Tình hình dư nợ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á– Ch

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần đông nam á CN thừa thiên huế (Trang 56 - 63)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông

2.2.2. Tình hình dư nợ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á– Ch

Nhánh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.2: Tỉ lệ nợ xấu của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

Dư nợ 339.011 401.487 535.580 94.393 11,9% 270.154 30,6% Dư nợ xấu 471 1.102 2.877 631 133,9% 1.775 161,1% Tỉ lệ nợ xấu 0,14% 0,27% 0,54%

Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng SeABank chi nhánh Huế)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

Tổng dư nợ 339.011 100% 401.487 100% 535.580 100% 62.476 18,43% 134.093 33,40%

1. Theo kì hạn cho vay

Ngắn hạn 211.323 62,34% 242.057 60,29% 345.268 64,47% 30.734 14,54% 103.211 42,64% Trung và dài hạn 127.688 37,66% 159.430 39,71% 190.312 35,53% 31.742 24,86% 30.882 19,37%

2. Theo đối tượng khách hàng

Cá nhân 70.561 20,81% 142.366 35,46% 96.460 18,01% 71.805 101,76% -45.906 -32,25% Doanh ngiệp 268.450 79,19% 259.121 64,54% 439.120 81,99% -9.329 -3,48% 179.999 69,47%

Dư nợ là số tiền ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này đánh giá xác thực quy mơ tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Dư nợ phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Với cơ cấu nguồn vốn ngày một tăng kết hợp với việc mở rộng quy mơ tín dụng góp phần làm tăng tổng dư nợ.

Nhìn chung chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng SeABank Huế là khá cao. Dư nợ cao có mặt tốt và cũng có hạn chế. Dư nợ cao đánh giá ngân hàng tăng trưởng tín dụng tuy nhiên vẫntiềm ẩn rất nhiều rủi ro khi mà dư nợ là số tiền các cá nhân, DN chưa trả được cho ngân hàng. Cụ thể, năm 2016 dư nợ là 339.011 triệu đồng, năm 2017 là 401.487 triệu đồng, so với năm 2016 tăng 94.393 triệu đồng tương ứng tăng 11,96%. Đến năm 2018 là 535.580 triệu đồng, so với năm 2017 tăng 270.154 triệu đồng tương ứng tăng 30,58%. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Đạt được kết quả như trên là do ngân hàng chú trọng công tác mở rộng thị phần. nâng cao chất lượng tín dụng.

Phân theo kì hạn cho vay, ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ trung và dài hạn, mức tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 60% tổng dư nợ. Đồng thời dư nợ ngắn hạn tăng mạnh qua các năm, năm 2017 tăng 14,54% so với năm 2016, năm 2018 tăng 103.211 triệu đồng ứng với mức tăng 42,64% so với năm 2017. Do những khoản vay ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn và cho vay ngắn hạn nhằm tăng vòng quay sử dụng vốn. Dư nợ trung và dài hạn được điều chỉnh ở dưới mức 50% theo quy định của trung ương. Mức tăng trưởng của dư nợ trung và dài hạn không ổn định. Năm 2017 tăng24,86% so với năm 2016 nhưng sang năm 2018 mức tăng trưởng giảm xuống còn 19,37% so với 2017.

Phân theo đối tượng khách hàng, có thể thấy dư nợ cho vay đối với DN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2017, mức tăng trưởng giảm 3,48% so với năm 2016. Giai đoạn này tình hình kinh tế gặp nhiều chuyển biến bất lợi khiến nhiều DN rơi vào tình trạng khó khăn có nguy cơ phá sản. Năm 2018, mức tăng trưởng mạnh với 69,47%, nhiều DN mở rộng sản xuất và DN mới

ở năm 2017 với mức tăng 101,76% so với năm 2017 nhưng lại giảm ở năm 2018 với mức giảm32,25%. Các khách hàng cá nhântrên địa bàn thường ưu tiên vay vốn của các Ngân hàng có vốn chủ sở hữu của Nhà nước như Ngân hàng Công thương VietinBank, Ngân hàng AgriBank,… do không cạnh tranh được với các Ngân hàng này nên đối tượng khách hàng cá nhân không phải là mục tiêu trọng yếu của chi nhánh. Do đó tổng dư nợ của các khách hàng DN luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với khách hàng cá nhân.

