Các nguyên tắc xây dựng biện pháp giáo dục pháp luật cho SV

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và kinh tế công nghiệp (Trang 68 - 152)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục

Nguyên lý tính hệ thống là một trong những nguyên lý cơ bản trong lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó xem xét mọi sự vật và hiện tượng trên thế giới vật chất và tinh thần tồn tại, vận động và phát triển trong một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn.

Tính liên tục thể hiện quá trình từ nhận thức đến tình cảm, hành động của SV, từ cấp nhỏ đến cấp lớn, từ nhận thức trong môn học đến hoạt động ngoài xã hội. Trong quá trình GDPL phải chuẩn bị một hệ thống tri thức GDPL cần và đủ để đảm bảo cho SV được GDPL một cách liên tục. Tính liên tục còn đặt ra yêu cầu là những vấn đề thuộc nội dung GDPL cho SV trong các môn học khi tiếp thu không cảm thấy bị gián đoạn, cắt khúc mà là sự kế tiếp khoa học.

Cũng như những nội dung giáo dục khác, GDPL cho các trường CĐ phải đảm bảo tính hệ thống. Hiển nhiên, tính chất này có thể được bảo đảm ở mức độ từ thấp đến cao. Không thể ngay một cấp học, nhất là đối với các lớp dưới có thể có ngay được những kiến thức PL mang tính hệ thống cao. Như vậy, tính hệ thống thể hiện ở chính nội dung của chương trình, ở cách tiếp cận giáo dục và ở các quan hệ giữa công tác GDPL với các hoạt động khác.

Hai tính chất trên đây phải được đảm bảo trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau tức là mọi tri thức, hiểu biết, thái độ, niềm tin, tình cảm của người học về nội dung PL phải trở thành lối sống tích cực của chủ thể.

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Mục đích của một hoạt động là kết quả dự kiến mà mỗi con người, mỗi hệ thống cần phấn đấu đạt được. Mục đích có tác dụng định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động. Chất lượng, hiệu quả của một hoạt động phụ thuộc vào việc xác định mục đích ban đầu. Nó là một trong những phạm trù được quan tâm nhất trong khoa học và thực tiễn.

Vì vậy khi xây dựng biện pháp GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN cần phải xác định đúng các mục đích. Mục đích của các biện pháp GDPL SV là đồng thời quán triệt cả 4 phương diện: Nhận thức, thái độ, hành vi và kĩ năng.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc xây dựng các biện pháp GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN phải dựa trên cơ sở thực tiễn chương trình giáo dục tại trường và hoạt động dạy học, làm cho nó phù hợp với những đặc điểm, điều kiện, yêu cầu thực tiễn ở cấp học CĐ vừa hướng vào việc cải biến thực trạng GDPL. Đối với công tác GDPL cho SV, nhất là SV CĐ, nguyên tắc này chính là sự đòi hỏi phải thể hiện trình độ sư phạm cao của GV cũng như các lực lượng giáo dục.

Nội dung GDPL mang tính thực tiễn, phải phản ánh những sự việc, hoàn cảnh hàng ngày diễn ra trong cuộc sống gia đình, nhà trường gần gũi với SV. Có thể đem thực tiễn của cuộc sống vào nhà trường để GDPL cho SV nhưng không thể “bê nguyên” các hiện tượng thiếu định hướng sư phạm vào nhà trường. Ví dụ, chỉ khi SV vi phạm quy chế thi thì các em mới hiểu được phần nào các quy định của nội quy nhà trường về lĩnh vực này. Tính thực tiễn sẽ làm cho SV thấy việc học PL là cụ thể, là thiết thực, khi đó, việc học PL và thói quen chấp hành PL mới trở thành một nhu cầu tự nhiên của SV.

Như vậy, tính thực tiễn đảm bảo cho các nội dung GDPL tồn tại dưới dạng môn học, là tri thức của một lĩnh vực khoa học nhất định. Xây dựng biện pháp GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN phù hợp với đặc điểm và điều kiện thực tiễn là con đường cơ bản nhằm GDPL cho SV một cách hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu của giáo dục CĐ, ĐH

Điều 39 Luật giáo dục năm 2005 đã quy định mục tiêu giáo dục CĐ là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và giúp SV có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. Cho nên, GDPL trong nhà trường mặc dù có mục đích cụ thể của mình nhưng phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu trên mà cụ thể là giúp hình thành ở SV ý thức, hành vi, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và PL.

