8. Cấu trúc luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho
trẻ mẫu giáo
1.5.1. Yếu tố chủ quan
1.5.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý hoạt động giáo dục thể chất
Nhận thức của cán bộ quản lý nhà trƣờng đối với tầm quan trọng của công tác GDTC đối với trẻ mầm non sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quản lý hoạt động GDTC tại trƣờng mầm non. Nếu nhà quản lý nhận thức đúng và đầy đủ về công tác giáo dục thể chất cho trẻ mầm non sẽ có hành vi quản lý sâu sát và quan tâm đầy đủ tới sự chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cho hoạt động GDTC nhƣ: sân bãi, phƣơng tiện dạy học, quá trình dạy học của giáo viên và quá trình học tập của trẻ mầm non; Cơng tác bồi dƣỡng chuyên môn GDTC cho giáo viên, công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDTC, …
Cán bộ quản lý nhà trƣờng cần quan tâm quán triệt văn bản chỉ đạo về chƣơng trình, đề án phát triển giáo dục trẻ mầm non, yêu cầu về GDTC cho trẻ em để có kế hoạch, định hƣớng cho hoạt động GDTC đối với trẻ mầm non để triển khai cho phù hợp thực tiễn và yêu cầu đổi mới giáo dục.
Nếu nhận cán bộ quản lý ý thức chƣa đầy đủ hoặc có ý thức coi nhẹ cơng tác GDTC thì sẽ làm giảm hiệu quả quản lý hoạt động GDTC tại các trƣờng mầm non.
1.5.1.2. Năng lực chuyên môn của giáo viên về hoạt động giáo dục thể chất
Trình độ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm của giáo viên mầm non khi tham gia giáo dục cho trẻ đóng vai trị rất lớn trong việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non. Ý thức làm việc của giáo viên chi phối hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non. Nếu giáo viên có ý thức làm việc tốt, có trách nhiệm với cơng việc thì việc thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non đƣợc hình thành và phát triển tốt. Giáo viên ngồi việc cần có phẩm chất đạo đức, tác phong gƣơng mẫu, chuẩn mực
thì cần có năng lực trình độ tốt, đáp ứng cho việc dạy tốt mơn GDTC trong trƣờng. Lịng u nghề và yêu trẻ của bản thân giáo viên.
Vì vậy, các trƣờng cần quan tâm bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về giáo dục thể chất cho trẻ để nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển tồn diện về thể chất và trí tuệ.
1.5.2. Yếu tố khách quan
1.5.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục là “Phát triển giáo dục - Đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất để thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con ngƣời, yếu tố cơ bản để trẻ mầm non là nguồn lực quan trọng, là thế hệ tƣơng lai để phát triển đất nƣớc. Giáo dục thể chất trong trƣờng học là nội dung quan trọng, góp phần rèn luyện thể lực cho học sinh, từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động rèn luyện, giúp các em đảm bảo sức khỏe cho hoạt động học tập và phát triển thể lực, góp phần đào tạo con ngƣời tồn diện đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Nghị quyết số 08/NQ-TW về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, tạo bƣớc phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đã nhấn mạnh "Thực hiện tốt giáo dục thể chất theo chƣơng trình nội khóa; phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, sinh viên, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, sinh viên và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao" và để công tác giáo dục thể chất cũng nhƣ thể thao trong trƣờng học đạt hiệu quả cần phải "Đổi mới chƣơng trình và phƣơng pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, sinh viên. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, hƣớng dẫn viên thể
dục cho trƣờng học; củng cố các cơ sở nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý lứa tuổi và thể dục, thể thao trƣờng học".
1.5.2.2. Các quy định quản lý của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT
Trong những năm qua, ngành Giáo dục & Đào tạo đã chủ động, tích cực triển khai các hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trong trƣờng học ở tất cả các cấp học từ bậc mầm non đến đại học nhằm góp phần giúp học sinh, sinh viên hình thành kỹ năng vận động, phát triển thể lực một cách toàn diện, đảm bảo thực hiện mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con ngƣời về đức - trí - thể - mỹ. Tuy nhiên, công tác giáo dục thể chất và thể thao trƣờng học hiện nay cịn nhiều khó khăn, bất cập nên chất lƣợng chƣa cao.
Để hoạt động giáo dục thể chất tại các trƣờng mầm non có hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo cần ban hành các quy định về giáo dục thể chất đối với trẻ mầm non, để làm căn cứ cho các trƣờng mầm non thực hiện cũng nhƣ đánh giá chất lƣợng giáo dục thể chất cho trẻ của trƣờng.
