Khảo sát thực trạng điều kiện cơng tác đánh giá ngồi

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng trường mầm non trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 72 - 117)

Nội dung Mức độ thực hiện TBC Tốt Khá Trung bình Yếu SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

Có kế hoạch thực hiện Ban chỉ đạo cấp

phòng, cấp Sở 0 0 44 22 55 28 101 51 1.7

Ban chỉ đạo đã kiểm tra tƣ vấn hoạt động

KĐCLGD 0 0 15 7.5 43 22 142 71 1.4

Tổ chức tập huấn KĐCLGD cấp Sở 79 40 71 36 50 25 0 0 3.1

Tổ chức tập huấn KĐCLGD cấp phòng 80 40 80 40 25 13 15 7.5 3.1

Các phịng ngang Sở tham gia đồn đánh

giá ngoài 0 88 44 48 24 64 32 2.1

Năng lực đồng đều của đội ngũ kiểm định

viên 0 0 85 43 72 36 43 22 2.2

Giám sát, tổ chức các hoạt động

KĐCLGD trƣờng mầm non kịp thời 57 29 50 25 47 24 46 23 2.6

Chƣa hình thành đƣợc tổ chức kiểm định độc lập mà đang phân quyền cho Sở GD&ĐT tổ chức, quản lý và thực hiện KĐCLGD trƣờng mầm non là bƣớc khởi đầu, đồng thời phải phối hợp với các tổ chức, phòng ban liên quan: Phịng GD&ĐT các huyện, phịng chun mơn, …

Cơng tác này trực tiếp là lãnh đạo Sở GD&ĐT qua phịng khảo thí kiểm định chất lƣợng và phịng chun mơn mầm non. Ngồi ra, trƣng dụng thêm các thành viên là lãnh đạo, chuyên viên các phòng GD&ĐT, các CBQL hay GVMN của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Đối với các tác đánh giá ngồi thì Sở GD&ĐT trực tiếp là phịng chun mơn và phịng KĐCLGD sẽ làm công tác tham mƣu danh sách các thành viên đủ tiêu chuẩn tham gia các đoàn đánh giá ngoài, hoặc qua các báo cáo của các nhà trƣờng về công tác KĐCLGD để tham mƣu kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức công tác tập huấn,

đào tạo thêm nguồn nhân lực tham gia kiểm định (Kiểm định viên), đồng thời giám sát các hoạt động của nguồn nhân lực này phát huy tại địa phƣơng, cũng nhƣ là thành viên khi tham gia các đoàn đánh giá cùng Sở GD&ĐT.

Trong tham gia đồn Đánh giá ngồi thì việc hiểu đƣợc khả năng, năng lực của từng thành viên trong đoàn rất quan trọng trong việc phân công thực hiện nhiệm vụ của đồn đánh giá ngồi nói riêng và việc nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non tồn tỉnh nói chung.

Quy hoạch các giai đoạn để thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động quản lý chuyên mơn Phịng GD&ĐT và đến các trƣờng mầm non để tƣ vấn lộ trình Đánh giá ngồi trong thực hiện cơng nhận chất lƣợng của nhà trƣờng.

Theo dõi quy trình và hoạt động tự đánh giá của nhà trƣờng trên các phần mềm để giám sát sửa chữa kịp thời những nội dung chƣa phù hợp đặc biệt là quy trình KĐCLGD trƣờng mầm non.

Trong quá trình trƣng dụng thành viên đánh giá ngồi thì Sở GD&ĐT có kế hoạch bồi dƣỡng các thành viên nhằm đáp ứng yêu cầu của ngƣời kiểm định viên (công tác trong ngành 5 năm, có chứng chỉ đào tạo công tác KĐCLGD trƣờng mầm non, ….). Hiểu đƣợc năng lực sở trƣờng của các thành viên để phân công nhiệm vụ khi tham gia các đoàn nhằm phát huy đƣợc năng lực cá nhân của ngƣời đƣợc trƣng dụng.

2.5. Sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động KĐCLGD trƣờng mầm non mầm non

Qua trao đổi với CBQL cấp Sở, phòng GD, Kiểm định viên, tôi đƣợc biết các yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng công tác quản lý hoạt động KĐCLGD trƣờng mầm non của tỉnh Đắk Nông tập trung ở một số yếu tố sau:

2.5.1. Cơ chế tài chính

Chƣa có chính sách thỏa đáng cho các trƣờng tham gia và đạt chuẩn KĐCLGD nên chƣa tạo sự động viên khuyến khích. Đã có giải pháp, chế tài cụ thể đối với trƣờng mầm non chƣa thực hiện tự đánh giá tuy nhiên chƣa thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để. Kinh phí cho hoạt động KĐCLGD trƣờng mầm non chủ yếu là ngân sách, chƣa huy động đƣợc các nguồn lực bên ngồi nên rất hạn chế. Chính vì vậy, cũng chƣa tạo đƣợc động lực cho các trƣờng tham gia.

