Để nắm được thực trạng và nhu cầu hiểu biết PL của SV nhằm xây dựng và hoàn thiện chương trình GDPL trong nhà trường, tác giả đã tiến hành điều tra trên 195 SV và thu được kết quả như sau:
* Thứ nhất, tìm hiểu nhận thức của SV về mục đích của công tác GDPL.
Đối với mỗi một hoạt động thì việc hình thành mục đích là vô cùng quan trọng vì xác định đúng mục đích sẽ tạo ra động cơ hành động và giúp cho hoạt động đạt hiệu quả. Mục đích của GDPL trong các trường CĐ là hình thành tri thức PL, tình cảm, niềm tin đối với PL và động cơ thói quen thực hiện PL. Điều tra nhận thức của SV trường CĐCN & KTCN về vấn đề này tác giả sử dụng câu hỏi 1 - Phụ lục 1 và thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của SV về mục đích của công tác GDPL
STT Mục đích Số
phiếu
Tỷ lệ (%)
1 Giáo dục ý thức nhân cách cho SV 89 45.6
2 Để nhà trường không có SV kỷ luật 65 33.3
3 Để trang bị kiến thức PL cho SV 147 75.3
4 Hình thành lòng tin và tình cảm PL cho SV 90 45.6 5 Hình thành động cơ, hành vi, thói quen xử sự hợp pháp, tích
cực của SV
Trong chương trình giáo dục đào tạo của nhà trường công tác GDPL đã được triển khai thực hiện từ lâu. Tuy nhiên khi khảo sát về mục đích của GDPL tác giả nhận thấy nhận thức của SV chưa có sự tập trung cao. Cụ thể:
- Ở tiêu chí 1: 75.3% số ý kiến SV cho rằng mục đích của GDPL là trang bị kiến thức PL cho SV.
- Ở tiêu chí 2: 55.3% số ý kiến cho rằng với mục đích hình thành động cơ, hành vi, thói quen xử sự hợp pháp, tích cực của SV
- Ở tiêu chí 3: 46.1% số ý kiến cho rằng với mục đích hình thành lòng tin và tình cảm PL cho SV.
- Ở tiêu chí 4: 45.6% SV cho rằng để giáo dục ý thức nhân cách cho SV. - Ở tiêu chí 5: 33.3% SV có ý kiến cho rằng mục đích để nhà trường không có SV vi phạm kỷ luật.
Như vậy qua bảng 2.1 đa số SV đã nhận thức được mục đích của GDPL tuy nhiên kết quả chưa cao mới chỉ đạt từ 33.3% đến 75.3%. Đối với SV việc nhận thức được mục đích của GDPL là vô cùng quan trọng, đây sẽ là cơ sở để SV ý thức về vị trí, trách nhiệm và lý tưởng của người công dân, nâng cao năng lực nhận thức và hành động để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Thứ 2, điều tra nhận thức SV về vị trí, vai trò của GDPL. Quá trình GDPL cho thấy, việc hình thành tri thức PL cho SV diễn ra theo chu trình: Không để ý đến PL - để ý - biết - hiểu - chấp hành - thực hiện. Để hoàn thành được chu trình đó thì SV cần nắm được vị trí, vai trò của GDPL. Khảo sát nhận thức của SV về vấn đề này, tác giả sử dụng câu hỏi 2 - Phụ lục 1, kết quả như sau:
Bảng 2.2. Nhận thức của SV về vị trí, vai trò của công tác GDPL
Tiêu chí
Mức độ
Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 65 33.3 75 38.4 50 25.7 5 2.6 2 77 39.5 70 35.8 45 23.2 3 1.5 3 79 40.5 79 40.5 33 16.9 4 2.1 4 55 28.2 68 34.9 64 32.8 8 4.1
Nhận xét: Số liệu khảo sát cho thấy đa số SV đã nhận thức đúng về mức độ quan trọng của GDPL.
Ở mức độ rất quan trọng vị trí và vai trò của GDPL được chọn theo tỷ lệ từ cao xuống thấp là: Tiêu chí 3 “Giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho SV” với 79 SV chọn (40.5%); tiêu chí 2 “Nâng cao ý thức PL, văn hóa pháp lý cho CBGV và SV” với 77 SV chọn (39.5%); tiêu chí 1 “Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà trường” với 65 SV chọn (33.3%) và tiêu chí 4 “Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” với 55 SV chọn (28.2)%.