1.5.2.3. Chương trình mơn Thể dục và các hoạt động thể dục thể thao trường học
Chƣơng trình mơn Giáo dục thể chất, sách giáo khoa, tài liệu hƣớng dẫn các môn thể dục thể thao phải thiết thực, xây dựng chủ yếu theo hƣớng thực hành, thiết thực. Ở trƣờng mầm non khơng có giáo viên mà giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy môn giáo dục thể chất.
Trong khi đó, các cơ sở giáo dục mầm non phải bám sát mục tiêu, nội dung chƣơng trình giáo dục thể chất, từ đó vận dụng các hoạt động giáo dục thể chất và thể thao một cách linh hoạt, phù hợp điều kiện của địa phƣơng, thể trạng học sinh, tạo sự hứng khởi cho cả ngƣời dạy và ngƣời học.
1.5.2.4. Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động giáo dục thể chất
Đầu tƣ cho giáo dục nói chung và đầu tƣ CSVC, trang thiết bị phục vụ quản lý hoạt động GDTC nói riêng là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình quản lý và chỉ đƣợc phát huy có hiệu quả khi nó thật sự trở
thành nhân tố của quá trình quản lý hoạt động GDTC.
Trong sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội, sự phát triển của khoa học và công nghệ, hoạt động GDTC trong các nhà trƣờng phải có sự trang bị đầy đủ và đồng bộ về cơ sở vật chất mới đạt đƣợc mục tiêu quản lý đề ra nhƣ: tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập, hệ thống đồ dùng, phƣơng tiện cho hoạt động GDTC, trƣờng mầm non có sân chơi, phịng học giáo dục thể chất đƣợc trang bị đủ thiết bị, đồ chơi vận động cho trẻ em theo quy định.
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng đƣợc đảm bảo sẽ tác động tích cực đến hiệu quả quản lý hoạt động GDTC, ngƣợc lại sẽ tạo ra những khó khăn, là rào cản cho các nội dung và quản lý hoạt động GDTC của nhà trƣờng.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trên cơ sở phân tích và hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về hoạt động giáo dục thể chất, luận văn đã trình bày đƣợc một số vấn đề lí luận về quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non. Trong đó bao gồm các nội dung nhƣ: Khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng, hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại các trƣờng mầm non. Đồng thời, phân tích mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục thể chất cho trẻ, các điều kiện, các lực lƣợng tham gia giáo dục thể chất cho trẻ và công tác kiểm tra đánh hoạt động giáo dục thể chất tại các trƣờng mầm non. Từ đó, luận văn cũng tình bày về việc quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại các trƣờng mầm non để nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và chất lƣợng giáo dục thể chất nói riêng cho trẻ. Bên cạnh đó cũng chỉ ra các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
Cơ sở lý luận trên là khung lý thuyết để khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong Chƣơng 2 và xây dựng cơ sở thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại trƣờng mầm non tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong Chƣơng 3.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Khái qt q trình khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn.
2.1.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn: Về nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục thể chất, các điều kiện hỗ trợ giáo dục thể chất, các lực lƣợng tham gia và việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn.
2.1.3. Đối tượng khảo sát
Đối tƣợng khảo sát là 12 cán bộ quản lý và 74 giáo viên các trƣờng mầm non ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định gồm: Trƣờng Mẫu giáo Nguyễn Văn Cừ (14 GV), Mầm non Quy Nhơn (12 GV), Mầm non Hoa Hồng (12 GV), Mẫu giáo Quang Trung (12 GV), Mẫu giáo Ngô Mây (12 GV) và Mẫu giáo Hải Cảng (12 GV).
Các giáo viên đƣợc khảo sát đƣợc chọn ở các nhóm lớp khác nhau của các trƣờng để tạo sự đa dạng trong việc trả lời phiếu khảo sát.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Để tiến hành khảo sát, chúng tôi đã xây dựng phiếu khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục thể chất và quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ ở các trƣờng mầm non thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và phiếu khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất (Phụ lục 1 và phụ lục 2). Phiếu khảo sát đƣợc thiết kế trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào mức độ lựa chọn. Có 04 mức độ trả lời gồm:
+ 1: Khơng quan trọng; 2: Ít quan trọng; 3: Quan trọng; 4: Rất quan trọng + 1:Chƣa đạt; 2: Trung bình; 3: Khá; 4: Tốt
+ Khơng ảnh hƣởng; Ảnh hƣởng ít; Ảnh hƣởng nhiều; Ảnh hƣởng rất nhiều.
