Phiếu khảo sát được gửi tới 200 KTV thuộc 04 cơ quan cấp Vụ của Kiểm toán nhà nước. Kết quả thu hồi được 164 phiếu, tỷ lệ thu hồi phiếu đạt 82% trên tổng số phiếu phát ra.
Trong số các KTV có phiếu trả lời, 67,5% KTV là nam, hầu hết họ đã có kinh nghiệm kiểm tốn với 94% KTV đã được cấp chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước và 21% KTV đang giữ vị trí từ tổ trưởng (phó trưởng phịng), trưởng phịng. Tóm lại, đối tượng khảo sát đều là các KTV có thâm niên và có vị trí, điều này cho phép các câu trả lời đáng tin cậy và có chất lượng cao.
Kết quả thu hồi được 164 phiếu hợp lệ (Phiếu không hợp lệ là các phiếu không điền đầy đủ các câu hỏi, ghi sai thông tin, để trống quá 10% câu hỏi). Phiếu phản hồi có độ tin cậy cao và thể hiện KTV có ý thức trả lời cũng như hiểu biết sâu về các câu hỏi trong Phiếu khảo sát.
Để kết quả khảo sát đảm bảo giá trị, cần xác định kích thước mẫu phù hợp. Theo Hair & cộng sự (1998) để có thể tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu đảm bảo ít nhất là 5 mẫu trên một biến quan sát. Mơ hình nghiên cứu trong Luận văn là 25 biến quan sát. Do đó, số lượng mẫu tối thiểu là 25x5 =125 mẫu. Nghiên cứu này sử dụng kích thước mẫu là 164 đơn vị mẫu là phù hợp.
2.1.5. Mơ tả các bước hình thành dữ liệu nghiên cứu
Bước 1. Xử lý dữ liệu: Nhập dữ liệu điều tra và xử lý dữ liệu thô: tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Exel để nhập dữ liệu, sau đó tiến hành xử lý dữ liệu thơ như kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu, kiểm tra dữ liệu trống. Các dữ liệu thu thập được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích.
Bước 2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha
Bước 3. Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sau khi kiểm định độ tin cậy và giá trị của các thang đo (biến quan sát), các nhân tố được rút trích thành các nhóm nhân tố chính. Các nhóm nhân tố trên được mã hóa theo các biến độc lập và biến phụ thuộc. Trong đó, biến phụ thuộc là nhân tố thể hiện quan điểm đánh giá của đối tượng khảo sát liên quan chất lượng kiểm toán của KTNN CNIb. Phương pháp Principal Component Analysis và phép quay Varimax sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này để rút trích các nhân tố chính.
Bước 4: Đề xuất mơ hình nghiên cứu trên cơ sở kết quả phân tích EFA, các nhân tố được rút trích thành các nhóm nhân tố chính và được mã hóa theo các biến độc lập hoặc phụ thuộc.
Bước 5: Kiểm định sự phù hợp của mơ hình
- Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy: Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét riêng từng biến độc lập). Khi mức ý nghĩa (Sig.) của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy là 95% trở lên (Sig. <0,05), có thể kết luận tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê (Nguyễn Đình Thọ, 2013; Đinh Phi Hổ, 2014).
- Kiểm định mức độ giải thích của mơ hình thơng qua hệ số R2. Hệ số này, nói lên mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc, có phạm vi biến thiên từ 0 đến 1 (100%). Khi R2 = 0 thì các biến độc lập khơng giải thích gì cho biến phụ thuộc và khi R2= 1 thì tồn bộ (100%) biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bằng các biến độc lập trong mơ hình.
- Kiểm định mức độ phù hợp: phân tích phương sai (Analysis of Variance - ANOVA) được sử dụng để kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình. Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig. < 0,05), mơ hình được xem là phù hợp (Nguyễn Đình Thọ, 2013; Đinh Phi Hổ, 2014).
- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Để sử dụng mơ hình hồi quy bội, có thêm giả thuyết là các biến độc lập khơng có tương quan hồn tồn với nhau. Vì
vậy, khi ước lượng mơ hình hồi quy bội cần phải kiểm tra giả thuyết này thông qua kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Chỉ số thường dùng là hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor). Nếu VIF <2.20, khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
1.3. Mơ hình nghiên cứu
Như đã xác định mục tiêu nghiên cứu ở Phần mở đầu, ngoài việc xác định các nhân tố tác động đến CLKT của KTNN CNIb, mục đích của nghiên cứu này cịn hướng đến việc đo lường mức độ tác động của các nhân tố tác động đến CLKT của KTNN CNIb. Để đáp ứng mục tiêu này, trong nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tương quan và mơ hình hồi quy tuyến tính để mơ tả và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CLKT của KTNN CNIb.
