìm hiểu cách phân loại các sao và cho biết trên bầu trời cĩ những loại sao nào?

HS: Đa số các sao ở trạng thái ổn định, ngồi ra cịn cĩ một số sao đặc biệt như sao biến quang, sao mới, sao nơtron.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày đặc điểm của sao biến quang. Sau đĩ cho học sinh quan sát các hình ảnh về sao biến quang do che khuất (một loại sao biên quang) để học sinh thấy được sao biến quang một cách trực quan.

Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh các đặc điểm của sao mới và sao nơtron. Sau đĩ cho học sinh quan sát hình ảnh của sao mới và sao nơtron.

- Khi tìm hiểu về lỗ đen và tinh vân, giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và trình bày các đặc điểm về lỗ đen và tinh vân. Sau đĩ cho học sinh quan sát hình ảnh một số tinh vân và cho học sinh xem một đoạn phim về cảnh một lỗ đen đang hút một ngơi sao ở gần đĩ để học sinh thấy được tinh vân và lỗ đen một cách trực quan. học sinh tỏ ra rất hứng thú với các hình ảnh được quan sát.

* Tìm hiểu sự tiến hĩa của các sao:

- Đầu tiên, giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: “Khi quan sát bầu trời sao, ta thấy dường như các sao khơng thay đổi. Vậy cĩ phải thực sự các sao khơng thay đổi hay khơng? Các sao sẽ tồn tại vĩnh viễn hay đến một lúc nào đĩ sẽ bị mất đi”

Sau đĩ giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim về sự tiến hĩa của một ngơi sao từ khi hình thành đến lúc kết thúc. Từ đĩ học sinh rút ra: Các sao khơng tồn tại vĩnh viến mà cũng cĩ các giai đoạn hình thành, ổn định và kết thúc.

Tiếp theo, giáo viên thơng báo tĩm tắt các giai đoạn tiến hĩa của sao. Sau đĩ cho học sinh quan sát bức ánh về quá trình tiến hĩa của Mặt Trời và chỉ cho học sinh thấy hiện tai Mặt Trời cĩ tuổi khoảng 4,6 tỉ năm.

* Tìm hiểu về thiên hà

- Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: “Các sao phân bố trong vũ trụ như thế nào? Liệu chúng cĩ rải đều trong vũ trụ khơng?”

Sau đĩ giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi trên: Các sao khơng rải đều trong vũ trụ mà chúng tồn tại trong vũ trụ thành những hệ thống tương đối độc lập với nhau gọi là thiên hà.

Giáo viên thơng báo: Người ta dựa vào hình dạng các thiên hà để phân loại chúng. Cĩ ba loại thiên hà chính là thiên hà xoắn ốc, thiên hà elip và thiên hà khơng định hình.

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sau đĩ, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh các loại thiên hà để học sinh thấy được các thiên hà một cách trực quan.

Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK để trình bày đặc điểm của các loại thiên hà.

- Khi tìm hiểu về Thiên Hà của chúng ta, giáo viên đặt câu hỏi: “Thiên hà mà hệ Mặt Trời nằm trong đĩ gọi là Thiên hà của chúng ta hay Ngân Hà. Vậy Thiên Hà của chúng ta là loại Thiên Hà nào trong ba loại thiên hà trên. Và hệ Mặt Trời nằm ở đâu trong Thiên Hà của chúng ta?”

Sau đĩ, giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về Thiên Hà của chúng ta và chỉ cho học sinh thấy vị trí của hệ Mặt Trời trong Thiên Hà của chúng ta. Từ đĩ học sinh thấy được Thiên Hà của chúng ta là thiên hà xoắn ốc và hệ Mặt Trời nằm ở rìa, trên một cánh tay xoắn ốc của thiên hà.

Tiếp theo, giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và trình bày các đặc điểm của Thiên Hà của chúng ta.

Bài 61: Thuyết Big Bang * Đặt vấn đề:

- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh các thiên thể trong vũ trụ để học sinh thấy được các thiên thể trong vũ trụ rất đa dạng và phong phú. Sau đĩ đặt câu hỏi: “Ta thấy vũ trụ vơ cùng rộng lớn, rất phong phú và đa dạng. Vậy vũ trụ đã được hình thành như thế nào?”

* Tìm hiểu các thuyết tiến hĩa của vũ trụ:

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK sau đĩ trình bày hai giả thuyết chính về sự hình thành và tiến hĩa của vũ trụ.

* Tìm hiểu các sự kiện thiên văn quan trọng:

Đầu tiên giáo viên đặt câu hỏi: “Làm thế nào để biết được trong hai thuyết trên, thuyết nào đúng với sự hình thành và tiến hĩa của vũ trụ?

Số hĩa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HS: Phải căn cứ vào các sự kiện thiên văn thu thập được, nếu thuyết nào phù hợp với các sự kiện này thì thuyết đĩ là chính xác.

Sau đĩ giáo viên thơng báo về hai sự kiện thiên văn quan trọng là vũ trụ giãn nở và sự kiện phát hiện ra bức xạ nền của vũ trụ. Đến đây học sinh kết luận: Thuyết Big Bang phù hợp hơn, vũ trụ sinh ra từ vụ nổ lớn.

*Tìm hiểu nội dung thuyết Big Bang

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 3 SGK sau đĩ trả lời trả lời các câu hỏi để tìm hiểu thuyết Big Bang

Sau đĩ giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim ngắn mơ tả sự tiến hĩa của vũ trụ từ vụ nổ Big Bang đến nay để học sinh thấy được sự tiến hĩa của vũ trụ một cách trực quan.

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức thiên văn học (chương trình vật lý 12 nâng cao) nhằm phát huy hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)