Khảo sát thực trạng GDPL bao gồm: Thực trạng triển khai và thực hiện chương trình GDPL trường CĐCN & KTCN; nhận thức và nhu cầu hiểu biết PL của SV; khảo sát hành vi vi phạm PL của SV; mức độ và hiệu quả của NDGDPL; thực trạng triển khai các biện pháp GDPL và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDPL trường CĐCN & KTCN.
2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát
- Trao đổi, phỏng vấn GV, SV trường CĐ.
- Nghiên cứu tài liệu, nội quy, quy chế, điều lệ các trường CĐ. - Điều tra bằng bảng hỏi đối với SV, GV trường CĐCN & KTCN.
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng GDPL cho SV trƣờng CĐCN & KTCN 2.3.1. Chƣơng trình GDPL trƣờng CĐCN & KTCN
* GDPL thông qua môn học PLĐC
Bắt đầu từ năm học 1996-1997 chương trình môn học PLĐC trong trường CĐCĐ & KTCN được ban hành và đưa vào giảng dạy.
Môn học PLĐC bao gồm 7 chương trong đó chương 1 đề cập đến những vấn đề cơ bản về nhà nước và những vấn đề lý luận cơ bản về PL được đề cập trong 6 chương còn lại. Nội dung môn học giới thiệu các khái niệm, phạm trù chung về nhà nước và PL dưới góc độ của khoa học quản lý. Trên cơ sở đó đi vào phân tích cấu trúc của bộ máy nhà nước, chức năng, thẩm quyền cũng như địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tính chất pháp lý và cơ cấu của hệ thống các văn bản quy phạm PL; một số nội dung cơ bản của Luật hành chính, Luật dân sự, Luật hình sự....
Hiện nay trong khung chương trình đào tạo của trường CĐCN & KTCN môn học PLĐC được coi là một môn khoa học độc lập trong chương trình chính khóa của nhà trường. Đó là sự đổi mới tư duy phù hợp với yêu cầu khách quan thể hiện sự nhìn nhận đúng mức về vị trí, vai trò của GDPL đối với việc hình thành nhân cách người trí thức tương lai.
Thông qua việc giảng dạy môn học PLĐC SV nắm được mục đích, vai trò của PL, một số khái niệm cơ bản về PL, nội dung cơ bản của một số ngành luật, một số văn bản PL quan trọng như Hiến pháp và một số bộ luật. Bên cạnh đó, nhà trường giáo dục SV thái độ tôn trọng PL, đồng tình với những hành vi phù hợp. Đồng thời
SV biết định hướng xây dựng hành vi, thói quen xử sự theo PL, bảo vệ PL, có khả năng nhận xét, phân tích đánh giá có luận cứ những hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là VPPL, biết tuyên truyền vận động người khác tôn trọng và làm theo PL.
Như vậy, chương trình giảng dạy môn học PLĐC của trường CĐCN & KTCN
còn hạn chế như nội dung GDPL chưa phù hợp với khả năng nhận thức, tâm lý và nhu cầu của của SV. Nội dung chương trình giáo dục ít được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với sự biến động của thực tiễn xã hội. Nhiều luật mới ban hành gần đây chưa được đưa vào nội dung GDPL, ngược lại một số chương trình GDPL không thiết thực lại có trong chương trình giảng dạy.
* Triển khai, thực hiện nội quy, quy chế đào tạo trường CĐCN & KTCN
Song song với việc đưa chương trình giảng dạy môn PLĐC vào giảng dạy thì ngay từ những ngày đầu thành lập trường CĐCN & KTCN đã tập trung hướng SV vào việc thực hiện nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường. Hiện nay điều lệ và nội quy của trường được thực hiện dựa trên:
+ Luật giáo dục năm 2005 được thể hiện trong điều 85: Nhiệm vụ của người học; điều 86: Quyền của người học; điều 88: Các hành vi người học không được làm; điều 118: Xử lý vi phạm ( mục I phụ lục 6).
+ Quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo quyết định số 25/2006/QĐ- BGDĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) được thể hiện trong điều 6: Điều kiện để SV được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, được tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học, điều 20: Quy định về xử lý vi phạm (mục II phụ lục 6).
+ Điều lệ Trường cao đẳng (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) được thể hiện trong điều 31: Nhiệm vụ và quyền của người học (mục III phụ lục 6)
+ Quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT về công tác HSSV bao gồm: Điều 4: Quyền của HSSV, điều 5: Nghĩa vụ của HSSV, điều 6: Các hành vi HSSV không được làm và điều 20: Hình thức kỷ luật và nội dung vi phạm (mục IV phụ lục 6).
Ngoài ra trường CĐCN & KTCN đã ban hành nội quy KTX (mục V phụ lục 6), nội quy giảng đường (mục VI phụ lục 6)
Trong phạm vi của luận văn này tác giả trích một số điều luật liên quan đến việc thực hiện nội quy của SV, quyền và nghĩa vụ của SV, các hình thức xử lý kỷ luật và khung xử lý kỷ luật đối với mỗi hành vi vi phạm kỷ luật (phụ lục 6).
Như vậy, quá trình triển khai GDPL đã trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm và giáo dục ý thức PL cho SV. Tuy nhiên, hiện nay nhà trường vẫn chưa xây dựng được quy chế nội bộ dành cho SV mà vẫn chỉ triển khai dựa trên các văn bản, điều lệ, quy chế và quyết định nêu trên của Bộ GDĐT nên quá trình thực hiện cũng gặp nhiều khó khăn.
2.3.2. Các điều kiện đảm bảo chƣơng trình GDPL ở trƣờng CĐCN & KTCN
* Về chủ thể GDPL
- Đội ngũ GV: Năm học 2006-2007 trường trung cấp Xây lắp điện được nâng
cấp lên trường CĐCN & KTCN. Hiện nay nhà trường có 234 CBGV trong đó số lượng GV là 210 để thực hiện nhiệm vụ giáo dục nói chung và GDPL nói riêng. Đội ngũ CBGV đủ về số lượng, trình độ đạt chuẩn ngày càng chiếm tỷ lệ cao, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, có ý thức tổ chức và giữ gìn kỷ luật. Ngoài ra đội ngũ này đã nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vấn đề GDPL cho SV.
- Các lực lượng giáo dục khác: Trường CĐCN & KTCN có cơ cấu tổ chức
bao gồm các phòng ban chức năng như phòng tổ chức, phòng đào tạo, phòng khảo thí, trung tâm thực nghiệm, các khoa chuyên môn, Đoàn thanh niên, hội SV...Các lực lượng giáo dục này đều tham gia vào công tác GDPL.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác GDPL cho SV trong giai đoạn hiện nay. Nhà trường đã coi trọng đúng mức công tác này và huy động các phòng ban chức năng phối hợp thực hiện công tác GDPL. Trong năm học 2011-2012, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu chỉ đạo Đoàn Thanh niên, phòng CTHSSV, Khoa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức các buổi học chính trị đầu khoá với những nội dung phong phú như: Phòng chống Ma tuý, An toàn giao thông...Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức lấy ý kiến đóng góp của GV và SV để tránh những biểu hiện tiêu cực trong thi cử, cấp phát và sử dụng văn bằng, tiêu cực trong tuyển sinh. Hoạt động này đã thu hút được quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và thu hút đông đảo SV tham gia.
* Về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy
Hệ thống giáo trình ở thư viện đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập của SV như: Giáo trình PLĐC, sách tham khảo, báo…Trường lớp được xây dựng khá khang trang, phòng học rộng tạo không gian thuận lợi cho việc giảng dạy học tập. Năm học 2012 nhà trường đã bước đầu trang bị máy chiếu phục vụ cho quá trình giảng dạy của GV.
Tóm lại, những điều kiện trên sẽ là một trong những nhân tố quan trọng tác
động đến hiệu quả của GDPL trong trường CĐCN & KTCN.
