Trong quá trình GDPL thì “Hình thức GDPL là các dạng hoạt động cụ thể để
tổ chức quá trình GDPL, để thể hiện NDGDPL” [8].
Ở nước ta hiện nay, thực chất chưa có các hình thức GDPL được xác định ổn định về mặt lý luận mà vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi, thử nghiệm. Tuy nhiên, trong thực tiễn có rất nhiều hình thức phổ biến GDPL khác nhau như: Trực tiếp truyền đạt nội dung PL cho người nghe (tuyên truyền miệng), sử dụng báo chí và hệ thống truyền thanh cơ sở, biên soạn và phát hành các loại tài liệu phổ biến, GDPL truyền đạt nội dung PL thông qua các phương pháp sư phạm (GDPL trong nhà trường); tổ chức các hình thức thi tìm hiểu PL; tổ chức các câu lạc bộ PL, xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách PL; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý; hòa giải cơ sở; thông qua các hình thức văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống.
GDPL trong các trường CĐ được tiến hành bằng các hình thức sau:
+ Một là, đưa NDGDPL vào chương trình giảng dạy chính khóa thông qua các môn học bắt buộc chung và môn học riêng cho các nghành học như môn học PLĐC, môn Luật kinh tế…
+ Hai là, GDPL thông qua các hoạt động bổ trợ giáo dục như sinh hoạt chính trị đầu năm học, chào cờ, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa.
Những hình thức cụ thể được tổ chức thực hiện trong quá trình GDPL trong trường CĐ bao gồm:
Giảng dạy trên lớp.
Thảo luận về các vấn đề PL mà SV quan tâm.
Tổ chức nghe, nói chuyện về PL trong các buổi sinh hoạt chính trị đầu năm hoặc từng chuyên đề.
Đọc sách báo, xem phim về PL. Tham dự các phiên tòa.
+ Ba là, GDPL thông qua các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội. Việc tuyên truyền phổ biến GDPL được gắn với các đợt sinh hoạt chính trị, các đợt hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đoàn, Hội, Đội. Đó là một phương thức chủ yếu được nhiều cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện. Ví dụ:
- Thông qua kỷ niệm ngày thành lập trường phổ biến cho SV về Điều lệ trường CĐ, Luật GD.
- Thông qua kỷ niệm ngày 26.3 tuyên truyền, phổ biến cho SV về nội quy HSSV, về quyền và nghĩa vụ của SV.
- Thông qua đợt phát động về tết trồng cây, phổ biến cho SV về Luật bảo vệ môi trường.
- Tổ chức cho đoàn viên, SV tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ PL như: Giữ gìn trật tự trong khuân viên nhà trường, thực hiện tốt nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường...
- Tổ chức phong trào thanh niên tình nguyện, các đợt tuyên truyền GDPL cho cộng đồng dân cư trong những đợt SV về cơ sở như phong trào thanh niên tình nguyện hoặc qua những đợt SV thực tập tại địa phương.
Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên còn tổ chức: Câu lạc bộ PL, Đội thanh niên xung kích, Đội thanh niên tình nguyện, Trung tâm tư vấn PL thanh niên, hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên về PL để phổ biến về một số văn bản PL như Pháp lệnh phòng chống mại dâm, Luật phòng chống ma túy, Luật an toàn giao thông, Luật bảo vệ môi trường...Đoàn TN còn biên soạn cấp phát rộng rãi các tài liệu phổ biến PL như sổ tay phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tài liệu giáo dục an toàn giao thông, tài liệu giáo dục giới tính, các bộ tranh về biển báo giao thông cho SV.
Như vậy, việc GDPL thông qua các hoạt động ngoại khóa là một trong những giải pháp hữu hiệu trong điều kiện đưa các NDGDPL vào chương trình giáo dục chính khóa gặp nhiều khó khăn do việc phải bảo đảm chương trình, thời lượng học tập của SV, tránh hiện tượng nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào nhà trường, gây quá tải cho SV. Thông qua các hình thức GD ngoại khóa SV sẽ được tiếp thu kiến thức PL một cách tự nhiên, sinh động với nhiều hình thức phù hợp, hấp dẫn tạo nên sân chơi lành mạnh thu hút được nhiều SV tham gia.