Ở mức độ quan trọng vị trí, vai trò của GDPL được chọn theo tỷ lệ từ cao xuống thấp là tiêu chí 3 “Giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho SV” với 79 SV chọn (40.5%); tiêu chí 1 “Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà trường” với 75 SV chọn (38.4%); tiêu chí 2 “Nâng cao ý thức PL, văn hóa pháp lý cho CBGV và SV” với 70 SV chọn (35.8%) và tiêu chí 4 “Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” với 68 SV chọn (34.9%).
Ở mức độ bình thường vị trí, vai trò của GDPL được chọn theo tỷ lệ từ cao xuống thấp là tiêu chí 4 “Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” với 64 SV chọn (32.8%); tiêu chí 1 “Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà trường” với 50 SV chọn (25.7%); tiêu chí 2 “Nâng cao ý thức PL, văn hóa pháp lý cho CBGV và SV” với 45 SV chọn (23.2%); tiêu chí 3 “Giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho SV” với 33 SV chọn (16.9%).
Ở mức độ không quan trọng vị trí, vai trò của GDPL được SV chọn từ 1.5% đến 4.1%.
Qua phân tích số liệu ở bảng 2.2, tính chung trên tổng số SV được hỏi có từ 63.1% đến 81% cho rằng GDPL cho SV là rất quan trọng và quan trọng, số còn lại chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác GDPL cho SV. Tác giả cho rằng nhận thức trên của SV đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động GDPL.
Vì vậy, để công tác GDPL đạt hiệu quả cao thì nhà trường cần triển khai việc thực hiện PL vào chương trình học tập, sinh hoạt để giáo dục ý thức PL cho SV. Công tác GDPL cho SV cần phải tiến hành ngay từ đầu để tác động đến việc định
hướng, hình thành tư cách công dân, góp phần điều chỉnh hành vi, nâng cao nhận thức, xây dựng nhân cách, lối sống, đảm bảo tính liên tục trong nhận thức, hình thành trong các em hành vi, thói quen tự giác xử sự đúng PL và ý thức tuân thủ PL.
* Thứ 3, khảo sát về nhu cầu tìm hiểu PL của SV qua một số ngành luật, tác
giả đã sử dụng câu hỏi 3 - Phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:
29.7 11.7 9.3 4.6 0 7.7 0 35.4 1.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 T ỷ l ệ % Các nghành luật
Luật hình sự Luật dân sự Luật lao động Luật hôn nhân và gia đình Luật nghĩa vụ quân sự luật hành chính Luật quốc tế Luật kinh tế Luật hiến pháp
Biểu đồ 2.1: Nhu cầu hiểu biết của SV đối với một số ngành luật
Qua biểu đồ trên cho thấy lĩnh vực mà SV quan tâm nhất là Luật kinh tế chiếm 35.4%, Luật hình sự chiếm 29.7%, Luật dân sự 11.7%, Luật lao động chiếm 9.3%. Điều này chứng tỏ những lĩnh vực này đều liên quan trực tiếp đến đời sống học tập, sinh hoạt, lao động thường ngày của SV. Ngoài ra SV còn quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác của PL như Luật hành chính, Luật hôn nhân và gia đình, Luật hiến Pháp. Một số nghành luật khác các em không đề cập đến như Luật quốc tế, Luật nghĩa vụ quân sự.
