Thực trạng chính sách đãi ngộ tài chính dành cho nhân viên bộphận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh (Trang 61 - 74)

8. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng chính sách đãi ngộ nhân viên bộphận tiền sảnh tại các

2.2.1. Thực trạng chính sách đãi ngộ tài chính dành cho nhân viên bộphận

2.2.1.1. Chính sách lương cơ bản: Thực tế tại 4 khách sạn được chọn để nghiên cứu cho thấy hệ thống chính sách tiền lương tương đối hợp lý đối với các cấp nhân viên, trong đó có các nhân viên thuộc bộ phận tiền sảnh. Ba trong bốn khách sạn có thang lương theo cấp bậc, trong đó khách sạn Ana Mandara Villas Dalat có thang lương khá cụ thể và rõ ràng, khách sạn Vietso Petro và khách sạn La Sapinette lại áp dụng thang lương theo quy định của

nhà nước. Thang lương của khách sạn Ngọc Lan lại được xây dựng trên cơ sở tính chất cơng việc, hiệu quả công việc, năng suất lao động và chất lượng công việc và thiết lập được mức lương cơ bản cho từng bộ phận. Tuy nhiên khi xem xét, phân tích sâu thì dễ dàng nhận thấy, đa số thang lương của các khách sạn được nghiên cứu chưa có tính động viên, khuyến khích hay kích thích sự phấn đấu của nhân viên bộ phận tiền sảnh vì chưa có chính sách lương riêng cho bộ phận này mà hầu hết các khách sạn gộp lại trong chính sách lương chung cho cả cơng ty. Ngoại trừ một số khách sạn có các trợ cấp thêm cho những vị trí thuộc bộ phận tiền sảnh như khách sạn Ngọc Lan có trợ cấp điện thoại mỗi tháng 300.000 ngàn cho nhân viên lễ tân, khách sạn Ana Mandara Villas Dalat có chính sách tiền hoa hồng cho nhân viên bộ phận tiền sảnh nếu giới thiệu và bán được một số dịch vụ của khách sạn cho khách ví dụ: đồ ăn, hàng lưu niệm hay dịch vụ massage hay Spa.

Qua khảo sát cho thấy cả 4 khách sạn được nghiên cứu đều thực hiện tốt công tác tiền lương, bao gồm tiền lương thực tế, thời gian chi trả, hình thức chi trả tất cả các khách sạn này đều chi trả bằng chuyển khoản qua ATM. Tuy nhiên, ngoại trừ Ana Mandara có thang bảng lương khá cụ thể chi tiết cho các cấp bậc, các khách sạn còn lại thang lương chưa đi cụ thể vào vị trí cơng việc, nhất là các công việc của bộ phận tiền sảnh. Như vậy thực trạng cho thấy, các khách sạn 4 sao được nghiên cứu chưa thật sự chú trọng vào công tác xây dựng thang bảng lương cụ thể cho từng vị trí chức vụ cũng như tính chất cơng việc bộ phận tiền sảnh cũng như có những chính sách chi tiết lương chi tiết cho các vị trí cơng việc của bộ phận tiền sảnh mà mới dừng lại việc xây dựng thang bảng lương với chính sách lương chung cho tồn bộ cơng ty. Mặc dù với một thị trường lao động khá ổn định như Đà Lạt thì điều này ít tác động đến động cơ nhảy việc của người lao động nhưng về lâu dài đây là nhân tố khiến người lao động mất đi động cơ phấn đấu hoặc khơng kích thích người lao động tự phát triển bản thân để đáp ứng được sự thay đổi của công việc hay môi trường làm việc cũng như có tâm lý muốn chuyển cơng việc hay chỗ làm việc khi có cơ hội.

Bảng 2.13: Chính sách lương tại một số khách sạn 4 sao ở Đà Lạt

Số

TT Tên khách sạn Thời gian trả lƣơng Hệ thống thang/ bảng lƣơng Cơ cấu tiền lƣơng Chính sách tăng lƣơng

1

Ana Mandara Villas Dalat 2 lần/ tháng, vào ngày 5 và ngày 15 hàng tháng Có thang, bảng lương hoàn chỉnh Lương cơ bản, phụ cấp chức vụ, phục cấp điện thoại, phụ cấp ca đêm

1 năm/1 lần, tăng lương bù trượt giá nếu có lạm pháp

2

La Sapinette 1 lần/tháng, từ ngày 1 đến ngày 15 hàng tháng

Có thang lương theo vị trí cơng việc

Lương cơ bản, phụ cấp chức vụ, phục cấp điện thoại, tiền lương tăng thêm dựa trên hiệu quả công việc.

