Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và kinh tế công nghiệp (Trang 84 - 152)

3.4.1. Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm

3.4.1.1. Kế hoạch thực nghiệm

Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ tiến hành thực nghiệm biện pháp tích hợp NDGDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế. Đây là một trong 6 biện pháp mà tác giả đã đề xuất trong đề tài nghiên cứu.

* Mục đích thực nghiệm

Sau khi đề xuất các biện pháp GDPL cho SV trường CĐCN & KTCN. Tác giả tiến hành việc thực nghiệm sư phạm nhằm làm rõ hiệu quả của biện pháp tích hợp NDGDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế

* Đối tượng, thời gian thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm là SV cao đẳng khóa 6 gồm các lớp: Kế toán, tài chính ngân hàng, xây dựng và hệ thống điện.

+ Nhóm đối chứng gồm 2 lớp là: Lớp kế toán và xây dựng.

+ Nhóm thực nghiệm gồm 2 lớp là: Lớp tài chính ngân hàng và hệ thống điện. - Thời gian thực nghiệm là học kỳ 2 của năm học 2013 ( từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2013).

* Các bước tiến hành thực nghiệm

Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm gồm các bước.

Bước 1: Nghiên cứu nội dung và lựa chọn đơn vị kiến thức. Bước 2: Lựa chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

Bước 3: Xây dựng giáo án dạy học tích hợp lồng ghép GDPL.

Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm gồm các bước:

Bước 1: Kiểm tra đầu vào. Bước 2: Tiến hành thực nghiệm. Bước 3: Kiểm tra đầu ra.

3.4.1.2. Tiến trình thực nghiệm

* Kiểm tra trình độ ban đầu của lớp thực nghiệm và đối chứng trước khi tiến hành thực nghiệm

Để kiểm tra trình độ nhận thức ban đầu của SV hai lớp đối chứng và thực nghiệm khi chưa tiến hành thực nghiệm, tác giả đã khảo sát nhận thức về PL dựa trên những kiến thức các em đã có trong quá trình học tập tại trường. Dưới đây là kết quả bài kiểm tra đầu vào (nội dung bài kiểm tra xem câu 1 - Phụ lục số 4). Đây là cơ sở để xác định nhận thức của 2 nhóm có tương đương không?

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 HV1 HV2 HV3 HV4 HV5 HV6 HV7 HV 8 HV9 HV10 HV11 HV12 HV13 HV14 HV15 T ỷ lệ % Hành vi vi phạm Thực nghiệm Đối chứng

Biểu đồ 3.1: Nhận thức của SV về hành vi vi phạm kỷ luật nhà trƣờng trƣớc khi thực nghiệm

Qua kết quả bài kiểm tra đầu vào của SV ở 2 lớp đối chứng và thực nghiệm cho thấy: Tỷ lệ SV nhận thức được các hành vi vi phạm kỷ luật đều có ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Cụ thể:

+ Hành vi mang tài liệu vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm hộ, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng ở lớp thực nghiệm là 76.3%, lớp đối chứng là 70.5%.

+ Hành vi không đóng học phí đúng quy định và quá thời hạn được trường cho phép hoãn ở lớp thực nghiệm là 68.8%, lớp đối chứng là là 70.5%.

+ Đánh nhau gây thương tích, tổ chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau ở lớp thực nghiệm là 56.3%, lớp đối chứng là 58.8%.

+ Các hành vi còn lại nhận thức của lớp đối chứng và thực nghiệm là ngang nhau đều từ 9.4% đến 52.5%.

Tóm lại, trình độ nhận thức của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm là ngang nhau. Đây chính là cơ sở để tác giả tiến hành thực nghiệm.

* Thiết kế bài giảng thực nghiệm

Để tiến hành dạy học thực nghiệm, tác giả tiến hành soạn giáo án môn PLĐC cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Các lớp này có trình độ học thức tương

đương nhau và cùng dạy một bài soạn nhưng soạn hai giáo án. Khi thiết kế một bài giảng GV phải tuân thủ các yêu cầu sau:

- Không làm thay đổi chương trình, kế hoạch và nội dung theo quy định của Bộ GDĐT.

- Tuân thủ các bước lên lớp.

- Phù hợp với điều kiện và cơ sở của nhà trường.

