Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

1.4.1. Quản lý mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Quản lý mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đƣa hoạt động quản lý đạt mục tiêu đã đề ra. Qua đó, nắm bắt, đánh giá tình hình hoạt động GDTC cho trẻ và các vấn đề liên quan đến hoạt động này để tìm ra các biện pháp tác động trở lại với hiệu quả hoạt động GDTC; từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động GDTC nhằm đạt tới mục tiêu, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trƣờng: giáo dục học sinh hịa hợp và thân thiện, vừa có tri thức vừa có sức khỏe, trở thành ngƣời lao động đáp ứng nhu cầu xây dựng công cuộc đổi mới cho quê hƣơng.

Quản lý mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ mầm non chính là quản lý kế hoạch, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, hình thức kiểm tra, đánh giá, sự phối hợp các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng nhằm thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.

Để công tác quản lý mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ đƣợc thuận lợi thì khi lập kế hoạch, cán bộ quản lý cần phải chỉ đạo giáo viên các nội dung sau:

- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục thể chất với mục tiêu giáo dục chung trong nhà trƣờng.

- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý của trẻ để có hiệu quả giáo dục cao nhất.

- Thành lập tổ kiểm tra hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ để theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, đảm bảo kế hoạch có tính khả thi cao.

1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Quản lý nội dung hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non bao gồm bốn nội dung quản lý sau đây: (1) Lập kế hoạch hoạt động giáo

dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non; (2) Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non; (3) Chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non; (4) Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non.

- Lập kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non là thiết kế các bƣớc đi cho hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ qua việc s dụng các hành động, các nguồn lực đã có và khai thác trong và ngồi trƣờng mầm non. Kế hoạch này nằm trong kế hoạch phát triển giáo dục toàn diện của trẻ trong nhà trƣờng.

- Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non

Xác định các bộ phận trong nhà trƣờng mầm non tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non: Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, các tổ trƣởng chun mơn và giáo viên, nhân viên và các bộ phận khác trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non.

Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ: Bộ phận chỉ đạo (Ban giám hiệu), bộ phận chỉ đạo trực tiếp (tổ trƣởng chun mơn và các bộ phận có liên quan), bộ phận tham gia giáo dục trực tiếp (giáo viên trong nhà trƣờng mầm non).

Tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trƣờng.

Xác lập cơ chế phối hợp làm việc giữa các bộ phận giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non.

- Chỉ đạo hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non là quá trình Hiệu trƣởng điều hành, điều khiển, tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ, động viên các lực lƣợng tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công nhằm đạt đƣợc mục tiêu hoạt

động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non, hình thành đƣợc thể chất cần thiết cho trẻ trong trƣờng mầm non.

- Kiểm tra hoạt động GDTC cho trẻ ở trƣờng mầm non nhằm xem xét, đánh giá việc tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ của phó hiệu trƣởng, tổ chun mơn, giáo viên, nhân viên có phù hợp với nhiệm vụ đề ra, hay phù hợp với thực tế hay khơng, có những ƣu và nhƣợc điểm gì, ngun nhân do đâu từ đâu để có những bƣớc điều chỉnh trong quá trình quản lý.

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

1.4.3.1. Quản lý phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Quản lý phƣơng pháp giáo dục thể chất là quản lý quy trình thiết kế, quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất để đạt đến kết quả nhƣ mong muốn. Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải hƣớng dẫn, chỉ đạo các bộ phận, giáo viên chọn lựa phƣơng pháp giáo dục thích hợp cho từng đối tƣợng trẻ, quản lý giáo viên trong việc kết hợp giáo dục thể chất trong hoạt động hàng ngày của trẻ tại trƣờng mầm non.

Hiệu trƣởng cần hƣớng dẫn cho giáo viên nắm đƣợc việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non phải s dụng các phƣơng pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi trẻ, đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức riêng của từng trẻ: Đối với trẻ mầm non tƣ duy chủ yếu là tƣ duy trực quan hình ảnh. Khi giải quyết vấn đề đặt ra, trẻ hay suy nghĩ dựa vào tƣ duy trực quan hình ảnh. Do đó, các bài tập, các tình huống của giáo viên đƣa ra cho trẻ thực hiện cần có nhiều hình ảnh minh họa cụ thể. Bên cạnh đó, giáo viên cần chú ý đến cá tính, giới tính của trẻ để có phƣơng pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, sinh động và phù hợp với trẻ.