Nhìn vào bảng số liệu 2.3, ta thấy tỉ lệ nợ xấu tăng qua các năm, năm 2016 là 0,14%, năm 2017 là 0,27%, năm 2018 là 0,54%. So với tỉ lệ nợ xấu chung của ngành thì tỉ lệ nợ xấu của chi nhánh chấp nhận được nhưng xét trong chi nhánh thì đây là một tín hiệu xấu khi mà nợ xấu qua các năm tăng dần. Tình hình nợ xấu của Ngân hàng chưa thực sự đáng lo ngại, tuy nhiên ngân hàng phải có biện pháp để hạn chế tối đa tỉ lệ nợ xấuxuống mức thấp nhất có thể.

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam ÁChi Nhánh Thừa Thiên Huế

Được xem là trung tâm của nền kinh tế, là một trong những lĩnh vực có độ nhạy cảm cao địi hỏi phải có những bước đi vững chắc trong cơng cuộc đổi mới, hệ thống ngân hàng nước ta nói chung và Ngân hàng SeABank Huế nói chung phải gánh vác những nhiệm vụ hết sức khó khăn. Ngân hàng vừa phải vươn lên đáp ứng những nhu cầu của khách hàng trong tình hình mới, vừa phải khắc phục những tồn đọng cũ.

Trước những khó khăn thách thức đó cũng như ý thức được mặt mạnh của mình, trong những năm qua Ban lãnh đạo Ngân hàng SeABank Huế luôn đề ra những phương hướng kinh doanh tích cực bám sát những định hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, Ngân hàng ln được đánh giá là đơn vị kinh doanh ổn định, an toàn, hiệu quả. Điều này được thể hiệnrõ nét qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh sau:

Bảng 2.4: Tình hình kết quả kinh doanh của Ngân hàng SeABank Huế giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

I. Tổng doanh thu 122.588 100% 158.311 100% 232.091 100% 35.723 29,14% 73.780 46,60% 1. Thu lãi từ cho vay 95.344 77,78% 124.596 78,70% 189.552 81,67% 29.252 30,68% 64.956 52,13% 2. Thu hoạt động dịch vụ 15.881 12,95% 20.022 12,65% 33.318 14,36% 4.141 26,08% 13.296 66,41% 3. Thu lãi khác 11.363 9,27% 13.693 8,65% 9.221 3,97% 2.330 20,51% -4.472 -32,66% II. Chi phí 103.099 100% 131.756 100% 197.012 100% 28.657 27,80% 65.256 49,53% 1. Chi phí huy động vốn 77.081 74,76% 99.210 75,30% 157.340 79,86% 22.129 28,71% 58.130 58,59% 3. Chi cho nhân viên 13.462 13,06% 19.117 14,51% 30.112 15,28% 5.655 42,01% 10.995 57,51% 3. Chi phí hao mịn Tài sản 3.005 2,91% 3.322 2,52% 2.009 1,02% 317 10,55% -1.313 -39,52% 4. Chi phí khác 9.551 9,26% 10.107 7,67% 7.551 3,83% 556 5,82% -2.556 -25,29%

III. Lợi nhuận

o Tổng doanh thu:

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, tổng doanh thu tăng đều qua 3 năm, năm 2017 doanh thu tăng 35.723 triệu đồng, tương ứng tăng 29,14% so với 2016. Đến năm 2018, doanh thu tăng 73.790 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 46,6% so với năm 2017. Phản ánh khả quan tình hình hoạt đơng kinh doanh của chi nhánh, thể hiện rõ hơn qua các chỉ tiêu sau:

- Thu lãi từ cho vay: cho vay ln là hoạt động tạo ra thu nhập chính cho ngân hàng, và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu. Mức tỷ trọng của thu lãi từ cho vay luôn chiếm trên 77% tổng doanh thu. Năm 2017 thu lãi từ cho vay tăng 29.252 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 30,68% so với năm 2016. Năm 2018 tăng 64,956 triệu đồng, tương ứng mức tăng 52,13% so với 2017. Mức thu lãi từ cho vay tăng đều qua 3 năm cho thấy chi nhánh ngày càng hoàn thiện và phát huy những thế mạnh trong công tác quan tâm và chăm sóc khách hàng, đầu tư và mở rộng địa bàn hoạt động, tiếp cận và thu hút khách hàng.

- Thu từ hoạt động dịch vụ và thu lãi khác: Hai khoản thu này tuy không lớn

những vần đem lại nguồn thu nhập đều qua các năm cho chi nhánh. Nếu nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng đều qua các năm thì nguồn thu lãi khác có sự giảm mạnh ở năm 2018, khi giảm 32,68% so với năm 2017.

o Chi phí:

Ta thấy rõ chi phí tăng đều qua 3 năm song song với mức tăng của doanh thu. Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu cho thấy chi nhánh vẫn đang hoạt động hiệu quả. Cụ thể, năm 2017 chi phí tăng28.657 triệu đồng, tương ứng tăng 27,8% so với 2016. Năm 2018 tăng mạnh lên 49,53% so với năm 2017.

