Đa dạng hoá các hình thức giáo dục pháp luật cho SV

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và kinh tế công nghiệp (Trang 75 - 152)

* Mục tiêu

GDPL cũng như các mặt giáo dục khác luôn có đặc điểm riêng bởi cách làm, các hình thức đa dạng và phong phú, không chỉ dừng ở việc trang bị kiến thức trên lớp. Biện pháp này giúp SV có điều kiện trải nghiệm kiến thức trong thực tiễn cuộc sống, SV năng động hơn trong học tập và CBGV xác định được vị trí, vai trò và tạo điều kiện cho các hoạt động GDPL phát triển.

* Nội dung và cách thực hiện

Việc thu nhận tri thức PL của SV không chỉ dừng lại ở việc trên lớp mà còn thông qua chính hoạt động thực tiễn của các em. Khi đó những hiểu biết về PL mới thực sự trở thành tri thức PL hành động. Để nâng cao chất lượng GDPL trong trường CĐCN & KTCN cần phải mở rộng và tăng cường các hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó nhà trường cần phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV và các chủ thể GDPL khác trong nhà trường nhằm tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa trong đó có lồng ghép kiến thức PL giáo dục cho SV.

Công tác GDPL cho SV CĐ được thực hiện với những hình thức sau đây: Hình thức trên lớp; tổ chức thảo luận, tranh luận về những chủ đề PL do GV đặt ra, gợi ý; tổ chức nói chuyện thời sự, pháp luật, xem phim về PL; tổ chức những cuộc đi thực tế, khảo sát, tìm hiểu tình hình thực hiện PL ở địa phương, nơi SV cư trú, học tập; tổ chức cho SV tham dự các buổi xử án; tổ chức để SV tham gia bảo vệ trật tự, trị an, an toàn giao thông đường bộ; tìm hiểu PL trong từng trường hoặc hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu PL do các báo, cơ quan tổ chức.

Để đảm bảo hiệu quả cao nhất biện pháp này cần tiến hành theo hình thức tích hợp GDPL với các hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh đó, các hình thức GDPL phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn. GV phải hướng dẫn SV liên hệ bài học PLĐC, các hoạt động ngoại khóa có chủ đề GDPL với đời sống đạo đức, PL của cá nhân, tập thể và địa phương. Hình thức có thể là sưu tầm các bài viết, các sự kiện và tìm hiểu các nguyên nhân. Ví dụ, thông qua bản tin “An toàn giao thông” có thể chia nhóm SV để xác định nguyên nhân của các biểu hiện vi phạm luật giao thông bằng các bài tập của nhóm.

Để thực hiện biện pháp này chúng ta cần thực hiện như sau :

Thứ nhất, trong quá trình GDPL cần tổ chức cho SV đi tham quan thực tế hoặc tổ chức cho SV tham gia các hoạt động phổ biến tuyên truyền PL tại địa phương. Mục đích sâu xa của biện pháp này là định hướng người học trở thành người

đi tuyên truyền phổ biến những vấn đề xã hội đang quan tâm.

+ Trong quá trình GDPL cần tổ chức ngoại khoá, báo cáo chuyên đề thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề cho SV nhân các ngày lễ, các dịp sơ kết, tổng kết, bình xét thi đua trường. Ví dụ: Trong ngày tựu trường, tuần sinh hoạt công dân cần tổ chức cho SV nghe các chuyên đề có liên quan đến chương trình GDPL của nhà trường.

+ Mức độ tham gia của SV có thể theo các cấp độ: Là người nghe, là người tham gia tổ chức, là người tham gia chuẩn bị nội dung, là người trực tiếp tuyên truyền, phổ biến. Phạm vi có thể mở ra: Nhóm/tổ, lớp học, khối/trường, liên trường và cộng đồng xã hội.

+ Tổ chức cho SV tham quan để minh họa cho nội dung bài học. Ví dụ khi học về bộ máy nhà nước cần tổ chức cho các em đi xem, tham qua các trụ sở cơ quan nhà nước để giúp các em hình dung một cách rõ nét nội dung bài học. Hoặc nghiên cứu bài VPPL và trách nhiệm pháp lý cần yêu cầu SV tìm hiểu thực trạng vấn đề VPPL tại địa phương. Nên đưa nội dung GDPL vào các đợt sinh hoạt hè hoặc giao nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến GDPL cho SV khi về nghỉ hè và coi đây là một tiêu chí đánh giá hoạt động hè của SV.

