Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.1. Đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp đƣa ra phải gắn liền với thực tiễn thì biện pháp mới hiệu quả, cần thiết. Các biện pháp đề ra phải là kết quả của quá trình nghiên cứu từ cơ sở lý luận, kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý, thực trạng hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở các trƣờng mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Từ đó, các biện pháp đề ra phải góp phần giải quyết đƣợc những vẫn đề mà thực tiễn đang đòi hỏi, giúp trẻ biết cách vận dụng những gì đã học để giải quyết, x lý các vấn đề gặp phải trong cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ yêu thích các hoạt động giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe cho trẻ.

3.2.2. Đảm bảo tính khoa học

Biện pháp đề xuất phải căn cứ trên thực trạng nghiên cứu, các vấn đề khó khăn, vƣớng mắc tại các trƣờng mầm non để góp phần giải quyết các vấn đề đó. Để đảm bảo tính khoa học, các giải pháp đƣa ra phải dựa trên các nghiên cứu về lý luận, thực tiễn vận dụng tại các đơn vị khác, hiệu quả của biện pháp mang lại. Biện pháp đƣa ra đƣợc các căn cứ, cơ sở, số liệu minh chứng để thấy đƣợc sự thiết thực và hiệu quả.

3.2.3. Đảm bảo tính đồng bộ

Trên thực trạng quả lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non sẽ có những hạn chế cần giải quyết, hồn thiện hơn, có thể có nhiều biện pháp đƣợc đƣa ra. Tuy nhiên, mỗi biện pháp có những hiệu quả nhất định, có những cách tiếp cận, cách thực hiện khác nhau. Do đó, các biện pháp này cần có sự phối hợp, tƣơng tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau để hƣớng đến cùng mục đích chung là nâng cao hiệu quả, chất lƣợng giáo dục thể chất, giúp trẻ khỏe mạnh, tinh thần phấn khởi, thích học tập, giao tiếp tốt,… Điều đó có nghĩa là các biện pháp phải có tính đồng bộ với nhau, khơng đƣợc đối ngƣợc, loại bỏ nhau.

3.2.4. Đảm bảo tính khả thi

Để đảm bảo tính khả thi địi hỏi các chủ thể quản lý, lực lƣợng sƣ phạm trong các trƣờng mầm non phải tuân thủ và vận dụng sáng tạo các quy luật khách quan, kiến thức về khoa học quản lý giáo dục vào quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành hoạt động quản lý chăm sóc, giáo dục và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Đồng thời, chủ thể quản lý phải làm tốt công tác dự báo, nắm bắt thơng tin, phân tích tổng hợp các sự kiện, các tác động, các mối quan hệ qua lại để đƣa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn giáo dục trẻ của nhà trƣờng và đƣợc sự đồng thuận cao của tập thể và các nguồn lực, các điều kiện CSVC, phƣơng tiện của đơn vị cũng cần phải thỏa mãn các yêu cầu để thực hiện biện pháp đã đề ra.

Giải pháp chỉ có ý nghĩa, phù hợp với các trƣờng mầm non khi nó có khả năng thực hiện với những điều kiện hiện có tại trƣờng, tức phải có tính khả thi. Một giải pháp có nêu ra nhiều kết quả to lớn nhƣng khơng có khả năng thực hiện thì giải pháp đó chỉ là lý thuyết sng mà thơi, khơng thể vận dụng và khơng có ý nghĩa.

3.2.5. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non phải phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo của nhà quản lý, giúp cho giáo viên định hƣớng đƣợc mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện.

Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ phải đạt hiệu quả, và đảm bảo chất lƣợng giáo dục và hƣớng đến thực hiện đƣợc các mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trƣờng. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp khi xây dựng cần phải hƣớng vào mục tiêu đề ra, nhằm giải quyết những hạn chế, những khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Trong quá trình thực hiện và triển khai, phải luôn luôn thực hiện điều chỉnh các biện pháp để phù hợp với tình hình thực tế cũng nhƣ hiệu quả các biện pháp mang lại.

3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

3.3.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo

3.3.1.1. Mục đích và ý nghĩa

Khi cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ nhận thức đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ thì việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất tại trƣờng mầm non sẽ ngày càng hiệu quả, chất lƣợng hơn.

Cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ nhận thức đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của giáo dục thể chất trong nhà trƣờng, vai trò của giáo dục thể chất đối với sự phát triển thể chất của trẻ em nói riêng và sự phát triển tồn diện của trẻ nói chung, sẽ làm cho họ quan tâm hơn, có ý thức, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể lực và trí lực, tạo tiền đề cho trẻ phát triển trong tƣơng lai, trở thành những ngƣời cơng dân khỏe mạnh, trí tuệ cho đất nƣớc.

