CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Quy mô doanhnghiệp
Theo Kamilah Ahmad và Shafie Mohamed Zabri (2015), quy mô của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc áp dụng KTQT, và quy mô cũng liên quan đến cơ cấu, hay sự sắp xếp về mặt kiểm soát. Các tác giả giải thích rằng các doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn có nhiều nguồn lực mạnh hơn (tài chính, con ngƣời, thiết bị, máy móc, ...) để lựa chọn áp dụng các mức độ phức tạp hơn của KTQT so với quy mơ nhỏ hơn. Ngồi ra, các nhà quản lý và kế toán hoạt động trong các doanh nghiệp lớn thƣờng phải xử lý ngày càng nhiều thông tin phức tạp liên quan đến các giao dịch kinh tế diễn ra trong các doanh nghiệp này, dẫn đến xu hƣớng áp dụng KTQT và mức độ áp dụng KTQT ngày càng phức tạp.
Các nghiên cứu về sự hạn chế vận dụng KTQT ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đƣợc thực hiện nhiều ở các nƣớc phát triển. Nghiên cứu của Drury et al. (1993) cho thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ hơn thƣờng cung cấp báo cáo quản trị bằng cách sử dụng các kỹ thuật KTQT đơn giản hơn, trong khi việc sử dụng các kỹ thuật phức tạp hơn nhƣ ABC, phân tích độ nhạy, nghiên cứu tiếp thị, kế tốn trách nhiệm và các kỹ thuật định lƣợng tiên tiến chỉ giới hạn ở những doanh nghiệp này. Điều này cho thấy khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành vận dụng KTQT là rất rộng ở các doanh nghiệp nhỏ này. Hay theo nghiên cứu Gunasekaran, Marri & Grieve (1999), tác giả nhận thấy rằng mặc dù các kỹ thuật KTQT phức tạp nhƣ ABC, KTQT chiến lƣợc …có vai trị quan trọng trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhƣng nó lại ít nhận đƣợc sự chú ý từ các doanh nghiệp.