3.4.2.1. Mục đích khảo nghiệm
Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp
3.4.2.2. Đối tƣợng khảo nghiệm
Để khảo nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến: 30 CBGV (trong đó: 01 BGH, 05 lãnh đạo và nhân viên phòng QLHSSV, 01 lãnh đạo phòng tổ chức, 02 lãnh đạo phòng đào tạo, 01 Bí thư đoàn trường và 20 GV )
3.4.2.3. Nội dung khảo nghiệm
Tác giả tiến hành khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp.
3.4.2.4. Phƣơng pháp khảo nghiệm
- Điều tra bằng phiếu hỏi
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
3.4.2.5. Kết quả khảo nghiệm
* Về tính cần thiết: Để khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp tác giả đã
Bảng 3.1: Ý kiến của CBGV về tính cần thiết của các biện pháp TT Biện pháp Mức độ Cần thiết % Ít cần thiết % Không cần thiết % 1 Tích hợp NDGDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế
30 100.0 0 0.0 0 0.0
2 Đổi mới phương pháp GDPL 30 100.0 0 0.0 0 0.0 3 Đa dạng hoá các hình thức
GDPL 30 100.0 0 0.0 0 0.0
4
Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả của GDPL
25 83.3 5 16.7 0 0.0
5 Nâng cao nhận thức cho các
lực lượng GDPL 27 90.0 3 10.0 0 0.0
6
Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng GDPL
29 96.7 1 3.3 0 0.0
Qua bảng 3.1 cho thấy:
- 100% CBGV đánh giá cao các biện pháp: “Tích hợp GDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế”; “Đổi mới phương pháp GDPL” và “ Đa dạng hoá các hình thức GDPL” là cần thiết.
- 83.3% đến 96.7% CBGV cho rằng các biện pháp còn lại là cần thiết. - Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp trên là không cần thiết.
Như vậy, 6 biện pháp được đề xuất trong đề tài nghiên cứu đều được CBGV đánh giá ở mức độ cần thiết là rất cao, góp phần nâng cao hiệu quả GDPL ở trường CĐCN & KTCN.
* Về tính khả thi: Khảo sát về vấn đề này, tác giả đã sử dụng câu hỏi 2 - Phụ
lục 3. Kết quả thu được:
100 90 100 100 93.3 80 0 10 0 0 6.7 20 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 1 2 3 4 5 6 T ỷ lệ% Biện pháp
Khả rhi Ít khả thi Ko. Khả thi
Biểu đồ 3.3: Tính khả thi của các biện pháp
Qua biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy:
- 100% CBGV cho rằng biện pháp 1 “Tích hợp NDGDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế”; biện pháp 3 “Đa dạng hoá các hình thức GDPL” và biện pháp 4 “Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả của GDPL” mang tính khả thi.
- 80% đến 93.3% CBGV cho rằng biện pháp còn lại mang tính khả thi.
Như vậy, đại đa số CBGV trường CĐCN & KTCN đều cho rằng việc đề xuất các biện pháp trên trong đề tài là mang tính khả thi cao. Và qua đó góp phần nâng cao chất lượng GDPL và chất lượng GD&ĐT của nhà trường.
* Về tính hiệu quả: Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi cho thấy CBGV đã đánh giá rất cao. Để tìm hiểu về tính khả thi của các biện pháp tác giả đã sử dụng câu hỏi 3 - Phụ lục 3. Kết quả như sau:
Bảng 3.2: Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp ND Cán bộ, giảng viên Hiệu quả % Ít hiệu quả % Không hiệu quả % 1 22 73.3 3 30.0 0 0 2 100 100.0 0 0 0 0 3 25 83.3 2 20.0 0 0 4 30 100.0 0 0 0 0 5 27 90.0 2 20.0 0 0 6 30 100.0 0 0 0 0 7 27 90.0 1 10.0 0 0 8 27 90.0 2 20.0 0 0
Qua bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy:
+ 100% CBGV đánh giá đạt hiệu quả ở các nội dung: “Giáo dục quy chế đào tạo”, “Giáo dục ý thức tôn trọng PL, thói quen thực hiện PL” và “Giáo dục nội quy HSSV”.
+ 90% CBGV đánh giá đạt hiệu quả ở nội dung: “Giáo dục sức khỏe, tình yêu, giới tính”; “Giáo dục luật bảo vệ môi trường” và “Giáo dục luật an toàn giao thông”
+ Các nội dung khác còn lại đều đạt từ 73.3% - 83.3%.