2.5.2. Tổ chức bộ máy và phân cấp

GD&ĐT tổ chức, quản lý và thực hiện KĐCLGD trƣờng mầm non chỉ là bƣớc khởi đầu của việc đƣa KĐCLGD vào nhà trƣờng, về lâu dài theo Nghị quyết TW8, khóa 11 phải hình thành tổ chức KĐCLGD độc lập với Sở GD&ĐT (tách quản lý chuyên môn ra khỏi cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục). Hiện nay, Giám đốc Sở GD&ĐT đƣợc phân quyền trong công tác KĐCLGD trƣờng mầm non, từ khâu tổ chức thực hiện tự đánh giá, đánh giá ngồi và cơng nhận mức chất lƣợng. Giám đốc Sở GD&ĐT ký và cấp nhận, dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi cịi”, nhƣ vậy khơng độc lập và không khách quan.

2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường mầm non

Tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng trƣờng mầm non thiếu logic và chƣa sát với thực tế. Cụ thể, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng trƣờng mầm non tuy đã đƣợc qua 2 lần chỉnh sửa, cũng đã thay đổi nhiều cho phù hợp. Tuy nhiên, vẫn rất cần có sự thay đổi để phù hợp hơn so với tỉnh nhà. Bởi lẽ đây là bộ tiêu chuẩn dùng chung cho tất cả các trƣờng mầm non trên cả nƣớc, do vậy rất cần thiết phải có những tiêu chí linh hoạt cho từng vùng miền. Bộ tiêu chuẩn chƣa có các tiêu chí về sứ mạng và tầm nhìn của nhà trƣờng. Chính vì vậy, các trƣờng đạt chuẩn kiểm định nhƣng chƣa đƣợc thể hiện, hoặc có thể hiện cũng chƣa đƣợc đánh giá về nét riêng biệt, đặc trƣng của nhà trƣờng. Theo Thông tƣ hƣớng dẫn KĐCLGD nhằm giúp các cơ sở giáo dục xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn…” Tuy nhiên, việc này cịn mang tính lý thuyết khơng thực tế. Vì mục tiêu của giáo dục mầm non theo Điều lệ trƣờng mầm non cũng rất khó xác định do khơng thể đo lƣờng đƣợc.

2.5.4. Năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên tại các trường mầm non

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhiệt huyết, có năng lực đƣợc xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc đạt đƣợc các mục tiêu nâng cao chất lƣợng đào tạo của mỗi trƣờng. Theo đó, cơng tác xây dựng phát triển đội ngũ CBQL, giáo viên có năng lực thƣờng xuyên đƣợc các trƣờng trên địa bàn tỉnh thực hiện

Về đội ngũ quản lý hiện nay tổng số CBQL là 298 ngƣời, và 100% đội ngũ đều đạt chuẩn trình độ theo Luật giáo dục số 43/2019/QH14. Số giáo viên mầm non là 2312 ngƣời, và 80% đội ngũ đều đạt chuẩn trình độ theo Luật giáo dục số 43/2019/QH14 trở lên, 20% giáo viên còn lại đến năm 2023 đều đạt chuẩn theo lộ trình bồi dƣỡng đào tạo. Qua số liệu trên cho thấy, đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng

mầm non trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng có đủ năng lực để tham gia đào tạo. Từ đó, cho thấy để xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực cần tính đến số giáo viên cần thiết. Các phƣơng pháp xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực một mặt cần chú trọng vào đội ngũ giáo viên hiện thông qua các biện pháp nâng cao và phát triển, mặt khác cần có các giải pháp hiệu quả cho công tác đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ tham gia vào hội đồng tự đánh giá của nhà trƣờng.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động kiểm định chất lƣợng giáo dục tại các trƣờng mầm non tỉnh Đắk Nông giáo dục tại các trƣờng mầm non tỉnh Đắk Nông

2.6.1. Ưu điểm

- Công tác lập kế hoạch KĐCLGD các trƣờng MN trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã đƣợc Sở GD&ĐT và phòng chức năng của Sở GD&ĐT quan tâm thực hiện, đồng thời hƣớng dẫn các trƣờng tiến hành tự đánh giá theo kế hoạch. Các trƣờng MN đã triển khai thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch và sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Sở GD&ĐT và các đơn vị chức năng liên quan bƣớc đầu cùng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng để triển khai thực hiện kiểm định và cải tiến nâng cao chất lƣợng.