+ Rất cấp thiết; Cấp thiết; Ít cấp thiết; Khơng cấp thiết. + Rất khả thi; Khả thi; Ít khả thi; Khơng khả thi.
2.1.5. Phương pháp xử lý kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát đƣợc x lý bằng phần mềm Excel để tính điểm trung bình (ĐTB). Đánh giá theo điểm trung bình nhƣ sau:
+ Điểm trung bình từ 1,0 đến 1,75: Yếu + Điểm trung bình từ 1,76 đến 2,50: Trung bình + Điểm trung bình từ 2,51 đến 3,25: Khá
+ Điểm trung bình từ 3,26 đến 4,0: Tốt
2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Bình Định, phía Đơng là biển Đơng, phía Tây giáp huyện Tuy Phƣớc, phía Bắc giáp huyện Tuy Phƣớc và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên. Quy Nhơn là thành phố ven biển miền Trung Việt Nam và là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định.
Năm 2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã công nhận Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Năm 2015, tạp chí du lịch Rough Guides của Anh bình chọn Quy Nhơn là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á.
Quy Nhơn đƣợc biết đến nhƣ một thành phố giàu tài nguyên thiên nhiên: Về tài nguyên đất có bán đảo Phƣơng Mai, đầm Thị Nại; có trên 30.000 ha rừng; Khoáng sản quặng titan (xã Nhơn Lý), đá granít (Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xn); có ngƣ trƣờng rộng, đa lồi và nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao; đặc sản có yến sào (sản lƣợng đứng sau tỉnh Khánh Hòa).
Các ngành kinh tế chính của thành phố gồm: Cơng nghiệp, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du lịch.
Kinh tế thành phố tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ƣớc đạt 82.777,8 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm ngành nơng, lâm, thuỷ sản tăng 4%; nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng tăng 9,1%; nhóm các ngành cịn lại tăng 9% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng chiếm 54,7%, dịch vụ chiếm 42,5%, nông - lâm - thủy sản chiếm 2,8% (so với năm 2020 là: Công nghiệp, Xây dựng 57,7% - Dịch vụ 39,6% - Nông, Lâm, Thủy sản 2,7%).
Thành phố đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; triển khai thực hiện Chƣơng trình hành động số 10-CTr/TU ngày 20/5/2021 của Thành ủy về “Phát triển kinh tế biển, trọng tâm đẩy mạnh dịch vụ, du lịch biển thành phố Quy Nhơn đến năm 2025”. Hồn thành cơng tác Tổng điều tra kinh tế và điều tra các cơ sở hành chính năm 2021. Triển khai thực hiện Kế hoạch của Thành ủy về việc thực hiện Chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy về “Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025”.
Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” chất lƣợng đƣợc nâng cao, đến nay thành phố đã công nhận: 138/145 khu phố/thôn văn
hóa, đạt tỷ lệ 95,12%; 08/16 phƣờng đạt chuẩn văn minh đô thị, đạt tỷ lệ 50%; 04/04 xã đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới, đạt tỷ lệ 100%. Số lƣợng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa cao hơn năm trƣớc 54 đơn vị. Số gia đình văn hóa năm 2020: 62.377 hộ gia đình đạt văn hóa trên tổng số 65.256 gia đình đăng ký, đạt 95,6%.
2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục
* Tình hình chung về ngành giáo dục của thành phố Quy Nhơn
Ngành Giáo dục thành phố có 102 trƣờng với tổng số 57.317 học sinh ở 1.768 nhóm, lớp (gồm 72 trƣờng công lập, 29 trƣờng tƣ thục, 01 trƣờng dân lập), ngồi ra trên địa bàn có 40 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tƣ thục độc lập đang hoạt động. Tồn ngành có 42 trƣờng cơng lập (THCS: 17, tiểu học: 15, mầm non: 10) và 01 trƣờng mầm non tƣ thục đạt chuẩn quốc gia; 42 trƣờng công lập (THCS: 14, tiểu học: 11, mầm non: 17) và 01 trƣờng tƣ thục đƣợc công nhận kiểm định chất lƣợng giáo dục.
Các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy
giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ
cán bộ, viên chức và học sinh thông qua những hành động thiết thực, hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ đổi mới hoạt động giáo dục, rèn luyện phẩm chất