Tiếp theo, tác giả tiến hành khảo sát nhận thức của SV về các văn bản PL liên quan đến nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường dựa trên các 3 mức độ: Nghe - đọc - hiểu (câu 4 - Phụ lục 1). Kết quả như sau:
Bảng 2.3: Nhận thức của SV về một số văn bản pháp luật Văn bản pháp luật Mức độ Tỷ lệ (%) Nghe Đọc Hiểu Luật giáo dục 12 6.2 Luật phổ cập GDPL Điều lệ trường CĐ 38 20.5
Quy chế đào tạo ĐH và CĐ 70 34.9
Quy chế HSSV 75 38.4
Qua bảng khảo sát 2.3 tác giả nhận thấy sự hiểu biết về các văn bản PL này của SV là rất hạn chế: Chỉ có 183 SV (93.8%) cho rằng mới được “nghe”, số SV đã “đọc” là 12 SV (6.2%) và “hiểu” thì không có, thậm chí có một số luật các em chưa từng nghe đến như luật phổ cập GDPL. Đây là một trong những nguyên nhân mà một số SV trong quá trình học tập tại trường vẫn có hành vi phạm kỷ luật. Bởi vì nhận thức của các em về các văn bản pháp luật mới dừng lại ở mức độ “nghe” nên sự vận dụng PL vào thực tế cuộc sống còn rất nhiều hạn chế và chưa tích cực.
Tóm lại, kết quả khảo sát trên cho thấy nhận thức và nhu cầu hiểu biết PL của
SV còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. SV chưa tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức PL trong nhà trường. Kết quả này sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện PL của SV.
2.3.4. Khảo sát hành vi vi phạm PL của SV trƣờng CĐCN & KTCN
Do những hiểu biết về PL được SV lĩnh hội từ môn học PLĐC, từ việc triển khai nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường nên nhìn chung đa số SV trong trường có ý thức tôn trọng và chấp hành các quy tắc của cuộc sống xã hội cũng như các quy định của PL hiện hành. Cùng với việc đưa tiêu chí chấp hành nội quy, quy chế và tuân thủ PL vào đánh giá kết quả rèn luyện của SV, làm căn cứ để cộng điểm rèn luyện vào điểm trung bình trung đã tạo cho SV ý thức thực hiện một cách tự giác nội quy nhà trường, nội quy KTX, quy chế thi và kiểm tra cũng như tuân thủ PL trong
những hoạt động xã hội. Qua đó dần định hướng lối sống phù hợp PL của SV. Trong năm học 2011-2012 tỷ lệ SV giỏi và tiên tiến, SV có hạnh kiểm tốt và khá chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì trong nhà trường vẫn còn một số em có biểu hiện xuống cấp về đạo đức và thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường. Theo số liệu từ phòng Tổ chức, trong năm học 2011-2012 số SV vi phạm kỷ luật trong trường CĐCN & KTCN như sau:
Bảng 2.4: Số liệu SV vi phạm kỷ luật năm học 2011-2012 trƣờng CĐCN & KTCN
Năm học
(2011-2012) Tổng số SV
SV đƣợc
khen thƣởng Hạnh kiểm SV bị kỷ luật
Giỏi Khá Tốt Khá Trung bình Yếu Khiển trách Cảnh cáo Đình chỉ 1 năm Buộc thôi học Hệ CĐ 3452 171 520 2545 850 42 15 10 4 2 3 Hệ CĐ nghề 2178 130 311 1145 734 289 10 7 2 2 1 Hệ TCCN 300 10 59 210 82 4 4 4 0 0 0 ĐT ngắn hạn 110 9 33 64 40 6 0 0 0 0 0 Tổng cộng 6040 320 923 3964 1706 341 29 21 3 4 4 (Nguồn: Phòng tổ chức)
Qua số số liệu trên có thể thấy ngoài những SV đạt thành tích cao trong học tập, có hạnh kiểm tốt thì vẫn còn một số SV vi phạm nội quy với hình thức kỷ luật cao là buộc thôi học. Đây là những con số đã bị xử lý kỷ luật trong năm học 2011-2012.
Tác giả đã tiến hành điều tra cụ thể về hành vi vi phạm PL của SV dựa trên đối tượng khảo sát theo các tiêu chí:
* Khảo sát nhận thức của SV về các hành vi vi phạm kỷ luật. Để đánh giá
thực trạng nhận thức SV về các hành vi vi phạm kỷ luật, tác giả dựa trên một số hành vi vi phạm kỷ luật được quy định trong khung xử lý kỷ luật dành cho SV vi phạm (QĐ 42/2007 - BGDĐT). Nội dung câu hỏi được quy ước trong câu 5 - Phụ lục 1. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:
50.2 43.6 44.1 21.5 17.9 74.3 51.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 HV 1 HV 2 HV 3 HV 4 HV 5 HV 6 HV 7 T ỷ l ệ % Hành vi vi phạm HV 1 HV 2 HV 3 HV 4 HV 5 HV 6 HV 7
Biểu đồ 2.2: Nhận thức của SV về các hành vi vi phạm kỷ luật
Qua xử lý số liệu khảo sát cho thấy, đa số SV đã nhận thức được các hành vi vi phạm kỷ luật. Tuy nhiên nhận thức của mỗi SV rất khác nhau. Cụ thể:
- Xếp thứ nhất là hành vi mang tài liệu vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm hộ, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng với 74.3%.