Mơ hình phân tích tương quan tổng qt sử dụng trong Luận văn có dạng: Y = f (X1, X2, X3,..., Xi)
Phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện tác động của các nhân tố đến biến phụ thuộc có dạng:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ... + βiXi Trong đó: Y là biến phụ thuộc;
Β1, β2, β3,…, βi là các hệ số hồi quy; X1, X2, X3,..., Xi là các biến độc lập.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài. Theo đó, bảng câu hỏi được xây dựng từ cơ sở lý thuyết và được điều chỉnh thông qua khảo sát sơ bộ và tham khảo ý kiến chuyên gia. Việc thực hiện khảo sát chính thức được thực hiện bằng phương thức trực tiếp.
Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bởi phần mềm SPSS theo quy trình, bắt đầu bởi phân tích độ tin cậy và phân tích nhân tố để rút ra các nhân tố phù hợp cho các phân tích hồi quy. Sau khi thực hiện các kiểm định giả thuyết mơ hình cấu trúc và mức độ phù hợp của mơ hình tổng thể, kết quả phân tích hồi quy sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của đề tài "Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của KTNN CNIb" và "Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào?".
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ
NƯỚC CHUYÊN NGÀNH Ib 3.1. Phân tích ngữ cảnh nghiên cứu
3.1.1. Các văn bản hiện hành liên quan đến chất lượng kiểm toán của
KTNN CNIb
Chỉ sau 5 năm hoạt động, năm 1999, KTNN đã ban hành được hệ thống chuẩn mực KTNN kèm theo Quyết định số 06/1999/QĐ-KTNN ngày 24/12/1999 của Tổng KTNN gồm 14 chuẩn mực, trong đó có chuẩn mực “Kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán”.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành, đặc biệt là sau khi Luật KTNN có hiệu lực, KTNN đã sửa đổi, bổ sung, xây dựng và ban hành hàng loạt các văn bản mới, đảm bảo sự phù hợp với quy định của Luật KTNN cũng như góp phần nâng cao tính chun nghiệp trong cơng tác kiểm tốn. Năm 2010, KTNN ban hành mới Hệ thống chuẩn mực KTNN, bao gồm 21 chuẩn mực chia thành 3 nhóm: chuẩn mực chung, chuẩn mực thực hành và chuẩn mực báo cáo. Trong đó, chuẩn mực 08 thuộc nhóm chuẩn mực thực hành là chuẩn mực quy định về KSCL. Chuẩn mực này đã đưa ra một số nội dung về cơng tác KSCL nhưng cịn sơ sài, và mang tính chất chung chung, tháng 7/2014, KTNN đã ban hành chuẩn mực số 40 kèm theo Quyết định 03/2014 về KSCL kiểm tốn, trong đó đã có quy định rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức tham gia trong q trình KSCL kiểm tốn. Tiếp tục q trình sửa đổi và hồn thiện, tháng 7/2016 Tổng Kiểm toán đã ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán theo Quyết định số 02/2016/QĐ-KTNN theo đó chuẩn mực kiểm tốn số 40 - Kiểm soát chất lượng kiểm toán đã nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu, đạo đức nghề nghiệp.
3.1.2. Thực trạng chất lượng kiểm toán của KTNN CNIb
3.1.2.1. Quy trình Kiểm sốt chất lượng kiểm tốn tại KTNN CNIb
Hoạt động Kiểm soát CLKT của KTNN CNIb được thực hiện xuyên suốt từ khi lập Kế hoạch kiểm toán đến khi BCKT được phát hành. Hoạt động Kiểm soát CLKT được thực hiện qua các cấp như sau:
- Hoạt động Kiểm soát CLKT tại Cấp Vụ (tại KTNN CNIb)
+ Kiểm soát CLKT tại cấp Tổ, Đồn kiểm tốn: Tổ trưởng tổ Kiểm tốn chịu trách nhiệm về chất lượng kiểm toán tại Tổ kiểm toán và nội dung được nêu trong Biên bản kiểm toán; Trưởng Đồn kiểm tốn chịu trách nhiệm về chất lượng kiểm tốn của Đồn kiểm tốn và chịu trách nhiệm về nội dung trong Báo cáo kiểm toán.