2.3.3. Khảo sát nhận thức và nhu cầu hiểu biết pháp luật của sinh viên
Để nắm được thực trạng và nhu cầu hiểu biết PL của SV nhằm xây dựng và hoàn thiện chương trình GDPL trong nhà trường, tác giả đã tiến hành điều tra trên 195 SV và thu được kết quả như sau:
* Thứ nhất, tìm hiểu nhận thức của SV về mục đích của công tác GDPL.
Đối với mỗi một hoạt động thì việc hình thành mục đích là vô cùng quan trọng vì xác định đúng mục đích sẽ tạo ra động cơ hành động và giúp cho hoạt động đạt hiệu quả. Mục đích của GDPL trong các trường CĐ là hình thành tri thức PL, tình cảm, niềm tin đối với PL và động cơ thói quen thực hiện PL. Điều tra nhận thức của SV trường CĐCN & KTCN về vấn đề này tác giả sử dụng câu hỏi 1 - Phụ lục 1 và thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của SV về mục đích của công tác GDPL
STT Mục đích Số
phiếu
Tỷ lệ (%)
1 Giáo dục ý thức nhân cách cho SV 89 45.6
2 Để nhà trường không có SV kỷ luật 65 33.3
3 Để trang bị kiến thức PL cho SV 147 75.3
4 Hình thành lòng tin và tình cảm PL cho SV 90 45.6 5 Hình thành động cơ, hành vi, thói quen xử sự hợp pháp, tích
cực của SV
Trong chương trình giáo dục đào tạo của nhà trường công tác GDPL đã được triển khai thực hiện từ lâu. Tuy nhiên khi khảo sát về mục đích của GDPL tác giả nhận thấy nhận thức của SV chưa có sự tập trung cao. Cụ thể:
- Ở tiêu chí 1: 75.3% số ý kiến SV cho rằng mục đích của GDPL là trang bị kiến thức PL cho SV.
- Ở tiêu chí 2: 55.3% số ý kiến cho rằng với mục đích hình thành động cơ, hành vi, thói quen xử sự hợp pháp, tích cực của SV
- Ở tiêu chí 3: 46.1% số ý kiến cho rằng với mục đích hình thành lòng tin và tình cảm PL cho SV.
- Ở tiêu chí 4: 45.6% SV cho rằng để giáo dục ý thức nhân cách cho SV. - Ở tiêu chí 5: 33.3% SV có ý kiến cho rằng mục đích để nhà trường không có SV vi phạm kỷ luật.
Như vậy qua bảng 2.1 đa số SV đã nhận thức được mục đích của GDPL tuy nhiên kết quả chưa cao mới chỉ đạt từ 33.3% đến 75.3%. Đối với SV việc nhận thức được mục đích của GDPL là vô cùng quan trọng, đây sẽ là cơ sở để SV ý thức về vị trí, trách nhiệm và lý tưởng của người công dân, nâng cao năng lực nhận thức và hành động để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
* Thứ 2, điều tra nhận thức SV về vị trí, vai trò của GDPL. Quá trình GDPL cho thấy, việc hình thành tri thức PL cho SV diễn ra theo chu trình: Không để ý đến PL - để ý - biết - hiểu - chấp hành - thực hiện. Để hoàn thành được chu trình đó thì SV cần nắm được vị trí, vai trò của GDPL. Khảo sát nhận thức của SV về vấn đề này, tác giả sử dụng câu hỏi 2 - Phụ lục 1, kết quả như sau:
Bảng 2.2. Nhận thức của SV về vị trí, vai trò của công tác GDPL
Tiêu chí
Mức độ
Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Không quan trọng
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 65 33.3 75 38.4 50 25.7 5 2.6 2 77 39.5 70 35.8 45 23.2 3 1.5 3 79 40.5 79 40.5 33 16.9 4 2.1 4 55 28.2 68 34.9 64 32.8 8 4.1
Nhận xét: Số liệu khảo sát cho thấy đa số SV đã nhận thức đúng về mức độ quan trọng của GDPL.
