Nội dung giáo dục PL

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và kinh tế công nghiệp (Trang 27 - 152)

NDGDPL là yếu tố quan trọng của quá trình GDPL nói riêng và quá trình giáo dục đào tạo toàn diện nói chung. Xác định đúng NDGDPL là điều kiện đảm bảo hiệu quả của GDPL.

Trong các hình thức giáo dục mang tính phổ cập chung (qua các phương tiện thông tin đại chúng) hay cho từng nhóm đối tượng ( qua việc dạy và học PL trong các nhà trường ở từng cấp học, bậc học), NDGD chia làm ba mức độ:

- Yêu cầu tối thiểu về NDGDPL cho mọi công dân. - Yêu cầu riêng về GDPL luật theo nhu cầu ngành nghề.

- Yêu cầu về GDPL chuyên ngành cho những người hành nghề PL. Trong các trường CĐ NDGDPL tập trung vào một số vấn đề sau:

* Thứ nhất, trong chương trình khung giáo dục CĐ, môn học PL được Bộ GDĐT quy định là môn học trong nhà trường. Mục tiêu của môn học là cung cấp cho SV một số kiến thức cơ bản về nhà nước, về PL, những khái niệm chủ yếu trong khoa học pháp lý như: Quy phạm PL, quan hệ PL, VPPL… và giới thiệu một số ngành luật cụ thể trong hệ thống PL Việt Nam. Qua đó SV sẽ có được những tri thức PL cơ bản, quan trọng làm cơ sở cho việc tìm hiểu, học tập các văn bản của nhà nước và vận dụng vào cuộc sống.

* Thứ hai, ngoài những tri thức PL được giảng dạy chung, nội dung GDPL

trong trường CĐ còn tập trung vào việc giáo dục ý thức PL cho SV thông qua giáo dục ý thức, hành vi và thói quen thực hiện đúng nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường. Nội quy, quy chế đào tạo trong các trường CĐ đã cụ thể hóa về quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của SV trong quá trình học tập tại trường. Qua đó, SV ý thức được vị trí công dân của mình, những gì mình được hưởng, những gì mình phải gánh vác, giới hạn tự do của hành vi...đồng thời giúp các em được cách bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân và gia đình. Nhìn chung nội quy, quy chế đào tạo của các trường CĐ được xây dựng dựa trên:

+ Luật giáo dục năm 2005 được thể hiện trong điều 85: Nhiệm vụ của người học, điều 86: Quyền của người học và điều 88: Các hành vi người học không được làm (phụ lục 6).

+ Quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo quyết định số 25/2006/QĐ- BGDĐT ngày 26 tháng 06 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) được thể hiện trong điều 6: Điều kiện để SV được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, được tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học (phụ lục 6).

+ Điều lệ Trường cao đẳng (Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2009/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) được thể hiện trong điều 31: Nhiệm vụ và quyền của người học (phụ lục 6)

+ Quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT về công tác HSSV bao gồm: Điều 4: Quyền của HSSV, điều 5: Nghĩa vụ của HSSV, điều 6: Các hành vi HSSV không được làm (phụ lục 6).

* Thứ ba, bên cạnh những NDGDPL trên thì GDPL trường CĐ còn giáo dục

cho SV ý thức chấp hành luật giao thông, luật bảo vệ môi trường, GD phòng chống các tệ nạn xã hội...

Tóm lại, NDGDPL trong các trường CĐ hướng vào những nội dung cơ bản sau:

Một là, hướng vào việc trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Hai là, NDGDPL tập trung vào việc giáo dục ý thức, thói quen thực hiện PL cho SV.

Ba là, hướng vào việc trang bị cho SV những kiến thức về quyền hạn, trách nhiệm, bổn phận của người học được thể hiện trong các văn bản PL của nhà trường như quy chế đào tạo, điều lệ trường CĐ, quy chế HSSV.

Bốn là, GDPL trong nhà trường còn được cụ thể hóa thành các NDGDPL cụ thể như: Giáo dục luật an toàn giao thông; giáo dục sức khỏe, tình yêu và giới tính, giáo dục phòng chống nạn bạo lực học đường; giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, giáo dục luật bảo vệ môi trường....