So sánh với kết quả giáo dục các nội dung GDPL trước khi nghiên cứu với kết quả sau khi đề xuất 6 biện pháp của luận văn chúng tôi nhận thấy kết quả sau khi đề xuất các biện pháp cao hơn rất nhiều so với kết quả trước khi nghiên cứu. Như vậy sáu biện pháp chúng tôi đề xuất trong luận văn có thể đem lại kết quả khả quan trong hoạt động GDPL ở trường CĐCN & KTCN.
3.5. Kết luận chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng tác giả đã tiến hành xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng GDPL. Các biện pháp được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: Đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục;
đảm bảo tính mục đích; đảm báo tính thực tiễn; đảm bảo bảo mục tiêu giáo dục CĐ, ĐH; giáo dục PL phải là một bộ phận của quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trường; giáo dục GDPL đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục.
Trên cơ sở các nguyên tắc trên tác giả đề xuất một số biện pháp: Biện pháp 1: Tích hợp NDGDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế; biện pháp 2: Đổi mới phương pháp GDPL; biện pháp 3: Đa dạng hoá các hình thức GDPL; biện pháp 4: Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả của GDPL; Biện pháp 5: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GDPL; Biện pháp 6: Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng GDPL .
Sau khi tiến hành thực nghiệm và khảo nghiệm cho thấy các biện pháp có tính khả thi và đem lại hiệu quả cao. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau nên trong quá trình triển khai cần tiến hành đồng bộ các biện pháp để đảm bảo hiệu quả của GDPL.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. GDPL là sự tác động của nhân tố chủ quan được định hướng trong toàn bộ
hoạt động của các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm từng bước đưa PL vào cuộc sống, góp phần nâng cao dân trí và văn hóa cho cán bộ và nhân dân.
1.2. Đưa GDPL vào các trường CĐ là một đòi hỏi tất yếu khách quan, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. GDPL trong trường CĐ là quá trình chuyển biến hệ thống các quy tắc xử sự từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của SV.
1.3. GDPL trong trường CĐ có mục đích, yêu cầu và đặc điểm riêng phù hợp với đặc thù của đối tượng giáo dục là SV CĐ. Nội dung chương trình GDPL trong trường CĐ phải đảm bảo yêu cầu về tính liên tục, tính khoa học, có hệ thống, thống nhất giữa lý luận với thực tiễn. Lựa chọn hình thức và phương thức giáo dục PL sao cho đạt mục tiêu phải dựa trên các điều kiện về chủ thể GDPL, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện nội dung chương trình có tính đến đặc thù của đối tượng SV CĐ
1.4. Trong thực tế còn một bộ phận nhỏ CBGV và SV chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò GDPL đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của SV, vai trò nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo cũng như thương hiệu của nhà trường. Hiện nay hình thức giáo dục trong trường còn chưa mang tình thường xuyên, sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục còn lỏng lẻo, nội dung nghèo nàn vì vậy trên thực tế vẫn còn một số SV vi phạm kỷ luật. Công tác GDPL chưa đóng góp nhiều vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
1.5. Để nâng cao hơn nữa chất lượng GDPL trong trường CĐCĐ & KTCN đòi hỏi phải có những giải pháp nhất định. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp:
Biện pháp 1: Tích hợp NDGDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế. Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp GDPL.
Biện pháp 3: Đa dạng hoá các hình thức GDPL.
Biện pháp 4: Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả của GDPL. Biện pháp 5: Nâng cao nhận thức cho các lực lượng GDPL.
Biện pháp 6: Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng GDPL. 1.6. Qua kết quả thực nghiệm và khảo nghiệm nhận thức của SV về GDPL đã được nâng lên rất cao, CBGV đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết và khả thi của sáu biện pháp, góp phần nâng cao hiệu quả GDPL và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và thương hiệu của nhà trường.
2. Kiến nghị
2.1. Về phía Bộ GDĐT
Bộ Giáo dục Đào tạo điều chỉnh, thay đổi lại nội dung chương trình môn học cho phù hợp với nhu cầu và thực tiễn xã hội. Việc triển khai các nội dung GDPL đến với mọi tầng lớp SV là vô cùng quan trọng góp phần hình thành nhận thức, hành vi, thói quen cho các em . Do đó, nội dung chương trình giáo dục cần phải được bổ sung cụ thể các nội dung mới và phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần triển khai công tác GDPL với tính chất như một nội dung chính khóa trong nhà trường. Cần tác động đến các nhận thức của các chủ thể trực tiếp làm công tác GDPL để họ thấy được vai trò cũng như sự cần thiết của công tác GDPL trong nhà trường. Bên cạnh đó cần có kế hoạch đào tạo cho những lực lượng làm công tác GDPL để nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho SV.