Tăng hàng năm phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách sạn và đánh giá hồn thành cơng việc 3 Ngọc Lan 1lần/1 tháng, vào ngày 4 hoặc 5 hàng tháng

Có thang lương theo bộ phận

Lương cơ bản, phụ cấp chức vụ. Phụ cấp điện thoại cho nhân viên lễ tân (300.000 đồng/tháng)

Tăng lương theo quy định của Luật lao động, 2 năm/ lần đối với trình độ Cao đẳng và trung cấp, 3 năm/lần đối với trình độ Đại học

4

Vietso Petro 1 lần/ tháng, vào ngày 3 hàng tháng

Có thang lương theo cấp bậc

Lương cơ bản, phụ cấp chức vụ và trách nhiệm

Điều kiện nhân viên có thâm niên làm việc từ 1 năm trở lên, tăng lương dựa trên đánh giá hồn thành cơng việc

Bảng 2.14. Một số chính sách khen thưởng tại các khách sạn bốn 4 ở Đà Lạt

Số TT

Các loại khen thƣởng

Tên khách sạn

Ana Mandara Villas Dalat La Sapinette Ngọc Lan Vietso Petro

1 Thưởng các ngày Lễ: Giải phóng miền Nam, Quốc tế lao động, Quốc Khánh, Quốc tế phụ nữ…

Thực hiện đầy đủ đối với nhân viên chính thức của khách sạn. Nhân viên còn được nhận quà và thiệp vào ngày sinh nhật

Thực hiện đầy đủ đối với nhân viên chính thức của khách sạn

Thực hiện đầy đủ đối với nhân viên chính thức của khách sạn

Thực hiện đầy đủ đối với nhân viên chính thức của khách sạn

2 Lương tháng 13 Tùy vào doanh thu từng năm, có những năm nhân viên được nhận lương tháng 14, lương tháng 15

Dành cho nhân viên không làm đầy đủ 12 tháng, không nghỉ phép dài ngày

Thực hiện đầy đủ đối với nhân viên chính thức của khách sạn

Thực hiện đầy đủ đối với nhân viên chính thức của khách sạn

3 Thưởng cho nhân viên trung thành

Kỷ niệm chương cho nhân viên làm từ 5 năm trở lên cùng với 1 chuyến du lịch nước ngoài.

chưa áp dụng chưa áp dụng chưa áp dụng

4 Nhân viên xuất sắc của tháng, của quý (6 tháng) nhân viên xuất sắc của năm

Áp dụng tất cả các hình thức thưởng Chưa có chính sách cụ thể Chưa có chính sách cụ thể thưởng hàng tháng cho nhân viên có thành tích cơng việc vượt trội 5 Thưởng đột xuất Đối với nhân viên có những hành

vi: nhặt và trả lại đồ cho khách, bảo vệ an toàn cho khách, hồn thành cơng việc vượt trên sự mong đợi

Nhân viên được khách khen ngợi trực tiếp với khách sạn hoặc gửi thư cho Giám đốc khách sạn Chưa có chính sách cụ thể Chưa có chính sách cụ thể

2.2.1.2. Các hình thức thưởng dành cho nhân viên bộ phận tiền sảnh:

ngoại trừ những mức thưởng theo luật quy định như thưởng Tết dương lịch, thưởng Tết âm lịch, lương tháng thứ 13, thưởng ngày quốc tế phụ nữ, ngày giải phóng miền Nam, Quốc tế lao động, ngày Quốc khánh..., nhân viên bộ phận tiền sảnh ở các khách sạn 4 sao tại Đà Lạt cịn được thụ hưởng một số hình thức thưởng chung của toàn thể nhân viên khách sạn như trong bảng 2.4 được trình bày ở trang 52 cho thấy:

- khách sạn 4 sao được nghiên cứu quan tâm đến vấn đề đãi ngộ tài chính mức độ quan tâm chưa sâu sát, cụ thể ở đây các chính sách khen thưởng của khách sạn hầu hết áp dụng cho toàn thể nhân viên.

- Chính sách khen thưởng cụ thể cho nhân viên bộ phận tiền sảnh chưa đa dạng và chưa thật sự là nhóm chính sách riêng nhằm động viên và khuyến khích được các nhân viên bộ phận tiền sảnh.