Thứ hai, tổ chức thi tìm hiểu PL và hành động bảo vệ PL trong nhà trường

Mục tiêu cần đạt được là tăng cường nhận thức về các vấn đề PL thông qua hệ thống các chủ đề thi, việc nghiên cứu tài liệu và tham gia thi sẽ tạo điều kiện cho SV tiếp cận với hệ thống tri thức PL cũng như giá trị thực tiễn của việc tiếp thu kiến thức PL. Hành vi chấp hành tốt các quy định của nhà trường của cá nhân và tập thể cần được tổ chức thông qua các kì thi để đánh giá, động viên và quan trọng hơn là luyện tập kĩ năng, thói quen tốt trong lao động, học tập và sinh hoạt cộng đồng.

Thi tìm hiểu PL là hình thức nhằm động viên, khuyến khích SV tìm đọc, nâng cao hiểu biết PL, nâng cao trình độ văn hoá pháp lý nói chung. Đó là một trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, GDPL, là cầu nối chuyển tải nội dung PL vào cuộc sống, là hình thức sinh hoạt văn hoá có sức hấp dẫn và hiệu quả.

Thi tìm hiểu PL được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau do mục đích, yêu cầu, điều kiện, hoàn cảnh và khả năng cụ thể quyết định. Nhưng nhìn chung, có 4 loại hình thường được áp dụng nhiều là: Thi nói, thi viết, thi trên mạng và thi trắc

nghiệm. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm khác nhau nên tuỳ thuộc vào

đặc điểm tình hình SV để có thể vận dụng loại hình nào cho phù hợp nhất. Ví dụ: Tổ chức các cuộc thi có nội dung phòng chống tệ nạn xã hội, chống ma tuý xâm nhập vào tuổi trẻ học đường, thi biểu diễn các tiểu phẩm phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý để SV có những hiểu biết đầy đủ hơn về tác hại cũng như cách phòng chống tội phạm cho SV các trường CĐ.

Thứ ba, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức hội thảo, tọa đàm về trách nhiệm của SV và GV trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Tổ chức các hoạt động, sinh hoạt tập thể để thu hút SV vào các hoạt động lành mạnh như liên hoan, văn nghệ, thi đấu thể dục, thể thao, thi hùng biện với nội dung phòng chống tội phạm, thi hùng biện về nội quy nhà trường, tổ chức diễu hành, mít tinh, xem triển lãm về kết quả cuộc đấu tranh phòng chống hiện tượng vi phạm PL để SV có thêm hiểu biết và tham gia tích cực vào mặt đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và VPPL xâm nhập học đường nói riêng. Ví dụ, nhân tuần lễ an toàn giao thông, cần thiết phải tổ chức các buổi ngoại khoá về chủ đề này. Nhà trường có thể mời cán bộ ngành Công an trình bày chuyên đề và phát động SV thực hiện tốt những quy định về an toàn giao thông, về đi lại trên đường phố, trong công viên. Qua đó, phát động phong trào thi đua thực hiện tốt luật pháp, tuyên dương những cá nhân, đơn vị có thành tích về an toàn giao thông, tạo ra dư luận xã hội rộng rãi nhằm thực hiện tự giác những quy định của PL.

Thứ tư, tọa đàm, giao lưu, tôn vinh gương người tốt việc tốt thông qua kênh thông tin báo chí, truyền hình.

Trong giáo dục, những tấm gương tốt có sức lay động lớn đến tình cảm, thái độ đối với con người. Khi được tiếp xúc với con người cụ thể - những tấm gương giáo dục (được sắp đặt với các dụng ý giáo dục), SV thường có thái độ thán phục, trân trọng, tình cảm, xúc cảm nảy sinh, có xu hướng làm theo, noi gương giáo dục. Điều quan trọng nhất của việc chọn lựa tấm gương người tốt việc tốt để giao lưu toạ đàm trước hết họ là những con người gương mẫu (có tính chất điển hình) về chấp

hành PL. Người con thành đạt, người con hiếu thảo, doanh nhân thành đạt, người lao động giỏi, gương vượt khó, đều là những tấm gương có giá trị rất cao trong GDPL cho SV.