Nội dung GDPL trong trường CĐ phải làm cho SV có được những vốn tri thức cần thiết về PL để hình thành những cơ sở ban đầu về ý thức PL. Dần dần có khả năng định hướng được hành vi phù hợp với các chuẩn mực PL trong cuộc sống nhà trường, gia đình và xã hội. Quá trình giáo dục này góp phần hoàn thiện con người, chuẩn bị cho con người gia nhập vào cộng đồng xã hội một cách tự tin, có bản lĩnh và chủ động. Điều này có được khi SV biết lựa chọn phương án hành vi trong khuôn khổ các quy định của PL, ý thức được quyền, nghĩa vụ của mình trong từng quan hệ cụ thể.

3.1.5. Nguyên tắc giáo dục pháp luật phải là một bộ phận của quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trƣờng tạo trong nhà trƣờng

Có thể thấy GDPL trong trường CĐ có nội dung, mục đích cụ thể của mình, đồng thời có hình thức, phương thức rất đặc thù. Nó có thể được xây dựng thành môn học độc lập do nhu cầu khách quan của khối kiến thức SV CĐ. Môn học này được xây dựng dựa trên sự kế thừa các môn học ở cấp học trước như môn Đạo đức ở bậc tiểu học, Môn Giáo dục công dân tronng chương trình THCS và THPT nhưng trên cơ sở cao hơn phù hợp với trình độ nhận thức của SV. Xét trên tổng thể chương trình giáo dục CĐ, nó không thể chiếm một thời lượng quá lớn, do đó một số nội dung GDPL cần đưa vào theo hướng lồng ghép. Để đảm bảo những nguyên tắc đã nêu, việc kết hợp này phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống và làm phong phú thêm nội dung các môn học đó. Tri thức PL cũng như các dạng tri thức khác cần giáo dục cho SV thì cần xác định rõ quan hệ giữa tính chất hệ thống của chương trình chung với các nội dung giáo dục cụ thể.

3.1.6. Nguyên tắc giáo dục pháp luật đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục

Trong GDPL 2 nguyên tắc này thống nhất và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tính khoa học thể hiện ở mức độ xác thực, đúng đắn của tri thức PL, nó sẽ giúp cho cá nhân tiếp nhận tri thức PL như một vấn đề khoa học. Tính giáo dục có được bởi bản thân tri thức PL có luận cứ khoa học và tính định hướng mục tiêu rõ ràng, làm cho cá nhân có thái độ, hành vi và thói quen tự nguyện thực hiện. Đảm bảo sự thống nhất này khắc phục được tình trạng đưa những nội dung GDPL một cách máy móc, áp đặt, gò ép hay tình trạng học ít có tác dụng giáo dục. Do vậy, mặc dù kiến thức PL cung cấp cho SV là những vấn đề rất cơ bản, liên quan trực tiếp đến đời

sống và học tập của SV nhưng phải được thiết kế, xây dựng và trình bày một cách khoa học và phải có luận cứ khoa học của khoa học pháp lý và của khoa học giáo dục. Mặt khác, những nội dung đó phải có tác dụng giáo dục, hình thành và nuôi dưỡng ý thức đặc biệt là niềm tin, thái độ tích cực đối với PL và việc thực hiện PL.

3.2. Một số biện pháp GDPL cho SV trƣờng CĐCN & KTCN

Qua nghiên cứu về lý luận và phân tích kết quả thực trạng GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN và dựa vào những nguyên tắc trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN như sau:

3.2.1. Tích hợp NDGDPL thông qua dạy học các môn học có ƣu thế

* Mục tiêu

Dạy học tích hợp trong GDPL tạo điều kiện cho SV huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển những năng lực cần thiết. Bên cạnh đó, tích hợp lồng ghép GDPL sẽ tạo điều kiện cho SV vừa lĩnh hội được kiến thức của môn học lại có thể lĩnh hội thêm những kiến thức về PL qua đó nâng cao nhận thức và ý thức PL cho SV.

* Nội dung và cách thực hiện

Trong khung chương trình đào tạo của nhà trường có rất nhiều môn học có ưu thế để sử dụng biện pháp tích hợp lồng ghép GDPL. Có ưu thế hơn cả là một số môn học như PLĐC, TTHCM, ĐLCMĐ, những nguyên lý của của chủ nghĩa Mác - Lênin....Thực tiễn cho thấy trong giờ học tích hợp NDGDPL, SV hứng thú hơn với các nội dung mang tính PL, vì các em thấy các nội dung đó thiết thực, gần gũi với đời sống thực của các em, do đó GDPL cho các em hiệu quả hơn.

Trong quá trình giảng dạy tích hợp GDPL GV cần căn cứ vào đặc điểm môn học, đặc điểm SV để có cách tích hợp phù hợp. Việc tích hợp cần nhấn mạnh dạy cho SV cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau trong thực tiễn. Bên cạnh đó GV cần dạy cho SV biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời GV chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học và những kiến thức cụ thể cần tích hợp để bảo đảm cho SV khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp.