- Công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động KĐCLGD đã đƣợc tiến hành đối với việc thành lập đoàn đánh giá ngồi trong phân cơng cơng việc và chỉ đạo, điều hành các hoạt động của đồn. Cơng tác kiểm tra, đánh giá của các phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện thƣờng xuyên trong đó có nội dung của hoạt động nâng cao chất lƣợng giáo dục tại các đơn vị cũng đƣợc quan tâm và triển khai thực hiện.

2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân

- Trong công tác KĐCLGD trƣờng mầm non đã cho thấy nhận thức của Cán bộ giáo viên các nhà trƣờng chƣa thực sự hiểu hết về mục tiêu, kế hoạch, tiêu chuẩn tiêu chí, … vai trị của KĐCLGD trƣờng mầm non, sự phối hợp các hoạt động thực hiện kế hoạch chƣa đạt hiệu quả cao giữa các ban ngành, đoàn thể nhà trƣờng, các phịng ban chun mơn của phịng, Sở và ngang Sở GD&ĐT. Ngun nhân đó là do chƣa hiểu mục đích của hoạt động tự đánh giá hay đánh giá ngồi, chƣa có chun mơn trong hoạt động KĐCLGD trƣờng mầm non.

- Công tác tự đánh giá của nhà trƣờng thì cịn bị tính hình thức mà khơng mơ tả hết yêu cầu nội hàm của các chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn nên việc cải tiến diễn ra chậm đặc biệt là đối với các trƣờng đã kiểm định chất lƣợng giáo dục cần khắc phục hay kế hoạch nâng mức độ đạt chuẩn chất lƣợng.

- Một số trƣờng chƣa thực hiện tự đánh giá là các trƣờng mầm non tƣ thục hoặc trƣờng mới thành lập nguyên nhân chƣa đủ thời gian, lộ trình để thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục, chƣa nghiêm túc, kiên quyết thực hiện việc kiểm tra giám sát, việc thƣởng phạt đối với đơn vị nhà trƣờng đƣợc đánh giá và tự đánh giá kịp thời, đôi lúc thiếu sự linh hoạt trong công tác đánh giá KĐCLGD trƣờng mầm non nhằm phù hợp với đặc thù của tỉnh Đắk Nông.

- Để thực hiện đƣợc cơ chế quản lý KĐCLGD cần có đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ tự đánh giá nhà trƣờng và đánh giá ngoài (kiểm định viên) cần đƣợc đào tạo chuyên nghiệp. Hiện nay, lực lƣợng kiểm định viên là những thành viên từ các trƣờng, đang thực thi nhiệm chính là CBQL ở tại nhà trƣờng (lực lƣợng này có thể tham gia rất tích cực cơng tác tự đánh giá của nhà trƣờng nhƣng cũng có trƣờng hợp ít quan tâm hoạt động này mà giao cho ngƣời khác, giáo viên hoặc nhân viên đơn vị làm). Do vậy đƣợc cử đi đánh giá ngồi là kiêm nhiệm nên cũng gặp khơng ít khó khăn khi điều động. Năng lực của kiểm định viên sẽ thiếu sự đồng đều, đôi lúc chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu: về năng lực lập luận viết báo cáo tự đánh giá cũng nhƣ viết báo cáo đánh giá ngồi cịn nhiều hạn chế. Cần có chƣơng trình đào tạo bồi dƣỡng kiểm định viên chuyên sâu hơn.

- Đội ngũ làm công tác kiểm tra, đánh giá của Phòng, Sở chƣa có nhiều kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và KĐCLGD nói riêng; chƣa chú trọng tổ chức hình thức kiểm tra riêng để tạo động lực cho hoạt động nâng cao chất lƣợng giáo dục phát triển. Những hạn chế trên đây một phần do công tác quản lý chất lƣợng và kiểm định chất lƣợng còn khá mới; hơn nữa công tác tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn đánh giá, kiểm định chất lƣợng chƣa đƣợc chú trọng và tổ chức thƣờng xuyên, vì vậy nhiều CBQL cấp sở, phòng GD&ĐT và trƣờng cũng nhƣ chuyên viên các đơn vị chức năng liên quan còn thiếu kinh nghiệm, chƣa có tính chun nghiệp.