+ Hoạt động Kiểm soát CLKT tại Tổ kiểm soát thuộc KTNN CN Ib: Trong q trình thực hiện kiểm tốn, các nhóm kiểm sốt thuộc Tổ kiểm sốt thực hiện KSCL kiểm toán trên cơ sở nhật ký online, các KHKT chi tiết, và các tài liệu có liên quan đến hoạt động của các Tổ kiểm toán được gửi bằng email. Trên cơ sở các báo cáo kiểm soát định kỳ (7 hoặc 10 ngày) của các nhóm kiểm sốt, tổ kiểm sốt thực hiện tổng hợp kết quả kiểm soát để lập Báo cáo tháng. Tổ kiểm soát gửi báo cáo kiểm sốt cho các Trưởng đồn kiểm tốn để nắm bắt thơng tin, kịp thời chấn chỉnh những sai sót để nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán.
Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện Báo cáo kiểm soát trên cơ sở tập hợp các báo cáo kiểm sốt của các nhóm kiểm sốt. Các nhóm kiểm sốt trên cơ sở các báo cáo định kỳ hàng tuần về kết quả kiểm soát tại các Tổ kiểm toán để lập báo cáo tổng hợp. Kết thúc cuộc kiểm toán, chậm nhất 10 ngày, Tổ kiểm soát phải lập báo cáo KSCL cuộc kiểm tốn trình Kiểm tốn trưởng KTNN CNIb.
+ Hoạt động Kiểm soát CLKT của Kiểm toán trưởng KTNN CNIb: thực hiện kiểm soát thường xuyên hoạt động của các Đồn kiểm tốn trong việc tn thủ KHKT, quy chế hoạt động của Đồn kiểm tốn, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp KTV, tình hình và kết quả hoạt động kiểm tốn thơng qua việc u cầu Trưởng đồn kiểm tốn báo cáo định kỳ hoặc đột xuất bằng văn bản; trong phạm vi thẩm quyền, Kiểm tốn trưởng KTNN có thể tự giải quyết các vấn đề phát sinh tại
các đồn kiểm tốn hoặc xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo KTNN khi cần thiết. Kiểm tốn trưởng có thể cùng với tổ kiểm soát thực hiện kiểm soát trực tiếp tại một số đơn vị để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các hoạt động kiểm toán nhằm đảm bảo hoạt động kiểm toán đạt được chất lượng cao nhất.
Hàng tuần, Kiểm toán trưởng tổ chức các cuộc họp giao ban giữa các Lãnh đạo KTNN CN Ib và các Tổ trưởng tổ kiểm sốt để nắm bắt tình hình kiểm tốn của các Đồn từ đó đưa ra những chỉ đạo nhằm chấn chỉnh, rút kinh nghiệm cho các đoàn kiểm toán.
+ Hoạt động Kiểm soát CLKT của Hội đồng thẩm định cấp Vụ: Khi Báo cáo kiểm tốn của Đồn kiểm tốn hồn thiện, Kiểm tốn trưởng KTNN CNIb thành lập Hội đồng thẩm định cấp Vụ theo quy định của KTNN, Hội đồng thẩm định tối thiểu là 05 thành viên (trung bình là 07 thành viên) gồm: Chủ tịch Hội đồng thẩm định cấp Vụ là Kiểm tốn trưởng, Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định cấp vụ là 01 Phó Kiểm tốn trưởng, 01 thành viên khơng thuộc đồn kiểm tốn, đại diện Phòng Tổng hợp là thư ký Hội đồng và các thành viên khác có thể là những KTV có năng lực, trình độ chun mơn tốt đảm bảo cho cơng tác thẩm định BCKT của Đoàn. Nội dung thẩm định dự thảo BCKT: tuân thủ mẫu báo cáo về kết cấu nội dung tính hợp lý, logic trong trình bày, văn phạm và lỗi chính tả; tuân thủ quy định về tài liệu, hồ sơ của cuộc kiểm toán; kết quả thực hiện KHKT đã được Tổng KTNN phê duyệt về mục tiêu, trọng yếu, nội dung, phạm vi, giới hạn, đơn vị được kiểm tốn, thời hạn kiểm tốn; tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp của các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho các nhận xét đánh giá, kết luận và kiến nghị kiểm tốn; tính đúng đắn, đầy đủ và trung thực của số liệu; tính hợp pháp của những nhận xét, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị và tính khả thi của những kiến nghị kiểm toán. Kết thúc cuộc họp, Kiểm toán trưởng yêu cầu, chỉ đạo Đồn kiểm tốn sửa chữa những nội dung chưa đạt yêu cầu, hoàn chỉnh dự thảo BCKT để trình Tổng KTNN, đồng thời gửi cho các bộ phận kiểm soát chuyên trách để thẩm định.