- Chi phí huy động vốn: đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí và ln tăng đều qua các năm. Năm 2013, chi phí huy động vốn tăng 22.658 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 28,71% so với 2016. Sang năm 2018, tăng 58.130 triệu đồng, tương ứng mức tăng 58,09% so với 2017. Do quy mô huy động vốn của chi nhánh tăng lên kéo theo chi phí huy động vốn cũng tăng theo.

- Chi cho nhân viên: đây là thành phần chiếm tỷ trọng vừa phải và không quá lớn trong tổng chi phí, ln chiếm tỷ trọng 13% -15% tổng chi phí trong 3 năm. Năm 2017 tăng 5.655 triệu đồng, ứng với mức tăng 42,01% so với 2016. Năm 2018, chi cho nhân viên là 30.122 triệu đồng, tăng 10.995 triệu đồng, ứng với mức tăng 57,51% so với năm 2017.

- Chi phí hao mịn tài sản và Chi phí khác: chiếmtỷ trọng thấp trong tổng chi phí, cho thấy mức tăng trưởng giảm giần qua 3 năm. Tuy nhiên do chiếm tỉ lệ thấp nên ítảnh hưởng đến tổng chi phí của ngân hàng.

o Lợi nhuận:

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ta thấy mức lợi nhuận trước thuế tăng đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận trước thuế đạt 19.489 triệu đồng, sang năm 2017 đạt 26.555 triệu đồng, tăng 7.066 triệu đồng tương ứng mức tăng 36,26% so với năm 2016. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí.Tương tự năm 2014 lợi nhuận đạt 35.079 triệu đồng, tăng 8.524 triệu đồng, tương ứng tăng 32,1% so với 2017.

Có sự biến đổi như trên cũng là do doanh thu tăng nhanh hơn chi phí, thêm vào đó là cơ sở vật chất tại chi nhánh ngân hàng được trang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên của ngân hàng được đào tạo bồi dưỡng đầy đủ về năng lực nghiệp vụ và càng trưởng thành trong công tác qua những kinh nghiệm rút ra từ hoạt động thực tiễn. Trong đó khối quản lý tín dụng tại chi nhánh được xây dựng đầy đủ chính xác, cơ chế tín dụng theo yêu cầu quản lí rủi ro của ngân hàng nhà nước nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng của tồn hệ thống. Đồng thời để hạn chế rủi ro tín dụng, tại chi nhánh đã xây dựng bộ giáo trình chuẩn và đào tạo độingũ nhân viên về chuyên nghiệp tín dụng tại chi nhánh. Thái độ phục vụ vui vẻ, lịch sự, nhiệt tình tạo sự an tâm cho kháchhàng khi đến giao dịch. Đồng thời, sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và đoàn kết nội bộ trong cơ quan cũng góp phần tạo nên thành cơng của ngân hàng.

2.3. Thực trạng cơng tác Xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á –Chi Nhánh Thừa Thiên Huế

Hiện nay, SeABank Huế thực hiện xếp hạng tín dụng theo quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng DN; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, các văn bản khác có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng và thực tiễntrong cơng tác tín dụng tại SeABank.

2.3.1. Mục đích Xếp hạng tín dụngtại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam ÁChi Nhánh Thừa Thiên Huế

- Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng cập nhật thường xuyên và đa dạng giúp đánh giá toàn diện các khách hàng của ngân hàng.

- Xây dựng công cụ quản lý rủi ro tín dụng trong đó khách hàng được xếp hạng theo các mức độ tín nhiệm khác nhau, nhằm đánh giá mức độ rủi ro hiện tại, dự đoán rủi ro tiềm năng đề đưa ra các biện pháp phòng ngừa đảm bảo chất lượng tín dụng tại từng đơn vị kinh doanh.

- Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng phù hợp với mức độ rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của SeABank.

- Là cơ sở để thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro.

- Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệuthông tin rủi ro về khách hàng. Lĩnh vực cấp tín dụng nhằm hỗ trợ cơng tác cấp tín dụng và quản lí rủi ro tín dụng của SeABank.

Một phần của tài liệu Khóa luận ứng dụng mô hình z score trong xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NHTM cổ phần đông nam á CN thừa thiên huế (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)