Năm là, bên cạnh việc truyền thụ tri thức PL thì NDGDPL trong trường CĐ còn nhằm bồi dưỡng nhận thức, tình cảm về sự công bằng và nghiêm minh của PL, định hướng để SV tự giác tuân thủ PL, sử dụng đúng đắn các quyền và nghĩa vụ trong những tình huống PL cụ thể, tự ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội.

1.4.4. Phƣơng pháp giáo dục pháp luật

Phương pháp giáo dục là cách thức, biện pháp tổ chức quá trình giáo dục, thực hiện mục đích giáo dục GDPL. Phương pháp GD có ảnh hưởng lớn đến kết quả GDPL. Với cùng một nội dung, nếu sử dụng phương pháp phù hợp sẽ thu được kết quả cao hơn, đạt được mục đích nhanh hơn và ngược lại.

GDPL trong các trường CĐ có những phương pháp cụ thể sau:

Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo dục bằng lời nói sinh động của

chủ thể để trình bày, phân tích, giải thích, chứng minh một vấn đề nào đó trong nội dung kiến thức PL cần truyền đạt tới SV.

Phương pháp hướng dẫn là phương pháp GDPL dựa trên những quy luật sự

lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo. Sử dụng phương pháp này, GV hướng dẫn SV cách tìm đọc, cách tìm hiểu, cách nghiên cứu vấn đề trên cơ sở những nội dung mới đã được giảng giải giúp SV có thể mở rộng, đào sâu kiến thức đã lĩnh hội.

Phương pháp trực quan là phương pháp sử dụng các giáo cụ trực quan để

trình bày một vấn đề, một nội dung bài giảng. Khi giảng dạy PL các giáo cụ trực quan thường là các bảng biểu, sơ đồ, mô hình, băng hình…..Đây là phương pháp dễ gây ấn tượng, tạo sự chú ý là cho SV dễ hiểu, dễ nhớ.

Phương pháp đóng vai được sử dụng khi giải quyết các tình huống PL. Sử

dụng phương pháp này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, GV đặt ra những tình huống PL nảy sinh trong đời sống xã hội rồi phân vai cho SV đóng vai các nhân vật và yêu cầu các em ứng xử, giải quyết đúng với yêu cầu PL đặt ra. Phương pháp này có hiệu quả cao bởi nó tác động sâu sắc đến SV phát huy tính chủ động, sáng tạo của SV, tạo thói quen thực hiện các hành vi theo đúng chuẩn mực PL.

Phương pháp đàm thoại được sử dụng phổ biến trong trường CĐ nhằm gợi

mở cho SV trả lời những câu hỏi được đặt ra, giúp các em tự khai phá những tri thức PL mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ thực tế đời sống, qua đó củng cố, mở rộng, hệ thống hóa tri thức PL đã tiếp thu.

Phương pháp khen thưởng là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực của

xã hội đối với hành vi ứng xử và hoạt động của từng SV hoặc của tập thể SV được khen. SV qua đó cảm thấy hài lòng, phấn khởi, có thêm nghị lực, tự tin vào sức lực của mình và có mong muốn tiếp tục thực hiện hành vi đó.

Phương pháp trách phạt là phương thức biểu thị sự không tán thành, lên án,

phủ định của CBGV, của tập thể, của xã hội đối với hành vi của cá nhân, của tập thể SV trái với những chuẩn mực ứng xử xã hội để buộc cá nhân hay tập thể đó từ bỏ

những hành vi có hại cho xã hội và bản thân, và điều chỉnh sự ứng xử theo chuẩn mực đã định.

Phương pháp tạo tình huống giáo dục là phương pháp mà nhà giáo dục phát

hiện ra những tình huống trong đời sống và trong hoạt động tập thể của SV hoặc tự mình tạo ra những hoàn cảnh có khả năng gây cho SV những tâm trạng, tình cảm, động cơ và hành vi cần thiết để tiến hành giáo dục.

Phương pháp nêu gương là phương pháp nêu lên những gương điển hình, mẫu

mực cụ thể, sống động để SV bắt chước, làm theo những tấm gương đó.