- Mặc dù vậy, một số khách sạn bước đầu đã xây dựng được chính sách đãi ngộ tài chính có tính động viên cao; ví dụ tại khách sạn Ana Mandara có chính sách khen thưởng cho nhân viên tiền sảnh trong những trường hợp như: khi nhân viên có hành vi thật thà (nhặt và trả lại đồ cho khách, nỗ lực tìm kiếm đồ vật của khách bị thất lạc hay mất ngay cả khi khách không yêu cầu), bảo vệ sự an toàn cho khách trong quá trình đi tham quan hay khi khách tham gia một số dịch vụ bổ sung tại khách sạn , hay hồn thành cơng việc vượt trên sự mong đợi của khách được công nhận, khen ngợi trực tiếp hoặc gián tiếp. Tại khách sạn La Sapinette có các chính sách đãi ngộ dành riêng cho nhân viên tiền sảnh như: được xem xét nâng lương không theo thời gian quy định của cơng ty đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc - nâng lương đặc cách trước thời hạn, khen thưởng riêng nếu nhân viên được khách hàng khen ngợi trực tiếp với Ban quản lý hoặc gián tiếp bằng thư khen ngợi gửi qua email, hoặc tại trang web của khách sạn hoặc qua phiếu khảo sát khách hàng (của khách sạn gửi cho khách), được nghỉ bù giờ khi làm việc trong ca từ 2

giờ trở lên (nhân viên các bộ phận còn lại chỉ được nghỉ bù khi làm việc đủ bốn giờ của ca làm việc đó), được tính giờ làm thêm từ một giờ trở lên.

2.2.2.Chính sách đãi ngộ tài chính gián tiếp tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt

2.2.2.1. Chính sách bảo hiểm cho nhân viên:

Tại các khách sạn được nghiên cứu việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc cho nhân viên: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) được thực hiện đúng theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, chỉ số ít các khách sạn thực hiện bảo hiểm đúng theo mức lương thực tế của nhân viên, còn đa số khách sạn mua bảo hiểm cho nhân viên theo thang bảng lương theo quy định của nhà nước. Đây là một trong những hạn chế của chính sách đãi ngộ nhân viên (vì việc mua bảo hiểm cho nhân viên theo lương hệ số do nhà nước quy định sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một số chi phí lao động nhưng lại thiệt thòi cho nhân viên về sau - tiền lương BHXH của nhân viên sẽ thấp).

Về BHYT cho nhân viên: các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, nơi khám và chữa bệnh trong bảo hiểm của nhân viên được quyết định bởi khách sạn. Như vậy, các khách sạn 4 sao đã thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế cho nhân viên nhưng khi thực hiện mua bảo hiểm cho bộ phận tiền sảnh nhất là những vị trí quan trọng như nhân viên lễ tân, nhân viên chăm sóc khách hàng, hướng dẫn viên… cần cho nhân viên được tự lựa chọn nơi khám chữa bệnh tốt nhất, đúng với chun khoa mà nhân viên cần thì tính, đãi ngộ sẽ được thể hiện rõ hơn.

Một số loại bảo hiểm khác như bảo hiểm tai nạn hay bảo hiểm nhân thọ: ít khách sạn thực hiện cho nhân viên bộ phận tiền sảnh hoặc nếu có thì chỉ một số vị trí cơng viêc có tính chất nguy hiểm được mua như khách sạn Ana Mandara Villas hay La Sapinette mua bảo hiểm tai nạn cho các vị trí: tài xế, nhân viên hướng dẫn hay Ana Mandara Villas có mua thêm cho nhân viên lễ tân…

Bảng 2.15: Các loại bảo hiểm được áp dụng cho nhân viên bộ phận tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt

STT Các loại bảo

hiểm

Tên khách sạn

Ana Mandara Villas Dalat La Sapinette Ngọc Lan Vietso Petro

1 Bảo hiểm xã hội mua theo thang lương nhà nước quy định mua theo thang lương nhà nước quy định mua theo thang lương nhà nước quy định mua theo lương thực nhận

2 Bảo hiểm y tế nhân viên được mua tại bệnh viên đa khoa tỉnh Lâm Đồng nhân viên được mua tại bệnh viên đa khoa tỉnh Lâm Đồng