- Xếp thứ 2 là hành vi mất trật tự, làm việc riêng trong giờ học, giờ thực tập với 51.3%
- Xếp thứ 3 là hành vi tổ chức thi, kiểm tra hộ, hoặc nhờ thi, kiểm tra hộ; làm hộ, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp với 50.2%
- Xếp thứ 4 là hành vi đến muộn giờ học, giờ thực tập; nghỉ học không phép hoặc quá phép với 44.1%.
- Các hành vi còn lại được SV lựa chọn từ 17.9% đến 43.6%.
Như vậy đa số SV đã nhận biết được đâu là hành vi vi phạm kỷ luật. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số lượng không nhỏ SV chưa nhận thức được điều này. Ở tất cả các hành vi vi phạm kỷ luật mà tác giả đưa ra vẫn có những em cho rằng đó không phải là hành vi vi phạm kỷ luật, đặc biệt ở hành vi 4 và 5 con số này chiếm tới 39.4%. Điều này chứng tỏ nhận thức của các em về nội quy, quy chế đào tạo nhà trường còn chưa sâu sắc. Đây là một trong những lý do đưa các em đến với những hành vi vi phạm kỷ luật.
Đối chiếu với số liệu SV vi phạm kỷ luật trong năm học 2011-2012 thì toàn trường vẫn có 21 SV bị khiển trách, cảnh cáo 6, đình chỉ 1 năm 4, buộc thôi học 4. Con số này tuy không cao nhưng vẫn là điều phải quan tâm. Mặc dù các em đã ý thức và nhận biết được thế nào là một hành vi vi phạm kỷ luật nhưng một số em vẫn vi phạm. Chúng ta đều biết rằng SV là thế hệ được sinh ra trong một chế độ xã hội mới, được giáo dục và có trình độ nhận thức nhất định, sẽ là những trí thức trong tương lai, lẽ ra những hành vi vi phạm kỷ luật ở mức độ cao không nên có ở lứa tuổi này. Khi đã vi phạm, các em sẽ bị nhà trường, ban giám hiệu ghi vào hồ sơ HS- SV, sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức khác nhau, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập sau này của các em. Các hình thức xử lý cụ thể căn cứ vào nội quy nhà trường và phụ lục về nội dung vi phạm và khung xử lý kỷ luật kèm theo quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT (phụ lục 6).
* Khảo sát về các hành vi vi phạm kỷ luật mà SV đã vi phạm.
Nhận thức đúng đắn các hành vi vi phạm kỷ luật của bản thân trong quá trình học tập tại trường sẽ giúp SV có định hướng cụ thể, tích cực tích lũy tri thức, củng cố niềm tin và rèn luyện thói quen thực hiện PL. Để tìm hiểu thực trạng nhận thức SV về vấn đề này, tác giả khảo sát về một số hành vi vi phạm của SV như đi học muộn, nói chuyện trong giờ học, sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra... (câu hỏi 6 - Phụ lục 1). Kết quả thu được ở biểu đồ sau:
64.1 37.1 23.07 12.8 3.6 3.07 1.6 0 28.2 0 10 20 30 40 50 60 70 HV 1 HV 2 HV 3 HV 4 HV 5 HV 6 HV 7 HV 8 Không vi phạm Tỷ l ệ % Hành vi vi phạm HV 1 HV 2 HV 3 HV 4 HV 5 HV 6 HV 7 HV 8 Không vi phạm
Nhận xét: Biểu đồ 2.3 cho thấy SV đã bước đầu nhận thức được các hành vi vi