Phương pháp giao công việc là phương pháp lôi cuốn SV vào hoạt động đa

dạng của tập thể, nhờ đó, họ thu lượm được những kinh nghiệm trong quan hệ đối xử giữa người với người thông qua việc thực hiện những nghĩa vụ xã hội.

Các phương pháp GDPL trong trường CĐ rất đa dạng. Trong quá trình sử dụng các phương pháp giáo dục chủ thể GDPL cần chú ý các yêu cầu sau:

Phương pháp GDPL ở trường CĐ gắn liền với quá trình dạy học. Phương pháp GDPL ở trường CĐ gắn với nghành nghề đào tạo.

Phương pháp GDPL ở trường CĐ gắn với thực tiễn xã hội, thực tiễn cuộc sống và sự phát triển của khoa học công nghệ.

Phương pháp GDPL ở trường CĐ phải phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV.

1.4.5. Hình thức giáo dục pháp luật

Trong quá trình GDPL thì “Hình thức GDPL là các dạng hoạt động cụ thể để

tổ chức quá trình GDPL, để thể hiện NDGDPL” [8].

Ở nước ta hiện nay, thực chất chưa có các hình thức GDPL được xác định ổn định về mặt lý luận mà vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi, thử nghiệm. Tuy nhiên, trong thực tiễn có rất nhiều hình thức phổ biến GDPL khác nhau như: Trực tiếp truyền đạt nội dung PL cho người nghe (tuyên truyền miệng), sử dụng báo chí và hệ thống truyền thanh cơ sở, biên soạn và phát hành các loại tài liệu phổ biến, GDPL truyền đạt nội dung PL thông qua các phương pháp sư phạm (GDPL trong nhà trường); tổ chức các hình thức thi tìm hiểu PL; tổ chức các câu lạc bộ PL, xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách PL; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý; hòa giải cơ sở; thông qua các hình thức văn hóa, văn nghệ, đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống.

GDPL trong các trường CĐ được tiến hành bằng các hình thức sau:

+ Một là, đưa NDGDPL vào chương trình giảng dạy chính khóa thông qua các môn học bắt buộc chung và môn học riêng cho các nghành học như môn học PLĐC, môn Luật kinh tế…

+ Hai là, GDPL thông qua các hoạt động bổ trợ giáo dục như sinh hoạt chính trị đầu năm học, chào cờ, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa.

Những hình thức cụ thể được tổ chức thực hiện trong quá trình GDPL trong trường CĐ bao gồm:

Giảng dạy trên lớp.

Thảo luận về các vấn đề PL mà SV quan tâm.

Tổ chức nghe, nói chuyện về PL trong các buổi sinh hoạt chính trị đầu năm hoặc từng chuyên đề.

Đọc sách báo, xem phim về PL. Tham dự các phiên tòa.

+ Ba là, GDPL thông qua các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội. Việc tuyên truyền phổ biến GDPL được gắn với các đợt sinh hoạt chính trị, các đợt hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đoàn, Hội, Đội. Đó là một phương thức chủ yếu được nhiều cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện. Ví dụ:

- Thông qua kỷ niệm ngày thành lập trường phổ biến cho SV về Điều lệ trường CĐ, Luật GD.

- Thông qua kỷ niệm ngày 26.3 tuyên truyền, phổ biến cho SV về nội quy HSSV, về quyền và nghĩa vụ của SV.

- Thông qua đợt phát động về tết trồng cây, phổ biến cho SV về Luật bảo vệ môi trường.

- Tổ chức cho đoàn viên, SV tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ PL như: Giữ gìn trật tự trong khuân viên nhà trường, thực hiện tốt nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường...

- Tổ chức phong trào thanh niên tình nguyện, các đợt tuyên truyền GDPL cho cộng đồng dân cư trong những đợt SV về cơ sở như phong trào thanh niên tình nguyện hoặc qua những đợt SV thực tập tại địa phương.

Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên còn tổ chức: Câu lạc bộ PL, Đội thanh niên xung kích, Đội thanh niên tình nguyện, Trung tâm tư vấn PL thanh niên, hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên về PL để phổ biến về một số văn bản PL như Pháp lệnh phòng chống mại dâm, Luật phòng chống ma túy, Luật an toàn giao thông, Luật bảo vệ môi trường...Đoàn TN còn biên soạn cấp phát rộng rãi các tài liệu phổ biến PL như sổ tay phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tài liệu giáo dục an toàn giao thông, tài liệu giáo dục giới tính, các bộ tranh về biển báo giao thông cho SV.