- Giáo án dạy ở lớp đối chứng, tác giả soạn theo nội dung chương trình của bộ giáo dục và đào tạo.

- Giáo án dạy ở lớp thực nghiệm, tác giả soạn theo nội dung chương trình của Bộ GDĐT có tích hợp lồng ghép thêm giáo dục ý thức kỷ luật cho SV và giáo dục SV thực hiện nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường vào quá trình giảng dạy.

* Tổ chức dạy bài học thực nghiệm (giáo án thực nghiệm phụ lục 5).

3.4.1.3. Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành giảng bài giảng thực nghiệm, tác giả đã thực hiện bài kiểm tra sau thực nghiệm để khảo sát nhận thức 2 lớp thực nghiệm và đối chứng (nội dung bài kiểm tra xem câu 1 - Phụ lục 4). Kết quả như sau:

0 20 40 60 80 100 120 HV1 HV2 HV3 HV4 HV5 HV6 HV7 HV 8 HV9 HV10 HV11 HV12 HV13 HV14 HV15 T ỷ lệ % Hành vi vi phạm Thực nghiệm Đối chứng

Biểu đồ 3.2: Nhận thức của SV về hành vi vi phạm kỷ luật nhà trƣờng sau khi thực nghiệm

Qua số liệu điều tra cho thấy, số lượng SV nhận thức đúng về hành vi vi phạm kỷ luật ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác biệt. Cụ thể:

+ Hành vi mang tài liệu vào phòng thi, đưa đề thi ra ngoài nhờ làm hộ, ném tài liệu vào phòng thi, vẽ bậy vào bài thi; bỏ thi không có lý do chính đáng ở lớp thực nghiệm là 100% còn lớp đối chứng là 87.1%.

+ Hành vi đánh nhau gây thương tích, tổ chức hoặc tham gia tổ chức đánh nhau lớp thực nghiệm là 100% trong khi đó lớp đối chứng là 81.2%.

+ Hành vi không đóng học phí đúng quy định và quá thời hạn được trường cho phép hoãn lớp thực nghiệm là 100% trong khi đó lớp đối chứng là 76.1%.

+ Hành vi tổ chức thi, kiểm tra hộ, hoặc nhờ thi, kiểm tra hộ ; làm hộ, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt nghiệp ở lớp thực nghiệm là 100% trong khi đó ở lớp đối chứng là 57.6%.

+ Hành vi hút thuốc, uống rượu bia trong trường học, say rượu bia khi đến lớp ở lớp thực nghiệm là 100% còn lớp đối chứng là 54.1%.

+ Hành vi làm hư hỏng tài sản trong KTX và các tài sản khác của trường lớp thực nghiệm là 100% trong khi đó lớp đối chứng là 52.9%.

+ Hành vi đưa phần tử xấu vào trong trường, KTX gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trong nhà trường lớp thực nghiệm là 100% trong khi đó lớp đối chứng là 51.8%.

+ Hành vi đến muộn giờ học, giờ thực tập; nghỉ học không phép hoặc quá phép ở lớp thực nghiệm là 100% trong khi đó ở lớp đối chứng là 50.5%.

+ Hành vi vô lễ với thầy, cô giáo và CBCC nhà trường ở lớp thực nghiệm là 100% trong khi đó lớp đối chứng là 34.1%.

+ Các hành vi còn lại ở lớp thực nghiệm đều đạt từ 96.3% đến 98.8% còn lớp đối chứng chỉ đạt từ 17.6% đến 23.5%.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, nhận thức của SV lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng. Điều đó khẳng định sự khác biệt về kết quả nhận thức ở hai nhóm lớp

thực nghiệm và đối chứng là do biện pháp tích hợp lồng ghép giáo dục SV thực hiện nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường.

Kết quả thăm dò ý kiến của SV, sau thực nghiệm.