2.2. Về phía nhà trường
Nhà trường cần tập trung hơn nữa đến công tác GDPL, Ban giám hiệu cần lên kế hoạch, chủ động phối hợp với các lực lượng khác như Phòng công tác HSSV, Phòng đào tạo, Phòng khảo thí, Khoa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và Đoàn thanh niên để thực hiện tốt công tác GDPL.
Cần đa dạng hóa các hình thức GDPL để thu hút SV tham gia. Bên cạnh đó việc GDPL cần gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của các em để góp phần nâng cao nhận thức của các em về GDPL. Trong các cuộc thi tìm hiểu PL cần hướng cho các em tham gia với vai trò là người tổ chức, người điều khiển hay người thực hiện để phát huy tính tích cực của SV.
Nhà trường cần bổ sung nhiều hơn nữa sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn và đặc biệt là các sách, báo, tạp chí PL. Ngoài ra trong giờ ra chơi nhà trường cần thông qua đài truyền thanh nhà trường để phổ biến nội dung GDPL cho SV.
2.3. Về phía các lực lượng giáo dục khác
Các lực lượng giáo dục khác cần tạo điều kiện tốt nhất và thường xuyên quan tâm, phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo SV cũng như công tác GDPL.
Sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ về mặt kinh phí, vật chất và trang thiết bị để nhà trường có thể tổ chức quá trình GDPL cho SV đạt hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ chương trình giáo dục học đại cương. Bộ GDĐT, Hà nội, 1995.
2. Bộ luật hình sự (2009, Nhà xuất bản Tư pháp.
3. Bộ luật dân sự (2009, Nhà xuất bản Tư pháp.
4. Phạm Ngọc Bích, Nguyễn Cảnh Minh (1996), Một số hình thức và biện pháp giáo
dục truyền thống cách mạng cho thanh niên, Nhà xuất bản Thanh Niên.
5. Bộ Tư pháp (1998), Nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật , Nhà xuất bản Thanh niên. 6. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (2002).
7. Chỉ thị 315/CT ngày 71/7/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật , Công báo số 24 - 1982.
8. Đào Ngọc Dung, Đánh giá thực trạng, xác định nội dung, hình thức, kê' hoạch và biện pháp thực hiện phổ biên giáo dục pháp luật đối với các đối tượng là thanh thiếu nhi, Hà Nội, 9/2000.
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII , Nhà xuất bản Sự thật.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia.
11. Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai (1995), Bàn về giáo dục pháp luật, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia.
12. Điều lệ Trường cao đẳng (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
13. Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất
bản tư pháp, Hà nội, 2005.
14. Giáo trình pháp luật đại cương - sách dùng trong các trường CĐ, ĐH và trung cấp
chuyên nghiệp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2009.
15. Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, (1992), Nhà xuất bản
Sự thật.
16. Hội thảo quốc tế về “Giáo dục pháp luật và phương pháp giáo dục pháp luật”
Bộ tư pháp phối hợp với tổ chức phát triển quốc tế của Thụy Điển (SIDA) tổ chức tại Hà Nội 5/1994.
17. Đặng Vũ Hoạt - Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục.
18. Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục.
19. Nguyễn Khắc Hùng, Xây dựng đồng bộ các biện pháp giáo dục pháp luật trong
trường phổ thông - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật - Bộ Tư pháp, số 198, 2008.
20. Vương Thanh Hương - Nguyễn Minh Đức (1995), Thực trạng phạm tội của học
sinh - sinh viên Việt Nam trong mấy năm gần đây và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục.
21. Kỉ yếu hội thảo, Giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật - Viện chiến lược và Chương trình giáo dục, Hà nội 1/01/2007 .
22. Kinh tế thị trường và những vấn đề xã hội, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội,
số 11/1997.
23. Nguyễn Đặng Đình Lạc (1990), Giáo dục pháp luật và quá trình hình thành nhân cách, Nhà xuất bản Pháp lý.
24. Luật Giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
25. Luật doanh nghiệp (2005), Nhà xuất bản Tư pháp.
26. Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Sinh Huy - (2000), Giáo dục học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục.
27. Dương Thanh Mai (1998) , Pháp luật chuyên ngành, Nhà xuất bản Giáo dục. 28. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn phổ biến giáo dục pháp luật trong công
cuộc đổi mới (1994), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tư pháp - Mã số 91 -
98 - 223 - ĐT, Hà Nội.
30. Những vấn đề cơ bản về pháp luật (1993), Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
31. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục.
32. Quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy ( Ban hành kèm theo quyết
định số 25/2006/QĐ - BGDĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo)
33. Quy chế Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo
Quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
34. Quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT về công tác học sinh, sinh viên.