Như vậy, việc GDPL thông qua các hoạt động ngoại khóa là một trong những giải pháp hữu hiệu trong điều kiện đưa các NDGDPL vào chương trình giáo dục chính khóa gặp nhiều khó khăn do việc phải bảo đảm chương trình, thời lượng học tập của SV, tránh hiện tượng nhồi nhét quá nhiều kiến thức vào nhà trường, gây quá tải cho SV. Thông qua các hình thức GD ngoại khóa SV sẽ được tiếp thu kiến thức PL một cách tự nhiên, sinh động với nhiều hình thức phù hợp, hấp dẫn tạo nên sân chơi lành mạnh thu hút được nhiều SV tham gia.

1.4.6. Một số yêu cầu có tính nguyên tắc trong GDPL cho SV

Trang bị những tri thức PL cần thiết cho SV là mục đích đầu tiên của GDPL. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hình thành ý thức PL và hành vi tích cực, hợp pháp của SV. Khi GDPL cho SV cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, GDPL mang tính hệ thống, liên tục. Thực tiễn luôn thay đổi và vì

vậy PL cũng phải sửa đổi bổ sung để kịp thời điều chỉnh những thay đổi của cuộc sống thực tiễn. Do đó, công tác GDPL trong trường CĐ cần phải đảm bảo tính liên tục, tính hệ thống.

Tính hệ thống nghĩa là GDPL trong trường CĐ phải tuân theo tính kế tiếp trong việc hình thành tri thức PL, phải luôn dựa vào tri thức PL để hình thành thói quen và tạo khả năng thích ứng cho SV trước những vấn đề thực tiễn đặt ra. Từ đó SV sẽ hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về hệ thống PL và có khả năng ứng xử theo PL các quan hệ xã hội.

Tính liên tục đòi hỏi công tác GDPL phải được tiến hành thường xuyên trong suốt cả khóa học không chỉ giờ lên lớp, trong các buổi đến trường mà phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động, kết hợp chặt chẽ trên lớp và ngoài lớp trong

trường và ngoài trường, gia đình và xã hội, trong năm học và kể cả trong thời gian nghỉ hè.

Thứ hai, GDPL phải luôn gắn liền với đời sống xã hội. Lênin đã nói: “Chúng

ta không tin vào việc giảng dạy nếu những việc đó chỉ đóng khung trong nhà trường và tách rời cuộc sống sôi nổi” [60]. Giáo dục trong nhà trường có đặc điểm chủ yếu là nặng về lý thuyết mà thiếu tính thực tiễn nên nhiều khi quên đi sự biến đổi không ngừng của cuộc sống bên ngoài. Bởi vậy, công tác GDPL không chỉ quy vào cung cấp tri thức PL thông qua các bài giảng trên lớp hoặc luyện tập SV trong môi trường giáo dục mà còn tổ chức và khuyến khích SV tham gia vào các phong trào chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhà trường, của địa phương, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.

Thứ ba, GDPL được thực hiện trong tập thể và thông qua tập thể.

Ý thức PL của mỗi SV chỉ có thể hình thành và được phát triển mạnh mẽ nếu việc GDPL được tiến hành trong tập thể và thông qua tập thể. Khi tham gia vào các hoạt động tập thể, vai trò, trách nhiệm, yêu cầu và nhiệm vụ của mỗi cá nhân được xác định rõ rệt. Chính vì vậy, các trường CĐ phải chú trọng tới việc xây dựng và giáo dục tập thể trường, lớp, đoàn, hội…đó là môi trường để giáo dục ý thức PL. GDPL trong trường CĐ vừa phải thông qua giáo dục tập thể đồng thời qua tập thể tác động tới từng thành viên, trong đó mỗi thành viên vừa là đối tượng chịu sự tác động vừa là chủ thể tác động tới các thành viên khác cũng như chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và kinh tế công nghiệp (Trang 27 - 152)