1.4.3.2. Quản lý hình thức giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo

Hình thức tổ chức giáo dục thể chất ở trƣờng mầm non có đặc điểm riêng, bởi trẻ ở lứa tuổi này mới bƣớc đầu sinh hoạt trong môi trƣờng giáo

dục, bắt đầu làm quen với mơi trƣờng tập thể, có nhiều bạn bè, thầy cô, bƣớc đầu phát sinh các mối quan hệ xã hội. Do đó, quản lý hình thức giáo dục thể chất cho trẻ sẽ giúp trẻ dễ thích nghi với mơi trƣờng mới, có cách ứng x phù hợp. Giáo viên là ngƣời trực tiếp giáo dục trẻ tại trƣờng mầm non nên Hiệu trƣởng cần hƣớng dẫn, tuyên truyền, phân tích cho giáo viên nhận thấy vai trị quan trọng của mình trong việc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục thể chất cho trẻ nói riêng. Từ đó, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ, việc giáo dục thể chất nhằm giúp trẻ yêu thích các hoạt động thể chất, giúp trẻ khỏe mạnh, năng động, …

Nhà trƣờng có thể tổ chức các hội thi thể dục thể thao giữa các lớp, hoặc giữa các tổ trong lớp để trẻ có tinh thần tập luyện, thi đấu, … Giáo viên có thể kết hợp các hình thức giáo dục thể chất sao cho linh động, tạo sự yêu thích cho trẻ nhƣ: luyện tập thể chất thơng qua các trị chơi, vừa hát vừa chơi, xem các bài tập thể dục trên video, vận động tại chỗ, đi dạo, tham quan, …

1.4.4. Quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo mẫu giáo

Quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo là sự tác động có mục đích của ngƣời quản lý nhằm xây dựng, phát triển và s dụng có hiệu quả hệ thống phƣơng tiện, điều kiện phục vụ đắc lực cho hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học là một quá trình cung cấp, bảo quản, s dụng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học tuân thủ các nguyên tắc sƣ phạm và nguyên tắc kinh tế.

Hiệu trƣởng cần phải lƣu ý đến việc xây dựng, đầu tƣ, mua sắm, trang bị các phƣơng tiện, điều kiện cần thiết để trẻ thực hiện những yêu cầu, những thao tác, hoạt động, kỹ năng, những hành vi, … do nhà trƣờng đề ra đối với hoạt động giáo dục thể chất, tránh tình trạng nhà trƣờng có xây dựng kế hoạch về các điều kiện, phƣơng tiện giáo dục nhƣng thực tế khơng có hoặc khơng đủ để đáp ứng công tác giáo dục thể chất cho trẻ.

Phƣơng tiện và điều kiện giáo dục chỉ phát huy đƣợc tác dụng tốt trong dạy học khi nó đƣợc quản lý tốt. Do đó, đi đơi với việc đầu tƣ, trang bị thì điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý phƣơng tiện giáo dục trong nhà trƣờng, đảm bảo phƣơng tiện giáo dục đƣợc s dụng đúng cách và mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Đồng thời, thƣờng xuyên quan sát, kiểm tra các phƣơng tiện, điều kiện phục vụ giáo dục thể chất cho trẻ để đánh giá hiệu quả của phƣơng tiện đó trong cơng tác giáo dục, mặt khác xem xét có cần đầu tƣ mua sắm trang bị thêm, s a chữa và thanh lý những phƣơng tiện, thiết bị cũ, hƣ hỏng. Quản lý và đảm bảo nguồn kinh phí cho việc đầu tƣ, trang bị các phƣơng tiện, cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất của trẻ mẫu giáo.

1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trẻ mẫu giáo

Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ là nội dung cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở trƣờng mầm non nói riêng, nhằm uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp, đúng hƣớng, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí thức.

Các hoạt động kiểm tra bao gồm: Kiểm tra chuyên môn của các giáo viên về các hoạt động GDTC tích hợp qua các mơn học; Kiểm tra thực hiện các chuyên đề; Kiểm tra hƣớng dẫn bồi dƣỡng chuyên môn của giáo viên; Kiểm tra đánh giá CSVC; Kiểm tra đánh giá chế độ vận động hằng ngày của trẻ; Kiểm tra đánh giá tiết học thể dục; Kiểm tra đánh giá sức khỏe của trẻ; Xây dựng các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện công việc nhƣ tiến độ, chất lƣợng, số lƣợng công việc; Kiểm tra kết quả thực tiễn với mục tiêu ban đầu; Kiểm tra kết quả giáo dục ở học sinh trên các mặt (nhận thức, thái độ, kỹ năng…); Ký duyệt kế hoạch giáo dục năm, tháng, tuần, ngày của giáo viên các nhóm/lớp; Dự giờ thăm lớp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)