Sau khi dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành trò chuyện, trao đổi và thăm dò thái độ, sự đánh giá của SV lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đối với giờ dạy môn PLĐC có tích hợp giáo dục ý thức PL và giáo dục thói quen thực hiện PL cho SV:

+ Ở lớp thực nghiệm, SV đánh giá rất cao hình thức dạy học này. Các em cho rằng đây là giờ học không chỉ giáo dục cho các em về kiến thức PL nói chung mà các em còn được giáo dục về ý thức PL, rèn luyện hành vi, thói quen tuân thủ PL. Ngoài ra các em còn cho rằng giờ học còn tạo điều kiện cho các em được thể hiện, được trải nghiệm và được tìm kiếm các tài liệu liên quan đến quyền và nghĩa vụ của SV qua đó làm cho các em năng động hơn, tự tin hơn trong quá trình học tập và sinh hoạt.

+ Ở lớp đối chứng: Các SV cho rằng các em chỉ nắm được một số kiến thức về PL nói chung còn kiến thức về việc thực hiện nội quy, quy chế các em lĩnh hội được qua môn học này là rất ít. Thậm trí một số em vẫn không nhận thức được một số hành vi vi phạm kỷ luật trong nhà trường như: Hoạt động mại dâm, vi phạm luật an toàn giao thông; chứa chấp buôn bán vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy và các hàng cấm theo quy định của Nhà nước; lấy cắp tài sản, chứa chấp tài sản do lấy cắp mà có…..Theo nhận định của các em thì đây là hành vi VPPL Hình sự, Hành chính, Dân sự ….chứ không phải vi phạm kỷ luật của nhà trường

Tóm lại, qua thực nghiệm sư phạm có sử dụng biện pháp tích hợp NDGDPL

tác giả nhận xét như sau:

Thứ nhất, qua thực nghiệm có thể bước đầu khẳng định đây là một trong

những biện pháp GDPL quan trọng và đem lại hiệu quả GDPL cao.

Thứ hai, biện pháp GDPL tích hợp lồng ghép sẽ cung cấp cho SV một lượng

kiến thức PL rất lớn bao gồm cả kiến thức PL trong nhà trường. Việc trang bị những tri thức PL cần thiết và đủ cho SV là mục đích đầu tiên của GDPL. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hình thành ý thức PL và hành vi tích cực, hợp pháp của SV.

Thứ ba, khi GDPL cho SV thông qua biện pháp này SV sẽ nhận thấy được

kiến thức PL là rất gần gũi với các em, các em sống trong môi trường PL hàng ngày và phải điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng với PL Bên cạnh đó, các em cũng tự nhận thức được đó là những kiến thức PL đơn giản, dễ hiểu với những tình huống quen thuộc trong đời sống hàng ngày mà không phải bó buộc cứng nhắc trong các điều khoản. Chính những tri thức GDPL trong nhà trường lại là sự định hướng cho các hành vi hợp pháp của các em.

3.4.2. Tổ chức khảo nghiệm 3.4.2.1. Mục đích khảo nghiệm 3.4.2.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp

3.4.2.2. Đối tƣợng khảo nghiệm

Để khảo nghiệm tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến: 30 CBGV (trong đó: 01 BGH, 05 lãnh đạo và nhân viên phòng QLHSSV, 01 lãnh đạo phòng tổ chức, 02 lãnh đạo phòng đào tạo, 01 Bí thư đoàn trường và 20 GV )

3.4.2.3. Nội dung khảo nghiệm

Tác giả tiến hành khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp.

3.4.2.4. Phƣơng pháp khảo nghiệm

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học

3.4.2.5. Kết quả khảo nghiệm

* Về tính cần thiết: Để khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp tác giả đã

Bảng 3.1: Ý kiến của CBGV về tính cần thiết của các biện pháp TT Biện pháp Mức độ Cần thiết % Ít cần thiết % Không cần thiết % 1 Tích hợp NDGDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế

30 100.0 0 0.0 0 0.0

2 Đổi mới phương pháp GDPL 30 100.0 0 0.0 0 0.0 3 Đa dạng hoá các hình thức

GDPL 30 100.0 0 0.0 0 0.0

4

Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả của GDPL

25 83.3 5 16.7 0 0.0

5 Nâng cao nhận thức cho các

lực lượng GDPL 27 90.0 3 10.0 0 0.0

6

Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng GDPL

29 96.7 1 3.3 0 0.0

Qua bảng 3.1 cho thấy:

- 100% CBGV đánh giá cao các biện pháp: “Tích hợp GDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế”; “Đổi mới phương pháp GDPL” và “ Đa dạng hoá các hình thức GDPL” là cần thiết.

