1.2 .Cơ sở lý luận về chất lượng kiểm toán
1.2.4.3 .Tiêu chí của chất lượng kiểm tốn
Theo Hoàng Phú Thọ (2010) [11], trong hoạt động của KTNN, các đặc điểm của chất lượng kiểm tốn, hay nói cách khác là các tiêu chí chất lượng kiểm tốn là:
- Tầm quan trọng của vấn đề được kiểm toán, của phát hiện kiểm tốn. Điều này có thể được đánh giá trên các giác độ khác nhau, như: quy mơ tài chính của đối tượng kiểm tốn; tầm ảnh hưởng của hoạt động của đơn vị được kiểm toán; những ảnh hưởng của vấn đề kiểm tốn đối với xã hội, đối với chính sách quốc gia….Tầm quan trọng của một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc đưa vấn đề đó vào KHKT của KTNN, bao gồm cả KHKT dài hạn, trung hạn hàng năm và từng cuộc kiểm toán. Tầm quan trọng của phát hiện kiểm toán, kết quả kiểm toán quyết định việc đưa nó vào BCKT hay khơng.
- Phạm vi kiểm tốn: thể hiện ở sự đầy đủ và thích hợp của vấn đề cần kiểm toán, thời kỳ được kiểm toán, đơn vị được kiểm toán…để đảm bảo kiểm toán thành công và hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của các đối tượng (cơ quan) hữu quan.
- Tin cậy: các phát hiện và kết luận kiểm tốn phản ánh chính xác tình hình thực tế của đối tượng được kiểm tốn, có bằng chứng đầy đủ, thích hợp; kiến nghị kiểm tốn dựa trên các phát hiện kiểm toán và sự hiểu biết về pháp luật và kiến thức chuyên môn cần thiết.
- Khách quan: thực hiện kiểm tốn một cách cơng bằng và vơ tư; đánh giá và kết luận kiểm tốn dựa trên sự thực và sự phân tích bằng chứng kiểm toán.
- Kịp thời: kết quả kiểm tốn được cơng bố vào thời gian phù hợp. Tính kịp thời bao gồm sự tuân thủ về thời gian theo quy định hoặc cung cấp kết quả kiểm toán khi cần cho việc ra quyết định quản lý hoặc khắc phục các yếu kém trong quản lý.
- Rõ ràng: BCKT được trình bày rõ ràng và súc tích. Điều này cần thiết để tạo điều kiện cho người sử dụng BCKT hiểu một cách dễ dàng về phạm vi, các phát hiện và kiến nghị kiểm tốn, vì người sử dụng BCKT có thể khơng phải là các
chuyên gia về các vấn đề đã được kiểm tốn nhưng cần các thơng tin trong BCKT để xử lý công việc.
- Hiệu quả: những nguồn lực (con người, ngân sách…) phân bổ cho kiểm toán một cách hợp lý, tương xứng với tầm quan trọng và mức độ phức tạp của hoạt động kiểm toán.
- Hiệu lực: các phát hiện, kết luận và kiến nghị kiểm toán được đơn vị được kiểm tốn chấp nhận và thực hiện, được chính phủ, Quốc hội và các cơ quan hữu quan sử dụng; đạt được các tác động mong muốn; các BCKT góp phần tăng cường trách nhiệm giải trình, sự minh bạch và nâng cao chất lượng công tác quản lý trong khu vực công. Đặc điểm này đánh giá tác động của kiểm tốn thơng qua: việc sửa chữa, khắc phục các sai phạm, khuyết điểm của đơn vị được kiểm toán; tỷ lệ chấp thuận và thực hiện kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán; mức độ hài lịng của Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan hữu quan, đơn vị được kiểm toán đối với các kết quả kiểm toán.
Chất lượng kiểm toán thể hiện ở "sản phẩm cuối cùng của q trình kiểm tốn", đó là các BCKT. Q trình kiểm tốn tương tự như một q trình sản xuất, nó diễn ra theo trình tự các bước cơng việc nhất định, từ khâu lập KHKT, tiến hành kiểm tốn đến lập BCKT. Để có được các sản phẩm kiểm toán đạt chất lượng, tất cả các giai đoạn của q trình kiểm tốn đều phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định.
1.2.5. Đối tượng quan tâm tới chất lượng kiểm toán của Báo cáo kiểm toán do KTNN CNIb thực hiện
Báo cáo kiểm toán của KTNN nhận được sự quan tâm và ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều đối tượng khác nhau.
Trước hết, đó là chính cơ quan Kiểm tốn nhà nước – chủ thể thực hiện cuộc kiểm toán. Đối tượng này bao gồm: Lãnh đạo của KTNN (Tổng KTNN, các Phó Tổng KTNN, các Kiểm tốn trưởng đứng đầu các Chuyên ngành và Khu vực…), bộ phận giám sát chất lượng kiểm toán và các Kiểm tốn viên. Theo đó, các KTV và cao hơn là tồn cơ quan KTNN phải quan tâm tới đảm bảo chất lượng kiểm toán để giữ vững vai trị là cơ quan kiểm tốn tối cao của ngân sách quốc gia.
Hình 1.1 Đối tượng quan tâm tới CLKT của KTNN CNIb
Nguồn:Tác giả tự tổng hợp
Thứ hai, đó là khách thể kiểm tốn – đơn vị được kiểm toán: Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và cơng khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng. Theo Luật KTNN, đơn vị được kiểm tốn có các quyền liên quan mật thiết tới chất lượng kiểm tốn, như: Giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu xét thấy chưa phù hợp; Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm tốn trong báo cáo kiểm tốn khi có căn cứ cho rằng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đó là trái pháp luật; u cầu Kiểm tốn nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật… Do đó, chất lượng kiểm tốn cũng là vấn đề mang tính sống cịn đối với mỗi cơ quan, tổ chức được kiểm tốn. Ngồi ra, những người quan tâm và có lợi ích từ chất lượng kiểm
Đối tượng quan tâm tới chất lượng của BCKT do KTNN CNIb thực hiện Chủ thể kiểm toán Lãnh đạo KTNN KTV/ Tổ kiểm toán Tổ KSCL kiểm toán Các Vụ chức năng Khách thể kiểm toán - Lãnh đạo đơn vị - Nhân viên, người lao động trong đơn vị - Cổ đông công ty…
Người sử dụng BCKT (bên thứ 3)
Cơ quan nhà nước - Quốc hội, các ủy ban….
- Chính phủ… - Hội đồng nhân dân
- Các Bộ, ngành…
Đối tác của đơn vị được kiểm toán - Ngân hàng - Nhà cung cấp - Khách hàng Các bên khác - Nhà đầu tư - Chuyên gia… - …
tốn cịn có người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức và các cổ đơng của các cơng ty.
Thứ ba, đó là các cơ quan liên quan khác: Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết địnhvà giám sát việc thực hiện: mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; mức giới hạn an tồn nợ quốc gia, nợ cơng, nợ chính phủ; dự tốn ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết tốn ngân sách nhà nước;
Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
Hội đồng nhân dân sử dụng trong q trình xem xét, quyết định dự tốn và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính cơng, tài sản cơng và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.