Sự cần thiết của Xếp hạng tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần đông nam á CN thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về Xếp hạng tín dụng

1.1.8. Sự cần thiết của Xếp hạng tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Do yêu cầu hạn chế rủi ro tín dụng

Hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn hết. Có thể nói rủi ro là được xem như là yếu tố không tách rời với quá trình hoạt động của NHTM trên thị trường. Rủi ro trong cho vay cịn được nhân lên gấp đơi, bởi vì ngân hàng khơng những phải hứng chịu các rủi ro do các nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn gánh chịu những rủi ro do KH gây ra.

Rủi ro tín dụng ln gắn liền với hoạt động cho vay của ngân hàng. Việc đánh giá rủi ro này là trách nhiệm của ngân hàng. Các ngân hàng ln tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các món cho vay, đồng thời cố gắng giảm thiểu rủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay như: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp….Mặc dù vậy không một ngân hàng nào, không một tổ chức nào có thể dự đốn hết được những rủi ro có thể xẩy ra.

Hoạt động kinh doanh tiền tệ ngày càng khó khăn, rủi ro của nó ngày một lớn, địi hỏi phải có những biện pháp phịng ngừa, hạn chế các rủi ro để bảo đảm an toàn

cho toàn hệ thống NHTM. Trong xu thế đó XHTD là một kỹ thuật ngày càng được chú ý rộng rãi trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì kết quả XHTD đã cho thấy phần nào mức độ rủi ro của khách hàng vay, kết quả xếp hạng càng thấp thì rủi ro cho vay càng lớn chính vì vậy để hạn chế rủi ro các NHTM thường lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở một mức độ nào đó.

Do yêu cầu lựa chọn khách hàng cho vay

Lưạ chọn khách hàng cho vay luôn là một quyết định quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi đưa ra quyết định lựa chọn khơng phù hợp có thể dẫn đến rủi ro rất lớn do khách hàng không trả được nợ. Khi xem xét quyết định cho vay ngân hàng thường căn cứ vào tài sản đảm bảo, phương án sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng trả nợ… Tuy nhiên khi đã có hệ thống XHTD, ngân hàng có thể căn cứ vào kết quả XHTD để lựa chọn khách hàng đặt quan hệ. Chỉ những khách hàng có kết quả xếp hạng từ một mức rủi ro nào đó ngân hàng mới xem xét cho vay.

Để hỗ trợ phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Văn bản hợp nhất số 22/VBHN – NHNN ngày 04/06/2014, thì các tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Việc hỗ trợ của hệ thống tín dụng nội bộ được được thể hiện ở chỗ kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng của hệ thống XHTD nội bộ sẽ làm căn cứ để tính tốn và trích lập dự phịng rủi ro. Hệ thống XHTD nội bộ tối thiểu phải bao gồm :

(1) Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

(2) Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh tài chính, tài sản, khả năng thực hiệnnghĩa vụ tài chính theo cam kết.

(4) Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề địa phương) trên cơ sở đóxếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

Mỗi năm tổ chức tín dụng phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phịng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Nợ được phân thành các nhóm như sau :

(1) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãiđúng hạn.

(2) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

(3) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

(4) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

(5) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.

Xây dựng chính sách khách hàng

Chính sách khách hàng của ngân hàng sẽ được áp dụng cho từng nhóm khách hàng dựa trên kết quả xếp hạng. Chính sách khách hàng bao gồm :

- Chính sách cấp tín dụng :

Tùy thuộc vào thứ hạng xếp hạng của DN mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tín dụng khác nhau. Những khách hàng có thứ hạng tín nhiệm cao sẽ được ngân hàng cung cấp khơng giới hạn các sản phẩm tín dụng như cho vay ngắn hạn theo hạn mức, cho vay trung và dài hạn…

- Chính sách lãi suất :

Căn cứ vào mức xếp hạng khách hàng, ngân hàng sẽ áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Những khách hàng có thứ hạng xếp hạng cao sẽ được những mức lãi suất ưu đãi hơn so với những khách hàng có thứ hạng xếp hạng thấp.

- Chính sách tài sản đảm bảo tiền vay :

Căn cứ vào kết quả XHTD, ngân hàng sẽ đưa ra các chính sách đảm bảo tiền vay khác nhau như không cần tài sản đảm bảo, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng tài sản của khách hàng vay hoặc của bên thứ ba.

- Chính sách các loại phí :

Những khách hàng có mức độ rủi ro thấp sẽ được ngân hàng áp dụng các loại phí thấp hơn so với các khách hàng có độ rủi ro cao hơn.

1.1.9. Thực trạng hoạt độngXếp hạng tín dụng trên thế giới và Việt Nam1.1.9.1. Thực trạng hoạt động Xếp hạng tín dụng trên thế giới

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần đông nam á CN thừa thiên huế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)