Một trong các yếu tố quyết định chất lƣợng hoạt động giáo dục thể chất là con ngƣời, ngƣời truyền đạt kiến thức và ngƣời tiếp nhận kiến thức phải hiểu rõ vai trò của hoạt động này thì mới có động cơ, thái độ đúng đắn và hành động một cách chủ động, tích cực phù hợp, đúng chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất nói riêng và mục tiêu giáo dục mầm non nói chung có hiệu quả.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung thực hiện

Tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng thấy đƣợc tầm quan trọng, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở lứa tuổi mầm nón. Đó là:

Giáo dục thể chất góp phần bảo vệ và tăng cƣờng sức khỏe cho trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện. Nhiệm vụ này bao gồm: Chăm sóc, ni dƣỡng và rèn luyện một cách khoa học; Chăm sóc trẻ khi ăn, ngủ, chơi và học; Đảm bảo việc thực hiện chế độ sinh hoạt đúng giờ giấc cho trẻ; Cho trẻ ăn đủ chất, đủ lƣợng; Rèn luyện cơ thể bằng các hình thức tiết học thể dục, trị chơi vận động, dạo chơi ... Rèn luyện cơ thể bao gồm: Rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ dƣới tác động của môi trƣờng xung quanh; Củng cố cơ quan vận động, hình thành tƣ thế thân ngƣời hợp lí; Góp phần nâng cao chức năng của hệ thần kinh thực vật. Nhiệm vụ giáo dƣỡng của GDTC: Hình thành và rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển tố chất thể lực, thói quen vệ sinh cho trẻ, trang bị cho trẻ một số kiến thức sơ đẳng về GDTC. Nhiệm vụ giáo dục: Trong quá trình GDTC, có thể kết hợp giải quyết những nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho trẻ.

Tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao liên trƣờng cho trẻ rèn luyện, biểu diễn, thi đấu trong năm học, trong dịp hè.

Tuyên truyền đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về tầm quan trọng, ảnh hƣởng của hoạt động GDTC đối với các hoạt động giáo dục khác.

Đối với giáo dục đạo đức: Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất sẽ dần hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhƣ lòng dũng cảm, tính kiên trì, kiềm chế, kiên quyết, tính tổ chức kỷ luật … Quá trình luyện tập với tập thể trong hoạt động GDTC cũng giúp trẻ có những phẩm chất đạo đức nhƣ: Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, trung thực, cơng bằng, thẳng thắn, … Thơng qua q trình nhận xét, đánh giá của giáo viên đối với trẻ cũng giúp trẻ có sự am hiểu nhất định về đạo đức.

Đối với giáo dục trí tuệ: Khoa học đã chứng minh một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề vật chất giúp phát triển trí óc con ngƣời. GDTC sẽ tạo những

điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hệ thần kinh, giúp cho quá trình tiếp thu và cũng cố kiến thức tốt.

Đối với giáo dục thẩm mĩ: Giáo dục thể chất tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Trong quá trình tham gia hoạt động GDTC, trẻ sẽ nhận ra cái đẹp trong động tác, trong tƣ thế, cái đẹp của thân thể, học cụ, môi trƣờng xung quanh, cái đẹp trong quá trình hoạt động tập thể sự phối hợp đồng diễn tạo ra một tổng thể hài hịa, đồng điệu. Trong q trình đó giúp trẻ cảm nhận âm nhạc, nhịp điệu.

Đối với lao động: Q trình GDTC cũng chính là q trình giải quyết một số nhiệm vụ lao động: Giúp trẻ hiểu và làm quen với lao động của ngƣời lớn theo các chủ đề giáo dục và giúp trẻ hình thành những kỹ năng lao động đơn giản: Tự phục vụ, trực nhật, chuẩn bị và thu dọn học cụ trƣớc và sau khi học, mô phỏng các động tác lao động của ngƣời lớn.

Trang bị cho giáo viên và trẻ những kiến thức cần thiết về phòng tránh một số bệnh tật, về bảo vệ môi trƣờng nƣớc, khơng khí trong trƣờng và địa phƣơng, cách phịng ngừa các tệ nạn xã hội, ...

Thông qua các hoạt động chuyên đề, các buổi nói chuyện, tập huấn để tuyên truyền lợi ích của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp, xây dựng môi trƣờng xanh - sạch - đẹp của trƣờng lớp, gia đình, địa phƣơng đến tập thể giáo viên, trẻ và cha mẹ trẻ. Tổ chức vận động cán bộ, giáo viên, trẻ và gia đình trẻ tích cực tham gia phong trào thể dục, thể thao lành mạnh.