nhân viên được mua tại bệnh viên đa khoa tỉnh Lâm Đồng

nhân viên được mua tại bệnh viên đa khoa tỉnh Lâm Đồng

3 Bảo hiểm thất nghiệp

Được mua theo đúng quy định của nhà nước

Được mua theo đúng quy định của nhà nước

Được mua theo đúng quy định của nhà nước

Được mua theo đúng quy định của nhà nước

4 Bảo hiểm tai nạn

chỉ mua cho nhân viên tài xế, hướng dẫn viên du lịch, lễ tân

chưa áp dụng chưa áp dụng chưa áp dụng

5 Cơng đồn phí Doanh nghiệp đóng tồn bộ theo quy định của nhà nuớc

Doanh nghiệp đóng tồn bộ theo quy định của nhà nuớc

Doanh nghiệp đóng tồn bộ theo quy định của nhà nuớc

Doanh nghiệp đóng tồn bộ theo quy định của nhà nuớc

6 Các loại bảo hiểm

khác chưa có chưa có chưa có chưa có

2.2.2.2. Chính sách phúc lợi và các chính sách khác

Các loại phúc lợi như hưu trí, trợ cấp giáo dục… được hầu hết các khách sạn nghiên cứu thực hiện đầy đủ theo quy định của nhà nước. Đáng lưu ý là chính sách về phúc lợi đào tạo cho nhân viên bộ phận tiền sảnh: khuyến khích nhân viên học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiêp vụ hoặc trình độ học vấn,được khách sạn tạo điều kiện về thời gian cho đi học hoặc hổ trợ một phần (hay tồn phần chi phí học tập) cho nhân viên, hỗ trợ chi phí đi lại và được trả lương khi đi học - tại khách sạn Ana Mandara Villas; hoặc khách sạn Vietso Petro lại có chính sách “nhân viên do khách sạn quyết định cử đi học để nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ sẽ được hỗ trợ tồn bộ chi phí ăn ở, đi lại và chi phí học tập, được trả đầy đủ lương trong quá trình đi học”. Hai khách sạn còn lại: Ngọc Lan và La Sapinette có chính sách đào tạo tại nơi làm việc (đó là th các giáo viên về chun mơn nghiệp vụ hoặc giáo viên tiếng anh để đào tạo cho nhân viên tiền sảnh) và khách sạn sẽ chi trả tồn bộ chi phí th mướn giáo viên.

Về chính sách đồng phục cho nhân viên tiền sảnh: nhân viên được cung cấp 02bộ/năm. Riêng với khách sạn Vietso Petro: trợ cấp 200 đô la Mỹ/năm/nhân viên để may đồng phục theo quy định. Ngoài đồng phục các loại phụ cấp khác như phụ cấp trang điểm chưa được đưa vào chính sách phụ cấp cho nhân viên tiền sảnh.

Về chính sách ăn ca cho nhân viên cũng được các khách sạn thực hiện nghiêm túc, nhân viên tiền sảnh tại các khách sạn 4 sao được nghiên cứu có chính sách về ăn ca tương tự như tất cả các nhân viên khách trong khách sạn: được cung cấp 01 bữa ăn/ca ,thời gian 30 phút được tính và giờ làm việc của ca đó, thời điểm đi ăn ca theo sự sắp xếp của trưởng bộ phận, giám sát hoặc ca trưởng của ca trực.

Phụ cấp hưu trí dành cho nhân viên tiền sảnh được áp dụng như tất cả các nhân viên khác của khách sạn theo quy định của nhà nước. Đối với một số khách sạn như Ana Mandara Villas Dalat hay Lasapinette cịn có q, tiền và bằng khen cho những nhân viên về nghỉ hưu với điều kiện về thâm niên làm việc lâu năm cho khách sạn.

Bảng 2.16: Một số loại phụ cấp nhân viên tiền sảnh đang được thụ hưởng tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt

STT Một số hình thức

phụ cấp

Tên khách sạn

Ana Mandara Villas Dalat La Sapinette Ngọc Lan Vietso Petro

1 Phụ cấp về hưu

được áp dụng theo quy định của nhà nước, có chính sách thưởng riêng cho nhân viên trung thành lâu năm

được áp dụng theo quy định của nhà nước

được áp dụng theo quy định của nhà nước dụng

được áp dụng theo quy định của nhà nước

2 Ăn ca

Có căn tin và cung cấp bữa ăn ca cho nhân viên (1bữa/1 ca làm việc)

Có căn tin và cung cấp bữa ăn ca cho nhân viên (1bữa/1 ca làm việc)

Có căn tin và cung cấp bữa ăn ca cho nhân viên

(1bữa/1 ca làm việc)

Có căn tin và cung cấp bữa ăn ca cho nhân viên (1bữa/1 ca làm việc)

3 Đồng phục 2 bộ đồng phục/ năm 2 bộ đồng phục/ năm 2 bộ đồng phục/ năm trợ cấp 200$/ năm

4 Giáo dục (đào tạo)

có phụ cấp giáo dục cho những nhân viên được duyệt học tập nâng cao trình độ học vấn hoặc chun mơn

chỉ có chính sách đào tạo chung tại nơi làm việc

chỉ có chính sách đào tạo chung tại nơi làm việc

Phụ cấp cho nhân viên được khách sạn cử đi đào tạo chun mơn tài Sài Gịn

2.2.2.3. Các ngày nghỉ lễ, tết và phép năm

Bảng 2.17: Một số ngày nghĩ lễ, tết, phép năm và các ngày nghỉ khác tại các khách sạn 4 sao ở Đà Lạt STT Các ngày nghỉ lễ nghỉ phép, và ngày nghỉ khác Tên khách sạn Ana Mandara Villas Dalat La

Sapinette Ngọc Lan Vietso Petro

1 Nghỉ phép năm

12 ngày phép/năm đối với nhân viên hợp đồng 1 năm trở lên. 5 năm tăng 1 ngày

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách đãi ngộ nhân viên bộ phận tiền sảnh (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)