Ngoài ra các phương tiện phát thanh truyền hình và báo, tạp chí cũng dành một thời lượng lớn đến công tác GDPL. Nhiều bài viết về PL còn lồng ghép trong các chương trình thời sự, an ninh, kinh tế, câu lạc bộ tuổi trẻ, tạp chí truyền thanh là truyền tin, hình ảnh cụ thể gây ấn tượng mạnh vào ý thức người xem về chấp hành PL và chính sách nhà nước.

Thứ năm, việc GDPL còn được bổ sung thêm bằng các hình thức treo băng,

biển khẩu hiệu, pano, áp phích có nội dung nhắc nhở mọi người sống và làm việc theo PL, thực hiện quyền và nghĩa vụ PL. Các khẩu hiệu băng biển này thường được đặt ở trường học, trên các đường giao thông, những nơi công cộng nên tính giáo dục quảng đại rất lớn.

Ngoài ra, trường CĐCN & KTCN cần thường xuyên triển khai hình thức phổ biến GDPL thông qua các đợt sinh hoạt chính trị đầu năm học, các buổi chào cờ đầu tuần hoặc trong thời gian thi kết thúc học phần. Nhà trường cần tích cực triển khai GDPL và các văn bản PL mới được ban hành, và chỉ đạo thực hiện có chiến dịch trong cả nước và ở địa phương như: in ấn, tuyên truyền thông tư liên Bộ GDĐT về Chỉ thị 406/CP về cấm đốt pháo nổ ; Chỉ thị 52/TW Về phòng chống AIDS và ma

tuý ; Nghị định 87/CP Về tăng cường quản lý thiết bị trật tự, kỷ cương trong các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, bài trừ một số tệ nạn nghiêm trọng, Quy chế HSVS các trường ĐH, CĐ; Quy chế HSSV của Bộ GDĐT… Các trường đã sử dụng Đội

thanh niên xung kích, Đoàn thanh niên, phòng CTHSSV chủ trì làm tốt công tác giữ gìn an ninh, trật tự và tham gia vào công tác GDPL cho SV.

3.2.4. Phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục để nâng cao hiệu quả của GDPL

* Mục tiêu

Phối hợp các giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp trong công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường, giúp cho quá trình giáo dục đạt kết quả cao, trong đó có GDPL.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Các lực lượng xã hội có những đóng góp đáng kể cho sự thành công quá trình GDPL. Lực lượng này rất đông đảo bao gồm: Ban giám hiệu, các khoa, phòng ban

trong trường; gia đình SV; các đoàn thể xã hội; cơ quan công an; ngành tư pháp; các cơ quan quản lí chính trị xã hội; các cơ quan văn hoá giáo dục; các cơ sở sản xuất kinh tế....

Mỗi thành phần có vai trò, vị trí nhiệm vụ khác nhau trong công tác giáo dục và đào tạo, vì thế nhà trường cần khám phá những tiềm năng của các lực lượng này, đồng thời biết cách tiếp cận, huy động và phối hợp các lực lượng này để tổ chức GDPL. Tiếp cận và huy động các lực lượng không có nghĩa là dựa hẳn vào họ mà là sự phối hợp hoạt động một cách khoa học. Để làm được công việc này chủ thể GDPL phải thực hiện các công việc sau :

- Phải kết hợp tốt GDPL trong mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục học đường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội.