Để thực hiện biện pháp này trong quá trình giảng dạy tích hợp GV cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, việc tích hợp không làm thay đổi nội dung và chương trình các môn học. Nội dung chương trình vẫn phải tuân theo quy định khung của Bộ GDĐT dành cho các trường CĐ.

Thứ hai, việc tích hợp cần đảm bảo cho SV vừa có kiến thức của môn học lại vừa có kiến thức của nội dung cần tích hợp. Ví dụ: Khi GV soạn bài Vi phạm pháp luật trong môn học PLĐC cần tích hợp cho SV kiến thức về vi phạm kỷ luật của SV, dẫn ra các dẫn chứng cụ thể về các hành vi vi phạm kỷ luật qua đó cho SV phân tích và phải lấy được ví dụ liên hệ thực tiễn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ ba, trong dạy học tích hợp GV cần khắc phục lối dạy cũ theo lối khép kín. Trong nội bộ môn học tiến hành liên kết các khái niệm, phạm trù PL gần gũi với môn học để cung cấp tri thức cho SV và bảo đảm cho mỗi SV khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống có ý nghĩa, cũng có khi là một tình huống khó khăn, bất ngờ, một tình huống chưa từng gặp.

Thứ tư, trong quá trình dạy học tích hợp lồng ghép GDPL, GV vẫn theo đuổi quan điểm “lấy SV làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của SV trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của SV. GV cần tổ chức, thiết kế các hoạt động thảo luận, giải quyết tình huống có vấn đề để SV học cách sử dụng phối hợp những kiến thức và kĩ năng đã lĩnh hội được các môn học để giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung GDPL trong thực tiễn.

Thứ năm, trong quá trình tích hợp đòi hỏi GV phải biến giờ “giảng tích hợp lồng ghép GDPL” thành giờ dạy kĩ năng đọc hiểu cho SV, hướng tới làm cho các em có năng lực đọc hiểu bất kì văn bản PL nói chung và nội quy nhà trường nói riêng nhằm phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của SV.

Thứ sáu, khi tích hợp giảng dạy GDPL đòi hỏi GV phải thay đổi cách dạy học. GV phải được đào tạo về trình độ để dạy các môn học trong chương trình học của SV để qua đó lồng ghép kiến thức PL giúp các em tự tìm hiểu được đâu là hành vi được làm, đâu là hành vi không được làm và qua đó rèn luyện kỹ năng sống và làm việc theo PL.

Thứ bảy, giáo án giờ học tích hợp GDPL không phải là một bản đề cương kiến thức để GV lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho SV, mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho SV thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích GDPL và GDDT của nhà trường . Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tri thức, tình huống được đặt ra từ nội dung khách quan của môn các môn học cụ thể phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của SV. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tri thức về GDPL, các tình huống PL do GV sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn SV từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực và sáng tạo. Đó có thể là những quy phạm PL, các khái niệm, các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của SV, có thể là một số tình huống SV VPPL trong thực tiễn hoặc là những đoạn phim ảnh, phim tư liệu về các hành vi VPPL.

Thứ tám, tổ chức giờ học tích hợp trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ hoạt động của GV và SV theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong đó GV giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. SV được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận những kiến thức của môn học chính khóa và kiến thức tích hợp GDPL qua đó SV tự cảm nhận, tự chiếm lĩnh tri thức trong giờ học. Biện pháp dạy học tích hợp GDPL giúp SV có khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.

Tóm lại, khi dạy học tích hợp lồng ghép GDPL trong một số môn học có ưu thế như PLĐC, TTHCM, ĐLCMĐ, những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin ... người GV cần được trang bị các kiến thức đầy đủ, toàn diện và phải được quán triệt trong toàn bộ môn học: Từ đọc, nghe, hiểu, phân tích được các tình huống, các hành vi trong thực tiễn đến vận dụng tri thức vào trong thực tiễn. Khi tích hợp lồng ghép kiến thức PL đòi hỏi GV thực hiện việc tích cực hoá hoạt động học tập của SV trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của SV phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho SV vào PL qua đó các em mới tự tiếp nhận được các tri thức PL mới xem GDPL là một hoạt động có ý nghĩa và hoạt động GDPL mới thực sự đem lại hiệu quả.

3.2.2. Đổi mới phƣơng pháp GDPL

* Mục tiêu

Để nâng cao chất lượng GDPL trong trường CĐCN & KTCN thì việc đổi mới phương pháp giáo dục là một vấn đề mang tính cấp thiết. Việc đổi mới phương pháp giáo dục sẽ tạo ra động lực để chủ thể GDPL và đối tượng GDPL phát huy được hết

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và kinh tế công nghiệp (Trang 68 - 152)