8. Bố cục của luận văn
1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về chính sách đãi ngộ nhân viên bộphận tiền
1.3.1. Tại các khách sạ n4 sao ở Hạ Long
1.3.1.1. Xây dựng, áp dụng chế độ trả lương theo năng lực, chức vụ và thâm niên công tác
Hiện nay, trong ngành khách sạn tồn tại một bộ phận khách sạn thực hiện trả lương lao động trên cơ sở thỏa thuận, án chừng theo mức thu nhập của thị trường. Hình thức trả lương này gây ra khơng ít rắc rối cho các khách sạn do phải giải quyết những bất bình của một số nhân viên, thậm chí dẫn đến những hậu quả tiêu cực như tranh chấp lao động, nghỉ việc… Bài bản hơn, phần lớn các khách sạn khác áp dụng bảng lương của nhà nước (bảng lương A.1 và bảng lương B.15), có điều chỉnh đơi chút cho phù hợp với đặc thù của ngành dịch vụ song không tránh khỏi “độ vênh” nhất định. Xây dựng thang lương, bảng lương riêng trên cơ sở những quy định của Pháp luật về chế độ tiền lương được xem là giải pháp hữu hiệu nhất để tiền lương lao động thực sự trở thành một địn bẩy kinh tế tích cực với người lao động, khuyến khích người lao động gắng bó lâu dài với khách sạn.
Khách sạn Sài Gòn Hạ Long và khách sạn Mithrin Hạ Long đã xây dựng được thang bảng lương riêng, quy định rõ ràng về mức lương cơ bản đối với từng cấp (chức vụ), bậc (thâm niên công tác). Cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Thang lương của khách sạn Sài Gòn Hạ Long (năm 2008)
STT Vị trí cơng viêc Cấp bậc lƣơng
1 Tổng giám đốc/ Phó tổng giám đốc/ Kế toán trưởng Cấp 1
2 Giám đốc bộ phận/Trưởng bộ phận Cấp 2
3 Giám sát viên Cấp 3
4 Nhân viên Cấp 4
(Nguồn: phòng nhân sự khách sạn Sài Gịn – Hạ Long)
Trong đó, mỗi cấp bao gồm bốn bậc với thâm niên công tác khác nhau ở mỗi cấp.
Thang bảng lương của khách sạn Mithrin Hạ Long gồm năm cấp là: Cấp 1: Đại diện chủ đầu tư.
Cấp 2: Giám đốc/ Phó giám đốc. Cấp 3: Trưởng bộ phận.
Cấp 4: Giám sát viên. Cấp 5: Nhân viên.
Nhìn vào hệ thống thang bảng lương của hai khách sạn trên đây, có thể nhận thấy ngay chính sách tăng lương theo chức vụ và thâm niên cơng tác. Điều này có thể được hiểu là sự thừa nhận năng lực và giá trị của nhân viên có thể lũy tiến theo trách nhiệm – quyền hạn và phạm vi công việc cũng như thời gian cơng tác tại khách sạn, do đó việc tăng lương một mặt thừa nhận đóng góp chung của nhân viên đó tăng lên, mặt khác là dấu hiệu cho thấy khách sạn khuyến khích nhân viên cống hiến vì mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Gắn thu nhập với doanh thu và chất lượng lao động
Hệ thống thu nhập lao động được coi là hiệu quả khi nó thật sự tương xứng với các mục tiêu của khách sạn. Muốn vậy, việc trả công lao động phải
được gắn với doanh thu và chất lượng lao động. Hình thức mà khách sạn Heritage Hạ Long, Biệt thự Hồng Gia, Sài Gịn Hạ Long và Mithrin Hạ Long đều sử dụng là khốn theo doanh thu. Hình thức này được áp dụng với một số bộ phận như bộ phận kinh doanh, bộ phận nhà hàng, bộ phận nhà bếp… Bên cạnh tiền lương cơ bản, nhân viên các bộ phận đó cịn được nhận thêm một khoản thu nhập bằng tiền được trích từ phần doanh thu vượt chỉ tiêu được giao khốn.
1.3.1.3. Bên cạnh đó để động viên và khuyến khích người lao động, các khách sạn bốn sao tại Hạ Long đều có cơ chế khen thưởng, kỷ luật rất rõ ràng. Kết quả thực hiện cơng việc, thành tích vi phạm của nhân viên hàng
tháng được gắn với một khoản thu nhập không nhỏ gọi là “lương kinh doanh”.
Ngoài ra, tất cả các khách sạn đều áp dụng rất nhiều hình thức khen thưởng, kỷ luật khác đều gắn liền với lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động như xét tăng/ trừ thưởng, tuyên dương, khen thưởng hoặc cảnh cáo, kỷ luật, sa thải, thưởng đột xuất, tăng chức… Kết quả khen thưởng hoặc kỷ luật được công khai tới tất cả nhân viên của khách sạn. Biệt thự Hoàng Gia cịn sử dụng hình thức niêm yết trên bảng tin nội bộ thông tin về việc khen thưởng, kỷ luật hàng tháng. Nhìn chung, qua khảo sát, có thể thấy các khách sạn bốn sao đã sử dụng rất tốt chính sách khen thưởng hoặc kỷ luật như một đòn bẩy khuyến khích người lao động trong cơng việc, hình thức khen thưởng được áp dụng nhiều hơn kỷ luật, trong đó hình thức sa thải chỉ được áp dụng với một số ít những vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, lợi ích của khách sạn hay gây mất đoàn kết nghiêm trọng trong nội bộ.
1.3.1.4. Quan tâm đầy đủ đến các chế độ phúc lợi với người lao động
Bên cạnh việc chấp hành nghiêm chỉnh những quy định có liên quan của pháp luật Lao động trước hết là Bộ luật Lao động, nhằm quan tâm đầy đủ nhất tới người lao động, tất cả các khách sạn bốn sao tại Hạ Long còn áp dụng
rất nhiều các đãi ngộ khác với nhân viên như tổ chức các chuyến tham quan du lịch, kiểm tra sức khỏe định kỳ, bữa ăn giữa ca làm việc, tổ chức thăm hỏi, tặng quà… Chế độ đãi ngộ được áp dụng với mọi nhân viên trong khách sạn – kể cả nhân viên bộ phận Tiền sảnh, khuyến khích nhân viên gắn bó hơn với cơng việc.