* Cách thực hiện

Nhà trƣờng cần nghiên cứu và nắm vững các văn bản chỉ đạo của ngành, địa phƣơng về công tác GDTC, quản lý hoạt động GDTC. Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo và quán triệt đến các giáo viên của nhà trƣờng để họ nhận thức đúng về các yêu cầu trong quản lý hoạt động GDTC.

Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch năm học của nhà trƣờng trong đó chú trọng đến nội dung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí hoạt động giáo dục thể chất trong trƣờng mầm non. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách công tác tuyên truyền này.

Hiệu trƣởng chỉ đạo giáo viên chi tiết, cụ thể hóa kế hoạch năm học về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ thành những chủ đề, hoạt động cụ thể.

Thƣờng xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo, tọa đàm về các hoạt động GDTC cho trẻ mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ. Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động GDTC cho trẻ của trƣờng lớp đến phụ huynh thông qua các trang thông tin điện t của trƣờng, lớp, thông qua bản tin tại lớp để phụ huynh biết và có sự quan tâm, phối hợp trong tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ.

Tăng cƣờng trao đổi kinh nghiệm về tầm quan trọng quản lý hoạt động GDTC qua các bài viết, qua các trang tin của trƣờng. Đó cũng là cơ hội để các nhà quản lý nắm bắt thông tin vừa là cơ hội cho các thành viên trong nhà trƣờng đóng góp trí tuệ, tham gia vào quản lý hoạt động GDTC, đồng thời khẳng định vị trí của cơng tác này trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trƣờng, tạo điều kiện cho việc thực hiện đạt kết quả.

Thông qua các buổi họp phụ huynh, giáo viên giúp phụ huynh hiểu rõ về vai trị, vị trí của hoạt động GDTC đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, mối quan hệ giữa GDTC đối với các hoạt động giáo dục khác, khuyến khích phụ huynh động viên, giúp đỡ trẻ trong quá trình học tập cũng nhƣ ủng hộ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động GDTC trong và ngoài nhà trƣờng.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trƣởng cần nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động GDTC trong trƣờng mầm non và có sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát hoạt động này tại trƣờng. Hiệu trƣởng cần có sự quan tâm, ủng hộ và chỉ đạo sát sao các kế

hoạch, nội dung hoạt động để nâng cao nhận thức của CBQL, GV nhà trƣờng về tầm quan trọng của quản lý hoạt động GDTC.

Từng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non tích cực, chủ động trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động GDTC đối với trẻ mầm non sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với các đồng nghiệp trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục trẻ.

Nhà trƣờng cần có kế hoạch, dự trù kinh phí chi cho hoạt động cụ thể trong các chƣơng trình thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức vai trò của quản lý hoạt động GDTC, tổ chức các hội thao, cuộc thi về thể dục thể thao cho trẻ.

Cần đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quản lý hoạt động GDTC. Ban hành các quy định về việc s dụng, bảo quản, s a chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Nhà trƣờng cần tăng cƣờng mối quan hệ với gia đình trẻ, các cơ quan chức năng, các trung tâm thể dục thể thao trong quản lý hoạt động GDTC, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao.

3.3.2. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo theo hướng thống nhất các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp giáo theo hướng thống nhất các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp

3.3.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ ở các trƣờng mầm non nhằm giúp các trƣờng chủ động trong hoạt động giáo dục thể chất của trƣờng. Lập kế hoạch giáo dục thể chất là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quá trình quản lý hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trƣờng. Nó thúc đẩy hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ có hiệu quả cao và đạt đƣợc các mục tiêu mà nhà trƣờng đã đề ra. Để hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ đạt hiệu quả cao thì kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ cần hƣớng đến thống nhất các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động

giáo dục thể chất trong và ngoài giờ lên lớp, nhất là các hoạt động trải nghiệm, tham quan, dã ngoại. Kế hoạch phải đƣợc xây dựng một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện của trƣờng và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện * Nội dung thực hiện

Xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất chung cho toàn trƣờng, trên cơ sở đó giáo viên các lớp tiến hành xây dựng kế hoạch riêng cho lớp với các nội dung nhƣ: Kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất chính khóa, kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoại khóa, kế hoạch phối hợp với các lực lƣợng giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ, kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho giáo viên, ...

Trong mỗi kế hoạch phải xác định đƣợc: nội dung, mục đích của kế hoạch là gì? Đối tƣợng thực hiện là ai? Nhiệm vụ của các cá nhân? Thời gian thực hiện kế hoạch, địa điểm tổ chức các hoạt động của kế hoạch, ... Ai là ngƣời kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện kế hoạch nhƣ thế nào? Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch,...

* Cách thức thực hiện

Để thực hiện tốt công tác lập kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ, trƣớc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)