- 83.3% đến 96.7% CBGV cho rằng các biện pháp còn lại là cần thiết. - Không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp trên là không cần thiết.

Như vậy, 6 biện pháp được đề xuất trong đề tài nghiên cứu đều được CBGV đánh giá ở mức độ cần thiết là rất cao, góp phần nâng cao hiệu quả GDPL ở trường CĐCN & KTCN.

* Về tính khả thi: Khảo sát về vấn đề này, tác giả đã sử dụng câu hỏi 2 - Phụ

lục 3. Kết quả thu được:

100 90 100 100 93.3 80 0 10 0 0 6.7 20 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 1 2 3 4 5 6 T lệ% Biện pháp

Khả rhi Ít khả thi Ko. Khả thi

Biểu đồ 3.3: Tính khả thi của các biện pháp

Qua biểu đồ trên chúng tôi nhận thấy:

- 100% CBGV cho rằng biện pháp 1 “Tích hợp NDGDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế”; biện pháp 3 “Đa dạng hoá các hình thức GDPL” và biện pháp 4 “Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả của GDPL” mang tính khả thi.

- 80% đến 93.3% CBGV cho rằng biện pháp còn lại mang tính khả thi.

Như vậy, đại đa số CBGV trường CĐCN & KTCN đều cho rằng việc đề xuất các biện pháp trên trong đề tài là mang tính khả thi cao. Và qua đó góp phần nâng cao chất lượng GDPL và chất lượng GD&ĐT của nhà trường.

* Về tính hiệu quả: Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi cho thấy CBGV đã đánh giá rất cao. Để tìm hiểu về tính khả thi của các biện pháp tác giả đã sử dụng câu hỏi 3 - Phụ lục 3. Kết quả như sau:

Bảng 3.2: Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp ND Cán bộ, giảng viên Hiệu quả % Ít hiệu quả % Không hiệu quả % 1 22 73.3 3 30.0 0 0 2 100 100.0 0 0 0 0 3 25 83.3 2 20.0 0 0 4 30 100.0 0 0 0 0 5 27 90.0 2 20.0 0 0 6 30 100.0 0 0 0 0 7 27 90.0 1 10.0 0 0 8 27 90.0 2 20.0 0 0

Qua bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy:

+ 100% CBGV đánh giá đạt hiệu quả ở các nội dung: “Giáo dục quy chế đào tạo”, “Giáo dục ý thức tôn trọng PL, thói quen thực hiện PL” và “Giáo dục nội quy HSSV”.

+ 90% CBGV đánh giá đạt hiệu quả ở nội dung: “Giáo dục sức khỏe, tình yêu, giới tính”; “Giáo dục luật bảo vệ môi trường” và “Giáo dục luật an toàn giao thông”

+ Các nội dung khác còn lại đều đạt từ 73.3% - 83.3%.

So sánh với kết quả giáo dục các nội dung GDPL trước khi nghiên cứu với kết quả sau khi đề xuất 6 biện pháp của luận văn chúng tôi nhận thấy kết quả sau khi đề xuất các biện pháp cao hơn rất nhiều so với kết quả trước khi nghiên cứu. Như vậy sáu biện pháp chúng tôi đề xuất trong luận văn có thể đem lại kết quả khả quan trong hoạt động GDPL ở trường CĐCN & KTCN.

3.5. Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng tác giả đã tiến hành xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng GDPL. Các biện pháp được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau: Đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục;

đảm bảo tính mục đích; đảm báo tính thực tiễn; đảm bảo bảo mục tiêu giáo dục CĐ, ĐH; giáo dục PL phải là một bộ phận của quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trường; giáo dục GDPL đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục.

Trên cơ sở các nguyên tắc trên tác giả đề xuất một số biện pháp: Biện pháp 1: Tích hợp NDGDPL thông qua dạy học các môn học có ưu thế; biện pháp 2: Đổi mới phương pháp GDPL; biện pháp 3: Đa dạng hoá các hình thức GDPL; biện pháp 4: Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục để nâng cao hiệu quả của GDPL; Biện pháp 5:

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và kinh tế công nghiệp (Trang 84 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)