Biện pháp này không phải là sự gạt bỏ trách nhiệm của nhà trường sang cho gia đình và xã hội mà là coi việc GDPL là sự nghiệp, công việc của toàn xã hội, của nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân. Về mặt lý thuyết, việc khẳng định này xuất phát từ thuộc tính phổ biến, được thừa nhận chung, tính bắt buộc chung của PL. Mô hình kết hợp giữa các lực lượng là các quan hệ trong thực tiễn rất rời rạc và thiếu nhất quán. Mô hình mới đặt nền tảng vào giáo dục gia đình về các mặt giáo dục nhân cách (đặc biệt là các mặt đạo đức, thẩm mĩ…). Giáo dục nhà trường với chức năng trội là trang bị hệ thống kiến thức văn hoá, khoa học và phương pháp tư duy cũng như hệ thống kĩ năng cơ bản để con người hoạt động. Hoạt động ở phạm vi xã hội rộng lớn, con người có thể tiếp ứng kết quả của giáo dục gia đình và nhà trường nhằm phát triển, kế thừa và trải nghiệm trong thực tế để khẳng định mình. Nếu xem xét ở góc độ giản đơn, mức độ hình thành ý thức, niềm tin, hành vi PL trong gia đình chủ yếu là thói quen chấp hành những yêu cầu chuẩn mực đạo đức quy ước trong gia đình hoặc nhóm cộng đồng nhỏ; trong học tập là thái độ, hành vi và trách nhiệm của SV phải thực hiện các yêu cầu của nhà trường và xã hội; trong hoạt động sống của nhân cách ở môi trường xã hội, là tri thức, thái độ niềm tin, động cơ và hành vi tích cực theo PL. Có thể hiểu quan hệ trên đây ở phạm vi môi trường luôn gắn bó mật thiết với con người.

- Huy động CBGV tổ chức dạy học và giáo dục hướng vào mục tiêu GDPL.

Nội dung học vấn CĐ cần được tiếp cận tổng thể, tích hợp và hướng vào các mặt giáo dục cụ thể, trọng tâm là đạo đức, PL, văn hoá và lối sống cần được hình

thành ở người học. Khi tìm chọn các nội dung học vấn để đưa vào chương trình, các nhà sư phạm đã xác định tính chất mở và phát triển của các môn học, do đó bản thân nó đã có khả năng để tiếp cận tri thức PL nói riêng và các tri thức khác nói chung. Môn học “PLĐC” được xem là môn chủ đạo trong GDPL thì các môn khác như: TTHCM, ĐLCMĐ, những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin.... cũng có thể khai thác các yếu tố liên quan để GDPL. Các hoạt động ngoại khoá bổ trợ cho công tác GDPL sẽ tập trung vào các nội dung giáo dục cơ bản nhằm mục tiêu hình thành và phát triển tri thức, kĩ năng, hành vi và thói quen cho SV ở môi trường nhà trường hoặc ở hoạt động giáo dục có chủ đích.

- GDPL trong nhà trường là công việc chủ yếu của CBGV đồng thời là trách

nhiệm của Bộ GDĐT và các ngành có liên quan.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các ngành, các cấp phải tổ chức hỗ trợ, ủng hộ và tạo điều kiện cho công tác GDPL đối với SV. Chẳng hạn, ngành Tư pháp, các cơ quan bảo vệ PL phải phối hợp với Bộ GDĐT trong việc bồi dưỡng kiến thức và thực tiễn pháp lý cho đội ngũ GV, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề PL cho SV khi nhà trường yêu cầu, tạo điều kiện cho SV tham gia vào các hoạt động thực tiễn về thi hành PL trên địa bàn.

- Phối hợp với ngành văn hoá thông tin xuất bản tài liệu GDPL.

Việc biên soạn những tài liệu, xây dựng những chương trình hoạt động phổ biến thông tin PL cho SV có tầm quan trọng đặc biệt. Các cơ quan chính quyền địa phương hỗ trợ nhà trường trong việc bảo đảm thi hành những văn bản PL có nội dung liên quan đến đời sống học đường, đến môi trường xã hội xung quanh trường học; thiết lập mối liên hệ chặt chẽ, cụ thể giữa nhà trường với gia đình SV để đảm bảo kiểm tra, uốn nắn kịp thời những hành vi sai lệch của SV. Với định hướng này, hoạt động GDPL trong nhà trường CĐ sẽ có được môi trường thuận lợi. Việc dạy PL của người thầy sẽ không còn đơn thuần là dạy chữ và nội dung học của SV sẽ không xa rời hoàn cảnh, điều kiện thực tế.

3.2.5. Nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng GDPL

* Mục tiêu

Giúp cho các lực lượng tham gia vào quá trình GDPL có hiểu biết sâu sắc về vai trò, mục đích, ý nghĩa của quá trình GDPL đối với việc hình thành và phát triển

nhân cách cho người học. Qua đó tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá trình GDPL và phát huy sức mạnh của các lực lượng GDPL.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Kết quả khảo sát ở chương 2 đã phản ánh thực trạng nhận thức về vị trí và vai

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường cao đẳng công nghiệp và kinh tế công nghiệp (Trang 75 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)