- Về quản lý hoạt động tự đánh giá trƣờng mầm non của các phịng GD&ĐT, phịng Khảo thí và quản lý kiểm định chất lƣợng của Sở GD&ĐT chƣa đƣợc liên tục sâu sát:

+ Công tác tự đánh giá của một số trƣờng còn nhiều lúng túng, chất lƣợng báo cáo tự đánh giá chƣa cao. Kết quả tự đánh giá chƣa thật sự khách quan, phản ánh đúng với thực tế. Việc thu thập, xử lý thông tin, minh chứng cịn gặp nhiều khó

khăn do cơng tác văn thƣ, lƣu trữ các tài liệu của một số trƣờng chƣa thực sự có tính khoa học, bài bản. Một số hiệu trƣởng nhà trƣờng rất ngại thực hiện công tác KĐCLGD vì sự vất vả và tốn cơng sức.

+ Việc triển khai các biện pháp cải tiến chất lƣợng ở một số trƣờng chƣa tích cực; một mặt do điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực còn hạn chế, mặt khác CBQL, giáo viên, nhân viên một số trƣờng chƣa đầu tƣ thời gian thỏa đáng và quan tâm đúng mức, vì vậy việc cải tiến chất lƣợng giáo dục sau đánh giá ngồi chƣa có hiệu quả thực sự.

+ Quy trình và kỹ thuật thực hiện báo cáo tự đánh giá: thƣờng thiếu quy trình và kỹ thuật chuyên sâu để tổ chức thực hiện tự đánh giá và viết báo cáo trong trƣờng mầm non. Thiếu các yêu cầu cụ thể để đánh giá quy trình thực hiện tự đánh giá và viết báo cáo tự đánh giá trƣờng mầm non

- Về quản lý hoạt động đánh giá ngoài trƣờng mầm non của Sở GD&ĐT: Quy trình và tiêu chí giám sát hoạt động đánh giá ngồi: thiếu quy trình giám sát và các tiêu chí đánh giá hoạt động đánh giá ngoài. Kết quả đánh giá ngoài từ các đồn đánh giá ngồi đƣợc trình trực tiếp đến Giám đốc Sở GD&ĐT để ra quyết định chứ chƣa có bộ phận giám sát. Thiếu sự linh hoạt khi tham gia các đồn đánh giá ngồi và quy trình chi tiết viết báo cáo tự đánh giá phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh Đắk Nơng nói chung và từng địa phƣơng (huyện) nói riêng để tơn vinh đƣợc sự giữ gìn bản sắc của từng đơn vị trƣờng học.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chƣơng 2 chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập và xử lý số liệu để có thể bao quát đƣợc bức tranh chung về thực trạng phát triển của cấp học mầm non nói chung và cơng tác KĐCLGD trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh Đắk Nơng nói riêng. Chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động KĐCLGD trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cụ thể là nhận thức của các CBQL, Giáo viên, nhân viên các cấp trong ngành giáo dục về KĐCLGD trƣờng mầm non, việc mơ tả đánh giá các tiêu chuẩn tiêu chí, chỉ báo đồng thời có kế hoạch cải tiến chất lƣợng, quy trình, chu kỳ tự đánh giá-đánh giá ngồi trƣờng mầm non, các lực lƣợng tham gia công tác KĐCLGD trƣờng mầm non non.

Một nội dung quan trọng ở chƣơng này là chúng tơi đã khảo sát, tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động KĐCLGD các trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh Đắk Nông về việc ban hành các kế hoạch, văn bản chỉ đạo về KĐCLGD trƣờng mầm non của Sở GD&ĐT, công tác thực hiện tự đánh giá của các trƣờng mầm non bằng báo cáo tự đánh giá và trên phần mềm KĐCLGD; các quy trình, chu kỳ đánh giá ngồi và quản lý lực lƣợng tham gia hoạt động …và ảnh hƣởng của các yếu tố liên quan đến quản lý hoạt động KĐCLGD các trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh. Từ đó, rút ra những nhận định, đánh giá chung về ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý hoạt động KĐCLGD các trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh.

Cùng với những tiền đề lý luận đƣợc xác định và lập luận ở chƣơng 1, kết quả nghiên cứu, khảo sát thực trạng và những nhận định, đánh giá dựa trên số liệu thể hiện qua các bảng tổng hợp kết quả ở chƣơng này là những cơ sở thực tiễn để chúng tơi dựa vào đó đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý hoạt động KĐCLGD các trƣờng mầm non trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ở chƣơng sau.

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng trường mầm non trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 72 - 117)