Ở mức độ rất quan trọng vị trí và vai trò của GDPL được chọn theo tỷ lệ từ cao xuống thấp là: Tiêu chí 3 “Giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho SV” với 79 SV chọn (40.5%); tiêu chí 2 “Nâng cao ý thức PL, văn hóa pháp lý cho CBGV và SV” với 77 SV chọn (39.5%); tiêu chí 1 “Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà trường” với 65 SV chọn (33.3%) và tiêu chí 4 “Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” với 55 SV chọn (28.2)%.
Ở mức độ quan trọng vị trí, vai trò của GDPL được chọn theo tỷ lệ từ cao xuống thấp là tiêu chí 3 “Giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho SV” với 79 SV chọn (40.5%); tiêu chí 1 “Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà trường” với 75 SV chọn (38.4%); tiêu chí 2 “Nâng cao ý thức PL, văn hóa pháp lý cho CBGV và SV” với 70 SV chọn (35.8%) và tiêu chí 4 “Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” với 68 SV chọn (34.9%).
Ở mức độ bình thường vị trí, vai trò của GDPL được chọn theo tỷ lệ từ cao xuống thấp là tiêu chí 4 “Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” với 64 SV chọn (32.8%); tiêu chí 1 “Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà trường” với 50 SV chọn (25.7%); tiêu chí 2 “Nâng cao ý thức PL, văn hóa pháp lý cho CBGV và SV” với 45 SV chọn (23.2%); tiêu chí 3 “Giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho SV” với 33 SV chọn (16.9%).
Ở mức độ không quan trọng vị trí, vai trò của GDPL được SV chọn từ 1.5% đến 4.1%.
Qua phân tích số liệu ở bảng 2.2, tính chung trên tổng số SV được hỏi có từ 63.1% đến 81% cho rằng GDPL cho SV là rất quan trọng và quan trọng, số còn lại chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của công tác GDPL cho SV. Tác giả cho rằng nhận thức trên của SV đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động GDPL.
Vì vậy, để công tác GDPL đạt hiệu quả cao thì nhà trường cần triển khai việc thực hiện PL vào chương trình học tập, sinh hoạt để giáo dục ý thức PL cho SV. Công tác GDPL cho SV cần phải tiến hành ngay từ đầu để tác động đến việc định
hướng, hình thành tư cách công dân, góp phần điều chỉnh hành vi, nâng cao nhận thức, xây dựng nhân cách, lối sống, đảm bảo tính liên tục trong nhận thức, hình thành trong các em hành vi, thói quen tự giác xử sự đúng PL và ý thức tuân thủ PL.
* Thứ 3, khảo sát về nhu cầu tìm hiểu PL của SV qua một số ngành luật, tác
giả đã sử dụng câu hỏi 3 - Phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:
29.7 11.7 9.3 4.6 0 7.7 0 35.4 1.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 T ỷ l ệ % Các nghành luật
Luật hình sự Luật dân sự Luật lao động Luật hôn nhân và gia đình Luật nghĩa vụ quân sự luật hành chính Luật quốc tế Luật kinh tế Luật hiến pháp
Biểu đồ 2.1: Nhu cầu hiểu biết của SV đối với một số ngành luật
Qua biểu đồ trên cho thấy lĩnh vực mà SV quan tâm nhất là Luật kinh tế chiếm 35.4%, Luật hình sự chiếm 29.7%, Luật dân sự 11.7%, Luật lao động chiếm 9.3%. Điều này chứng tỏ những lĩnh vực này đều liên quan trực tiếp đến đời sống học tập, sinh hoạt, lao động thường ngày của SV. Ngoài ra SV còn quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác của PL như Luật hành chính, Luật hôn nhân và gia đình, Luật hiến Pháp. Một số nghành luật khác các em không đề cập đến như Luật quốc tế, Luật nghĩa vụ quân sự.
Tiếp theo, tác giả tiến hành khảo sát nhận thức của SV về các văn bản PL liên quan đến nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường dựa trên các 3 mức độ: Nghe - đọc - hiểu (câu 4 - Phụ lục 1). Kết quả như sau:
Bảng 2.3: Nhận thức của SV về một số văn bản pháp luật