- Kiểm soát CLKT cấp Ngành (Vụ chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Tổng hợp và Vụ Pháp chế – giúp việc cho Tổng Kiểm toán nhà nước).
Từ năm 2006, KTNN đã thành lập 3 đơn vị tham mưu, giúp việc chuyên trách KSCL kiểm tốn, đó là: Vụ Tổng hợp, Vụ chế độ và KSCL kiểm toán, Vụ Pháp chế. Ngồi ra KTNN đã ban hành quy trình KSCL kiểm toán đến từng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực.
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thành lập tổ kiểm soát để thực hiện KSCL hoạt động kiểm toán của đơn vị chủ trị cuộc kiểm toán. Thực hiện thẩm định KHKT của cuộc kiểm toán; thực hiện theo quy định hiện hành về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện KHKT của cuộc kiểm tốn. Có hai hình thức kiểm soát bao gồm: Kiểm soát hồ sơ và kiểm soát nóng. Đối với hình thức kiểm sốt hồ sơ là hoạt động kiểm soát được tiến hành sau khi hoạt động kiểm toán của đơn vị kiểm toán đã kết thúc. Trên cơ sở đó, tổ kiểm sốt thuộc vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra báo cáo KSCL kiểm tốn.
Đối với hình thức kiểm sốt nóng, hay các cuộc kiểm tốn nằm trong kế hoạch KSCL kiểm toán hàng năm, hoạt động KSCL kiểm toán được tiến hành song song với hoạt động kiểm tốn. Trong đó, tổ kiểm sốt sẽ trực tiếp thực hiện kiểm tra hoạt động kiểm toán tại đơn vị.
Trên cơ sở các báo cáo KSCL hoạt động kiểm toán, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán sẽ đưa ra đánh giá hoạt động KSCL cuộc kiểm toán của đơn vị chủ trì cuộc kiểm tốn.
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ pháp chế và Vụ Tổng hợp, bằng chức năng nhiệm vụ của mình cũng tham gia vào việc thực hiện kiểm soát CLKT của KTNN CNIb, tham gia ý kiến và thẩm định các KHKT và BCKT sau khi các Kế hoạch và Báo cáo này được hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng thẩm định cấp Vụ.
3.1.2.2. Những thành tựu
+ Về cơ bản KHKT tổng quát đều được lập đúng kết cấu, nội dung căn cứ
theo quy định của KTNN và thể hiện được các mục tiêu kiểm toán chủ yếu theo hướng dẫn hàng năm của KTNN;
+ Các KHKT của Đồn đều đã mơ tả tương đối đầy đủ và đánh giá được hiệu
quả, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ, xác định được trọng yếu, rủi ro kiểm toán, nội dung kiểm toán phù hợp với thực tế tại đơn vị được kiểm toán; mục tiêu trong KHKT của các cuộc kiểm toán đều được xác định phù hợp và bám sát mục tiêu kiểm toán do Tổng KTNN quy định, nội dung kiểm toán được xác định cơ bản phù hợp với mục tiêu kiểm toán và được cụ thể hóa theo từng đơn vị được kiểm tốn.
+ Hầu hết các Trưởng đồn kiểm tốn tiến hành phổ biến nội dung KHKT và
cơ chế chính sách, chế độ quản lý kinh tế, tài chính, kế tốn hiện hành mang tính đặc thù mà đơn vị được kiểm tốn phải tuân thủ; mục tiêu, phạm vi, nội dung kiểm toán, thời gian kiểm toán, các trọng yếu, rủi ro kiểm toán, phương pháp kiểm toán,